Ăn khế có tác dụng gì không?

Ở Việt Nam, khế là loại cây hết sức thân thuộc trong vườn nhà. Quả khế để chế biến thức ăn, các bộ phận khác đều là vị thuốc được Đông y dùng từ lâu đời. Trong nhân dân, khế được dùng để chữa nhiều bệnh. Ăn khế có tác dụng gì không? Cùng tìm hiểu công dụng tuyệt vời của loại quả này trong bài viết dưới đây.

Ăn khế có tác dụng gì không? Ăn khế có tác dụng gì không?

Ở Việt Nam, khế là loại cây hết sức thân thuộc trong vườn nhà. Quả khế để chế biến thức ăn, các bộ phận khác đều là vị thuốc được Đông y dùng từ lâu đời. Trong nhân dân, khế được dùng để chữa nhiều bệnh. Ăn khế có tác dụng gì không? Cùng tìm hiểu công dụng tuyệt vời của loại quả này trong bài viết dưới đây.

Thành phần dinh dưỡng của quả khế

Quả khế có màu xanh và chuyển dần sang sắc vàng khi chín. Vỏ ngoài của nó tuy hơi thô nhưng hoàn toàn có thể ăn được. Thịt quả bên trong rất giòn, không màu và mang vị chua chua ngọt ngọt đặc trưng. Mùi hương của axit oxalic trong chúng thay đổi từ mạnh đến nhẹ tùy thuộc vào giống trái cây khác nhau.

Quả khế không chỉ có hàm lượng calo thấp mà còn là nguồn giàu vitamin C và vitamin B. Ngoài ra, khế cũng chứa một lượng nhỏ các khoáng chất quan trọng như magie, phốt pho, kali, sắt và kẽm. Ngay cả vỏ quả cũng cung cấp 3g chất xơ, giúp thúc đẩy tiêu hóa khỏe mạnh và ngăn chặn sự hấp thu cholesterol lipoprotein gây hại trong ruột của bạn.

Vitamin C có trong quả khế có tác dụng như một chất chống oxy hóa tự nhiên mạnh mẽ, cung cấp 34.4 mg, tương đương 57% lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày, giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch chống lại các gốc tự do gây viêm tế bào. Hơn nữa, nó còn có nhiều chất flavonoid chống oxy hóa như epicatechin, acid gallic và quercetin.

Bạn có thể tham khảo bảng thành phần dinh dưỡng trong trái khế:

vicare-khe-co-tac-dung-gi-khong-body-1

Ăn khế có tác dụng gì không?

Theo Đông y, quả khế gọi là ngũ liễm tử có vị chua chát, tính bình, không độc, tác dụng khử phong, thanh nhiệt, giải uế, giúp làm lành vết thương, dùng chữa cảm sốt, khát nước, ngộ độc rượu, đi tiểu ít, nhiệt độc, vết thương chảy máu. Hoa khế có vị ngọt, tính bình, tác dụng giải độc tiêu viêm, chữa sốt rét, ho khan, ho đờm, kiết lỵ, trẻ em bị kinh giản. Vỏ thân và lá khế có vị chua, chát, tính bình, tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm.

Cải thiện hệ miễn dịch

Lượng vitamin C dồi dào trong quả khế giúp cải thiện hệ miễn dịch, phòng chống nguy cơ cảm cúm, cảm lạnh, đau họng, đặc biệt khi thời tiết giao mùa. Thêm vài lát khế tươi vào món sinh tố sẽ cung cấp đầy đủ lượng vitamin C cơ thể cần trong ngày.

Bạn có thể thêm khế vào bữa ăn trưa thông qua món rau ăn kèm cá hay thịt kho để tăng hương vị. Ngoài ra nấu canh khế cũng là sự lựa chọn thú vị.

Tốt cho tim mạch

Khế giàu kẽm và kali giúp ổn định huyết áp, có lợi cho sức khỏe người bị cao huyết áp hay cholesterol trong máu cao.

Giúp giảm cân

Một quả khế chứa khoảng 31 calo và nhiều chất xơ giúp dạ dày cảm giác no lâu. Thêm khế vào chế độ ăn giúp tăng cường miễn dịch. Khi hệ thống miễn dịch cơ thể tốt hơn, trao đổi chất trơn tru giúp đốt cháy calo hiệu quả, cân nặng sẽ duy trì ở mức ổn định.

vicare-khe-co-tac-dung-gi-khong-body-2

Giảm cholesterol

Khế làm hạ thấp mức cholesterol vì trong khế chứa pectin, có thể liên kết cholesterol và axit mật trong ruột kết, hấp thụ cholesterol dư thừa và giúp tẩy trừ nó ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, khế cũng có thể làm giảm mức độ cholesterol xấu trong cơ thể.

Tốt cho da dẻ và tóc

Quả khế có chứa chất chống oxy hóa và chất kháng viêm giúp ngăn ngừa các bệnh lý về da như eczema. Ăn khế thường xuyên giúp da sáng và tóc mọc dày hơn.

Cải thiện đường Tiêu hóa

Với hàm lượng chất xơ cao, khế có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chất xơ đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ đường ruột và giảm lượng cholesterol máu.

Với giá trị dinh dưỡng mà kali cao, natri thấp, khế có tác dụng như một loại thuốc điều chỉnh huyết áp, có tác dụng tốt đối với những người huyết áp cao và thừa cân. Vì hàm lượng calo thấp, bạn hoàn toàn có thể bổ sung khế trong các bữa ăn kiêng của mình.

Tăng tiết sữa

Khế có thể giúp tăng tiết sữa, một số phụ nữ gặp khó khăn trong việc sản xuất sữa sau sinh. Thay vì uống thuốc thay đổi nội tiết tố hoặc sử dụng các loại thuốc khác, các mẹ bỉm sữa hoàn toàn có thể ăn khế mỗi ngày để tăng lượng sữa tự nhiên.

Tốt cho người bị đái tháo đường

Chất xơ trong quả khế làm chậm giải phóng glucose vào máu sau khi ăn. Điều này giúp kiểm soát mức insulin trong cơ thể, khiến loại quả mọng này rát tốt cho bệnh nhân đái tháo đường hoặc những người có nguy cơ phát triển bệnh.

Ngăn ngừa ung thư

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khế là loại quả có sức mạnh chống ung thư. Nó chứa các hợp chất polyphenol có khả năng chống lại các tác động gây đột biến của các gốc tự do và loại bỏ chúng khỏi cơ thể, từ đó có thể ngăn ngừa ung thư gan. Ngoài ra, quả khế chứa một lượng đáng kể chất xơ giúp làm sạch đại tràng, nhờ đó làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng.

vicare-khe-co-tac-dung-gi-khong-body-3

Tác dụng của lá khế, hoa khế

Quả khế có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Không những thế, nếu sử dụng đúng cách thì lá cây khế cũng giúp điều trị nhiều bệnh thường gặp như:

  • Chữa ho khan, ho có đờm: dùng 8 - 12g hoa khế sao với nước gừng, cam thảo nam 12g, tía tô 8 – 10g và lá kinh giới 8 - 10g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn.
  • Chữa lở loét, mụn nhọt, nước ăn chân: nấu nước lá khế kết hợp với lá thanh hao, lá long não... làm nước tắm, hoặc nấu nước quả khế rửa chỗ đau hằng ngày, hoặc lấy 1 - 2 quả khế chín, vùi trong tro nóng để vừa ấm rồi áp lên chỗ đau.
  • Chữa dị ứng, mẩn ngứa: lấy lá khế tươi giã nát bôi vào chỗ da nổi mẩn, kết hợp với uống nước sắc vỏ núc nác.
  • Phòng bệnh sốt xuất huyết: sắc lá khế 16g với sắn dây, lá dâu, lá tre, mã đề, sinh địa mỗi thứ 12g lấy nước uống hằng ngày trong thời gian địa phương có dịch bệnh sốt xuất huyết có thể chủ động đề phòng được bệnh.
  • Chữa viêm họng cấp: dùng 80 – 100g lá khế, thêm ít muối trắng, giã nát, vắt lấy nước cốt và chia làm 2 - 3 lần để ngậm và nuốt dần.
  • Chữa cảm nắng, cảm nóng: lá khế bánh tẻ tươi 100g, lá chanh tươi 40g, rửa sạch, giã vắt lấy nước uống. Còn phần bã, bạn lấy đắp vào thái dương và lòng bàn chân. Hoặc lấy một quả khế già chưa chín, nướng qua, sắc nước uống.
vicare-khe-co-tac-dung-gi-khong-body-4
Chữa dị ứng bằng lá khế

Những ai không nên ăn khế?

  • Mặc dù khế được biết đến là một loại trái cây tốt cho sức khỏe với các tác dụng như tiêu viêm, lợi cho tiêu hóa, hạ sốt, giảm độc khi uống rượu nhưng nếu ăn quá nhiều lại có thể gây hại cho cơ thể.
  • Các bác sĩ chuyên khoa về Thận tại University Malaya Medical Center cho biết, quả khế có chứa một độc tố thần kinh (neurotoxin) có thể gây ra những ảnh hưởng lên bộ não và các dây thần kinh. Ngoài ra, trong khế có chứa nhiều axit oxalic là chất gây ra sỏi thận.
  • Ở những người khỏe mạnh, thận có thể lọc thải độc tố này ra ngoài. Tuy nhiên đối với với những người có vấn đề về thận thì độc tố này không được thải ra ngoài cơ thể nên sẽ làm bệnh tình của bệnh nhân thêm tồi tệ.
  • Vì trong một quả khế chứa khoảng 34,4mg vitamin C, cung cấp tới 57% lượng vitamin C cho cơ thể mỗi ngày nên nếu sở hữu một quả thận khỏe mạnh, bạn nên ăn 1 – 2 quả mỗi ngày.
  • Người khỏe mạnh bình thường ăn khế thì không sao, nhưng những người bị suy thận, đang phải chạy thận thì có thể bị ngộ độc sau khi ăn khế. Các triệu chứng là nấc cụt, nôn mửa, co giật, động kinh, hoảng loạn, rối loạn tâm thần...
  • Ngoài ra, trong trái khế cũng có hàm lượng axit oxalic khá cao so với các loại trái cây khác. Axit oxalic được xem là chất phản dinh dưỡng. Những người bị sỏi thận không nên quá nhiều khế, vì với hàm lượng cao oxalic như thế, bệnh sỏi thận dễ tái phát.
  • Dù là một loại trái cây giàu chất dinh dưỡng với nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. nhưng tốt nhất bạn chỉ nên ăn khế với tần suất vừa phải để giữ tổng lượng fructose của cơ thể dưới 25g/ngày, bao gồm cả lượng fructose từ trái cây.
  • Nếu sau khi ăn khế mà cảm thấy nhức đầu, buồn nôn hoặc co giật, có thể bạn đã bị nhiễm độc cấp tính. Hãy đến bác sĩ, cơ sở y tế gần nhất để có thể xử lý tình huống kịp thời.

Xem thêm:

  • Chữa táo bón bằng khế có được hay không?
  • Uống nước ép khế chua kiểu này tóc bạc mấy cũng đen nhánh trở lại
  • Mẹo chữa viêm da cơ địa bằng lá khế hiệu quả bất ngờ!