Ăn đậu bắp thường xuyên có tốt không?
Đậu bắp là một loại thực phẩm bổ dưỡng, có chứa thành phần dinh dưỡng phong phú, thế nhưng ăn đậu bắp thường xuyên có tốt không lại là thắc mắc của rất nhiều người. Hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Ăn đậu bắp thường xuyên có tốt không?
Đậu bắp là một loại thực phẩm bổ dưỡng, có chứa thành phần dinh dưỡng phong phú, thế nhưng ăn đậu bắp thường xuyên có tốt không lại là thắc mắc của rất nhiều người.
Thành phần dinh dưỡng của đậu bắp
Đậu bắp còn được gọi bằng nhiều tên gọi khác phụ thuộc vào từng vùng, từng địa phương, nhưng tên thường được dùng và phổ biến nhất đó là đậu bắp, mướp tây, bông vàng, bắp chà hay thảo café.
Đây là loài cây nhiều năm hoặc 1 năm, có thể cao tới 2,5m, lá dài và rộng khoảng 10-20cm, xẻ thùy chân vịt với 5-7 thùy, hoa đường kính 4-8cm, với 5 cánh màu trắng hoặc vàng, thường có các đốm đỏ hay tía tại phần gốc mỗi cánh hoa. Quả là dạng quả nang, có thể dài 20cm, chứa nhiều hạt
Trong thành phần bao gồm nhiều chất dinh dưỡng , trong đậu bắp chứa rất nhiều các chất như pectin, sắt,chất nhầy, canxi và một số vitamin như vitamin A, C, B1, B2,..
Ngoài ra trong đậu bắp còn chứa chất béo như panmitin, stearin,...
Tác dụng của đậu bắp
- Cải thiện hệ tiêu hóa: Do rất giàu chất xơ nên đậu bắp được coi là một thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón, đầy hơi. Quan trọng hơn chất xơ có trong đậu bắp có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường vào cơ thể và giảm cholesterol xấu trong cơ thể, rất tốt cho người bệnh tiểu đường và rối loạn lipid máu
- Tăng thị lực: Đậu bắp giàu vitamin A, dồi dào chất chống oxy hóa như beta caroten và lutein giúp cải thiện thị lực, hạn chế mắc các bệnh về mắt như quáng gà, thoái hóa điểm vàng, đau mỏi mắt
- Tốt cho thận: Cũng giống như đậu cô ve, đậu bắp có tác dụng lợi tiểu, giúp thải độc thận hiệu quả, tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng trong thành phần đậu bắp có chứa oxalat , là thành phần tạo nên sỏi oxalat là loại sỏi thận phổ biến nhất.
- Tăng cường hệ miễn dịch :đậu bắp giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể , kết hợp với chất xơ nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, nhờ đó hệ miễn dịch được cải thiện
- Hỗ trợ xương chắc khỏe : trong thành phần chứa các vitamin K và acid folic , đậu bắp được xem là loại thực phẩm tốt cho xương, góp phần làm giảm tình trạng mất xương và loãng xương
- Ngăn ngừa ung thư : nhiều nghiên cứu cho thấy ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như đậu bắp có thể giúp các bệnh tim mạch và béo phì. Một loại protein có trong đậu bắp có thể được dùng để chữa ung thư vú, các chất lectin có trong đậu bắp có thể tiêu diệt sự tăng trưởng của các tế bào ung thư vú.
- Làm đẹp da: Nguồn vitamin C dồi dào có trong đậu bắp giúp phát triển và trẻ hóa làn da, khi ăn đậu bắp thường xuyên có thể giảm nguy cơ bị mụn trứng cá và nhăn da.
Ăn đậu bắp thường xuyên có tốt không?
Với những tác dụng kể trên của đậu bắp thì việc sử dụng đậu bắp thường xuyên là rất tổ cho cơ thể, không những cơ thể được cung cấp nguồn dinh dưỡng phong phú mà còn giúp ngăn ngừa một số bệnh cho cơ thể.
Ngoài ra đậu bắp còn có tác dụng giảm cân sau sinh do trong thành phần chứa rất nhiều chất xơ, cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Đậu bắp chứa lượng calo thấp (khoảng 35kcal/100g đậu bắp ) nên là thức ăn lý tưởng cho những người đang muốn giảm cân, để đạt được hiệu quả dinh dưỡng tối đa từ đậu bắp bạn nên tìm hiểu kĩ về cách chế biến đậu bắp để tránh hao hụt đi các chất dinh dưỡng có trong đậu bắp.
Một số cách dùng đậu bắp trị bệnh
Trị viêm đường tiết niệu : dùng quả đậu bắp non thái mỏng, dùng trong bữa ăn hàng ngày (chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, khi có bất kì dấu hiệu viêm nhiễm đường tiết niệu bạn nên đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng xảy ra)
Món canh hỗ trợ điều trị đái tháo đường :
- Nguyên liệu gồm : đậu bắp 2 quả, lá sa kê non, đọt ổi 5 cái, đậu hũ non 1 miếng, muối vừa đủ.
- Cách thực hiện : đậu bắp cắt khúc, lá sa kê thái sợi, đọt ổi non rửa sạch, đậu hũ cắt miếng vừa ăn, bắc nồi nước lên bếp đun to lửa đến khi sôi, cho đậu hũ và đậu bắp vào, khoảng 2 phút cho lá sa kê và đọt ổi vào, nêm gia vị vừa miệng, ăn nóng với cơm.
Cần lưu ý khi sử dụng đậu bắp với những người bị bệnh đường ruột hoặc hội chứng ruột kích thích vì nó có thể làm nặng hơn các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Xem thêm:
- Bài thuốc chữa tiểu đường từ đậu bắp
- Uống nước đậu bắp luộc có tác dụng gì?
- Ăn đậu bắp có tốt cho khớp không?