Ăn không ngon: Dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm
Cuộc sống hiện đại, công việc áp lực và cộng thêm nhiều mối lo toan khiến người lớn thường xuyên rơi vào trạng thái quá tải, stress. Tinh thần và thể trạng bất ổn khiến cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon, thậm chí chán ăn kéo dài. Điều này vừa gây hậu quả đến sức khỏe con người vừa có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý mà chúng ta không nên bỏ qua.
Ăn không ngon: Dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm
Tình trạng ăn không ngon có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở bất kỳ lứa tuổi nào. Nếu không đi tìm căn nguyên thực sự dẫn đến ăn không ngon để có cách điều trị, can thiệp sớm thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe, thể trạng, tâm lý của con người. Trong đó, áp lực công việc, bệnh lý về tuyến giáp, hệ tiêu hóa, tuyến thượng thận, gan có vấn đề, ... có thể là những lý do khiến người lớn rơi vào trạng thái ăn không ngon. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bạn không thể xem nhẹ triệu chứng này:
Những nguyên nhân có thể khiến bạn cảm thấy ăn không ngon
Gặp vấn đề về tuyến giáp
Rối loạn nội tiết gây ra cảm giác ăn không ngon và là biểu hiện của bệnh lý về tuyến giáp. Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm ở vị trí dưới cổ có chức năng điều tiết mọi hoạt động thuộc về năng lượng, kiểm soát trao đổi chất, chuyển hóa và hệ miễn dịch bên trong cơ thể. Suy giảm hoạt động tuyến giáp (hypothyroidism) sẽ dẫn đến hiện tượng ăn mất ngon, nhạy cảm với nhiệt độ thấp nên thường xuyên thấy lạnh, mệt mỏi, buồn nôn, da khô và tăng cân đột ngột.
Suy tuyến thượng thận
Tuyến thượng thận là hai cơ quan nhỏ nằm phía trên thận, có tác dụng sản xuất ra một số hormone của cơ thể. Khi cơ thể mắc phải bệnh giảm năng tuyến thượng thận (hypoadrenalism), sự thiếu hụt hormone adrenaline, không tạo đủ cortisol khiến cảm giác mệt mỏi, ăn không ngon, yếu cơ và liên tục khát nước kéo dài. Lúc này bệnh nhân phải áp dụng biện pháp thay thế hormone suốt đời để cân bằng sự hoạt động bình thường của cơ thể.
Nguy cơ thiếu máu
Khi cơ thể không đủ máu cung cấp cho các tế bào hồng cầu nhằm vận chuyển khí oxy sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi kéo dài, ăn không ngon, chóng mặt. Để hiểu rõ nguyên nhân gây ra thiếu máu, cần đến bệnh viện để kiểm tra và có cách xử lý kịp thời.
Dị ứng với gluten
Gluten được biết đến như một loại protein (gồm glaidin và glutenin) tồn tại trong nội nhũ của hạt các loại cây ngũ cốc như lúa mì, yến mạch, lúa mạch. Gluten còn được dùng để làm phụ gia thực phẩm trong các loại đồ ăn chế biến sẵn. Khi cơ thể một số người không dung nạp gluten thường dẫn đến triệu chứng đau bụng, tiêu chảy và khó tiêu hoặc có thể khiến bạn ăn không ngon miệng. Về lâu dài có thể hình thành các bệnh như bệnh celiac, tự miễn, ... Nếu lo sợ nhạy cảm quá mức và chấm dứt nguy cơ chán ăn, hãy thử loại bỏ gluten ra khỏi chế độ ăn để cải thiện tình hình.
Bị nhiễm ký sinh trùng
Khi bị nhiễm ký sinh trùng Giardia thuộc hệ tiêu hóa, người bệnh sẽ bị các cơn buồn nôn, đau co thắt, mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon. Nguyên nhân thường bắt nguồn từ việc sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn không đảm bảo vệ sinh. Đây là căn bệnh hoàn toàn có thể lây từ người sang người nên cần có biện pháp ngăn chặn sự lây lan rộng.
Các bệnh lý về đường ruột
Một số bệnh lý của bệnh viêm ruột như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn cũng là một trong những yếu tố gây ra tình trạng ăn không ngon. Bên cạnh đó, các triệu chứng kèm theo như tiêu chảy, đau bụng co thắt, thiếu máu, mệt mỏi sẽ làm thể trạng người bệnh sụt giảm.
Nhiễm virus viêm gan
Các loại bệnh nhiễm trùng gan (viêm gan C, viêm gan A và E) khiến bệnh nhân mất cảm giác ngon miệng cùng với sốt cao, đau bụng, đau khớp cơ và vàng da.
Ngoài ra, hiện tượng ăn không còn còn do việc dùng thuốc điều trị chứng trầm cảm, người ung thư, mắc các bệnh mạn tính, lao dẫn đến mất vị giác.
Lời khuyên để bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng ăn không ngon
Tích cực hoạt động thể dục thể thao
Các chuyên gia y tế cho hay, hoạt động thể chất có thể làm tăng sản sinh lượng hormone ghrelin kích thích cảm giác thèm ăn. Do vậy, hãy tập luyện thể dục, đi lại thường xuyên, làm cơ thể tiêu hao năng lượng, sớm loại bỏ tình trạng ăn không ngon. Mỗi ngày chỉ cần dành ít nhất 30 phút để đi bộ, bơi lội, yoga, ... và duy trì đều đặn bạn sẽ thấy tình hình được cải thiện đáng kể.
Tăng cường những bữa ăn nhỏ trong ngày
Đối với những người đang gặp phải vấn đề ăn không ngon, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để cơ thể có thể hấp thu đủ lượng calo, dưỡng chất cần thiết. Điều này cũng tránh được việc kiệt sức, góp phần đẩy lùi sự mệt mỏi do mất năng lượng. Nhóm thực phẩm như rau xanh, cá biển, trái cây, ... không thể bỏ qua giúp người bệnh thèm ăn, ăn ngon miệng hơn, không bị đắng miệng khi ăn.
Hãy chiều chuộng vị giác của bạn
Thật khó khăn để quy định người đang có cảm giác ăn không ngon thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học vào mọi thời điểm. Đôi khi bạn có thể “nuông chiều” bản thân mình một chút bằng cách ăn những món ăn trước đây phải hạn chế, thưởng thức loại thức uống nào đó giúp tinh thần thêm phấn chấn. Tuy nhiên, cần biết cách kiểm soát lượng thức ăn để không gây ảnh hưởng ngược lại cho sức khỏe người bệnh. Hãy làm cho bữa ăn hấp dẫn hơn bằng cách bày món ăn nhiều màu sắc, họa tiết vui mắt, kích thích vị giác. Nên dự phòng đồ ăn nhẹ để ăn lúc đói và tránh những mùi vị gây tiêu cực đến việc ăn không ngon của bạn.
Ăn thức ăn dạng lỏng dễ tiêu hóa
Những lúc này dạng thức ăn lỏng, mềm sẽ giúp bạn cảm thấy dễ ăn hơn. Bạn có thể chuyển qua việc sử dụng sữa bò, nước ép trái cây giúp thanh nhiệt, cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là giảm tình trạng ăn không ngon. Đồng thời, nên uống nước trong một chừng mực nhất định để không gây no bụng trước khi ăn, ảnh hưởng đến lượng thức ăn tiêu thụ. Khi cần thiết có thể bổ sung thêm vitamin tổng hợp để cơ thể cảm thấy tốt hơn.
Giảm thiểu uống rượu bia, chất kích thích
Người uống rượu bia, thuốc lá một cách bừa bãi đều không tốt cho niêm mạc dạ dày, ruột khiến cảm giác ăn không ngon tăng lên. Nhiều người hay có thói quen sử dụng một chút rượu “khai vị” để giúp ăn ngon, nhưng không nên quá lạm dụng và phải thực hiện đúng cách là uống trước bữa ăn 30 phút mới phát huy tác dụng.
Khám sức khỏe khi ăn không ngon kéo dài
Không nên để tình trạng ăn không ngon kéo dài bởi bạn sẽ không thể tự tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp. Hãy tìm đến bác sĩ để thăm khám, chẩn đoán và có phương pháp chữa trị phù hợp nhất.
Một vài mẹo nhỏ giúp bạn ăn ngon miệng hơn
- Ăn chậm nhai kĩ: điều này mang lại lợi ích to lớn cho sức khỏe, nghiền nhỏ thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Việc ăn chậm nhai kỹ giúp cho người ăn thưởng thức trọn vẹn hương vị món ăn mà không gây áp lực lên dạ dày và cơ quan tiêu hóa.
- Gừng: trong quan niệm dân gian, gừng có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng khó tiêu, đầy bụng, ăn không ngon, buồn nôn rất hiệu quả. Uống một ly trà gừng nóng vào mỗi sáng là một thói quen tốt nên duy trì, ăn sống một vài lát gừng sẽ giúp người bệnh ăn ngon, lượng thức ăn nhiều hơn và không bị cảm giác đắng miệng.
- Tía tô: được xem là một loại dược liệu quý, tía tô giúp chữa trị tình trạng ăn không ngon. Lá tía tô sắc thành dạng nước để uống giúp giảm đau, hạ dịch vị xuống mức bình thường nên những bệnh nhân có bệnh lý đau dạ dày sẽ ăn ngon hơn, ngủ tốt hơn.
- Tỏi: tỏi là gia vị thức ăn và là vị thuốc chữa bệnh rất tốt. Trong tỏi có chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D, PP, inulin, hidrad carbon và một số khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, phốt pho, iốt, magiê, các nguyên tố vi lượng. Sử dụng tỏi giúp khôi phục hoạt động tế bào trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng, chữa đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon, chống lại rất nhiều bệnh tật.
- Ớt bột cay: Hãy thêm một chút ớt bột cay vào thức ăn để giúp bạn ăn nhiều hơn, ngon miệng và tốt cho hệ tiêu hóa.
Xem thêm:
- Bí quyết ăn khuya giúp ngủ ngon mà không sợ béo
- Rau muống ngon và bổ nhưng không phải ai cũng ăn được