Ăn khoai lang có tác dụng gì cho bà bầu?
Sau khi sinh, nếu các mẹ bổ sung khoai lang vào chế độ dinh dưỡng mà không cần phải ép cân quá. Ngoài ra, nếu ăn khoai lang còn có rất nhiều tác dụng không ngờ đến với cơ thể của các mẹ sau sinh. Để biết xem ăn khoai lang có những tác dụng gì đối với các mẹ, HoiBenh xin mời các bạn theo dõi bài viết sau.
Ăn khoai lang có tác dụng gì cho bà bầu?
1. Giảm cân sau sinh.
Trong quá trình mang thai, các chị em thường ăn rất nhiều thức ăn bổ dưỡng, nên sau khi sinh rất nhiều người bị lâm vào tình cảnh cân nặng vượt mức, mất kiểm soát, bị béo bụng, mà đôi khi các mẹ phải mất hàng năm trời mới lấy lại vóc dàng ban đầu của mình. Tuy nhiên, với phụ nữ sau sinh điều quan trọng nhất chính là có một chế độ luyện tập cân bằng với khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, vừa cung cấp năng lượng cho cơ thể lại vừa giúp các mẹ loại bỏ lượng mỡ dư thừa.
Khoai lang là loại thực phẩm gần gũi, khá rẻ tiền nhưng lại rất tốt cho sức khỏe. Với lượng vitamin A, B, C, E và protein, tinh bột, các loại axit amin và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết như caxin, sắt, magie, kẽm,... Khoai lang là một thực phẩm vô cùng quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể của bạn.
Bên cạnh đó, khoai lang còn chứa một lượng phong phú chất xơ có tác dụng kích thích dạ dày co bóp, tiêu hóa thức ăn nhanh và hiệu quả trong việc đẩy lùi tình trạng táo bón và tích mỡ bụng. Khoai lang còn có thể giúp nhuận tràng lợi tiểu, làm tiêu hao năng lượng dự thừa tích trữ cơ thể, có ảnh hưởng tích cực tới vòng eo của các mẹ sau khi sinh. Sau sinh, các mẹ nên ăn khoai lang và bổ sung chúng vào chế độ dinh dưỡng mà không cần phải ép cân quá để giữ dáng của mình.
Trong khoai lang hoàn toàn không chứa chất béo và cholesterol, ngăn ngừa quá trình chuyển hóa đường trong thức ăn, chất béo tích tụ trong cơ thể bạn. Nếu ăn khoai lang với lượng 100g thì sẽ tương đương với giá trị dinh dưỡng của nửa bát gạo trắng hoặc 2 lát bánh mỳ nướng.
Nếu như các chị em muốn giảm cân thì nên ăn khoai lang thay cơm trong bữa cơm chính với một số cách chế biến nhằm hạn chế tăng độ đường của khoai như hấp, nướng, ...
2. Trị táo bón.
Nhiều người trong quá trình mang thai bị táo bón. Chất xơ của khoai là loại Pectin có tác dụng giúp tiêu hóa tốt. Củ khoai lang chứa nhiều chất xơ, protein, các vitamin A, B6, C, E, sắt, canxi,... đứng cao nhất về giá trị dinh dưỡng so với các loại rau củ khác.
Với khoai lang, chị em có thể dễ dàng chế biến thành rất nhiều món như luộc, nướng, chiên,... dễ ăn mà lại bổ dưỡng với đầy đủ chất chống oxy hóa, vitamin B, C và chất xơ giúp chị em no lâu và ngăn ngừa táo bón hữu hiệu.
3. Giảm rạn da.
Không chỉ giàu vitamin C, E, khoai lang còn là nguồn thực phẩm dồi dào beta-carotene – có tác dụng bảo vệ da và giảm thiểu cháy nắng đáng kể trong ngày hè. Ngoài ra, beta-carotene còn rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ và có tác dụng chuyển đổi thành vitamin A – một chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển làn da em bé khỏe mạng.
4. Chữa viêm tuyến vú.
Phụ nữ sau sinh thường bị viêm tuyến vũ khiến đau nhức, khó cho bé bú. Bạn có thể dùng củ khoai lang gọt trắng vỏ, giã nhuyễn đắp lên ngực. Hoặc nếu như bị bị thiếu sữa thì hãy dùng lá khoai lang non xào với thịt lợn ăn trong ngày.
5. Giải cảm sốt.
Thời tiết trời mùa đông rất dễ phải cảm, khiến bạn bị sốt.bạn có thể hỗ trợ thuốc bằng cách dùng khoai lang trắng đã được phơi khô, gừng, sắc uống hoặc nấu cháo.
Như vậy, HoiBenh đã giới thiệu bạn việc ăn khoai lang có tác dụng gì cho bà bầu, mong rằng với những thông tin trên, bạn sẽ tìm được một số mẹo nhỏ áp dụng cho chính bạn cùng gia đình. Chúc các bạn mạnh khỏe.