Ăn đậu bắp có tốt cho khớp không?

Với quan niệm ăn gì bổ lấy nên có rất nhiều ý kiến cho rằng ăn đậu bắp giúp chữa các bệnh về xương khớp do trong đậu bắp có chứa chất dịch nhầy giống như dịch khớp sẽ giúp các khớp hoạt động trơn tru hơn. Vậy điều này có thực sự đúng, ăn đậu bắp có tốt cho khớp không?

Ăn đậu bắp có tốt cho khớp không? Ăn đậu bắp có tốt cho khớp không?

Với quan niệm ăn gì bổ lấy nên có rất nhiều ý kiến cho rằng ăn đậu bắp giúp chữa các bệnh về xương khớp do trong đậu bắp có chứa chất dịch nhầy giống như dịch khớp sẽ giúp các khớp hoạt động trơn tru hơn. Vậy điều này có thực sự đúng, ăn đậu bắp có tốt cho khớp không?

Thành phần dinh dưỡng của đậu bắp

Đậu bắp còn được gọi là mướp tây, bắp còi hay gôm.hoa 5 cánh màu vàng hoặc trắng, thường có các đốm đỏ hay tía tại phần gốc mỗi cánh hoa, quả dạng nang có thể dài tới 20cm, chứa nhiều hạt bên trong.

Đây là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao với thành phần các chất dinh dưỡng phong phú. Dưới đây là bảng thành phần có chứa trong 100g đậu bắp :

vicare.vn-dau-bap-co-tot-cho-khop-khong-body-1

Ngoài ra chất nhầy trong quả đậu bắp chính là chất xơ dạng hòa tan, còn phần thân là chất xơ không hòa tan. Đậu bắp được coi là nguồn cung cấp chất xơ rất tốt, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa hoạt động tốt, nhuận tràng,..

Lợi ích của đậu bắp

Khi bạn sử dụng đậu bắp thường xuyên sẽ giúp giảm thiểu các nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì, các bệnh về tim mạch. Với thành phần chất xơ cao, đậu bắp rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra dễ dàng hơn, hạn chế táo bón và đặc biệt rất tốt cho những người mắc hội chứng ruột kích thích.

Các pectin (chất nhày) có trong đậu bắp bản chất là một loại chất xơ hoạt động như một chất giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, giúp kiểm soát cholesterol xấu trong máu, rất tốt cho người bệnh tim mạch và huyết áp.

ổn định đường huyết : hàm lượng chất xơ và chất nhầy có trong đậu bắp giúp điều chỉnh lượng đường huyết bằng cách làm chậm quá trình hấp thu đường từ ruột non, rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường

Tăng cường hệ miễn dịch : đậu bắp giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể , kết hợp với chất xơ nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, nhờ đó hệ miễn dịch được cải thiện

Tốt cho mắt và da: các vitamin A,C là chất dinh dưỡng cần thiết cho mắt và làn da của bạn

Hỗ trợ xương chắc khỏe : trong thành phần chứa các vitamin K và acid folic , đậu bắp được xem là loại thực phẩm tốt cho xương, góp phần làm giảm tình trạng mất xương và loãng xương

Ngăn ngừa ung thư : nhiều nghiên cứu cho thấy ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như đậu bắp có thể giúp các bệnh tim mạch và béo phì. Một loại protein có trong đậu bắp có thể được dùng để chữa ung thư vú, các chất lectin có trong đậu bắp có thể tiêu diệt sự tăng trưởng của các tế bào ung thư vú.

vicare.vn-dau-bap-co-tot-cho-khop-khong-body-2

Ăn đậu bắp có tốt cho khớp không?

Đây thực sự là một thắc mắc của rất nhiều người. có nhiều người cho rằng sử dụng đậu bắp trong điều trị các bệnh về xương khớp rất tốt do chất nhầy có trong đậu bắp có thể làm cho các khớp xương trở nên trơn tru hơn, giảm tình trạng khô khớp, tuy nhiên trên thực tế chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều này là đúng.

Như chúng ta đã biết các bệnh lí về khớp đặc biệt là thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương của sụn khớp và xương dưới sụn, sụn khớp là cấu trúc che phủ bề mặt xương, có vai trò như một miếng đệm bảo vệ 2 đầu xương, theo thời gian các thành phần như collagen, aggrecan giảm đi cùng với quá trình lao động, thói quen xấu trong sinh hoạt và các tư thế lao động sai khiến cho sụn khớp yếu đi, bề mặt sụn không còn trơn láng.

Khi sụn khớp bị xơ hóa, 2 đầu xương dưới sụn sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhau, đồng thời thay đổi cấu trúc , hình dạng, hình thành các gai xương, khiến bệnh nhân đau đớn, vận động sinh hoạt khó khăn.

Như vậy chất nhầy trong đậu bắp không phải là nguyên liệu để hình thành dịch nhầy khớp tự nhiên giúp bôi trơn bề mặt sụn như nhiều người vẫn lầm tưởng, nên việc ăn đậu bắp không có tác dụng trong việc tái tạo sụn khớp hay phục hồi tổn thương của xương dưới sụn.

Trên thực tế trong thành phần của đậu bắp có chứa rất nhiều acid folic, canxi và vitamin K có thể hỗ trợ và giúp xương chắc khỏe hơn, phòng ngừa một số bệnh lí về xương khớp như loãng xương, mất xương chứ không có tác dụng tái tạo lại các sụn khớp hoặc tiết chất nhầy để bôi trơn khớp.

Do vậy ăn đậu bắp không giúp chữa được bệnh xương khớp nhưng nó có thể hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh về xương khớp.

vicare.vn-dau-bap-co-tot-cho-khop-khong-body-3

Cách sử dụng đậu bắp đúng cách để hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp

Để phát huy được tối đa tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh xương khớp của đậu bắp, bạn cần có cách chế biến đúng để có thể giữ lại tối đa chất dinh dưỡng có trong đậu bắp

Đậu bắp sau khi rửa sạch bạn đem cắt bỏ 2 đầu, cắt thành các lát dài và mỏng để lượng chất nhờn trong quả đậu tiết ra tối đa, sau đó đem luộc lấy nước uống .

Uống nước đậu bắp đều đặn mỗi ngày trong khoảng thời gian 1-2 tháng, sau đó nghỉ 1 tháng rồi tiếp tục sử dụng, bạn nên uống nước đậu bắp vào ban ngày để tránh tình trạng tiểu đêm do đậu bắp có tác dụng lợi tiểu .

Một số lưu ý khi sử dụng đậu bắp

Không nên sử dụng đậu bắp cùng lúc với các loại thuốc khác để tránh các ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, có thể ăn hoặc uống nước đậu bắp trước hoặc sau khi uống thuốc 30 phút.

Nên chọn đậu bắp tươi, không quá non và chỉ để trữ trong tủ lạnh không quá 3-4 ngày, nên rửa cả trái trước khi cắt thành các lát nhỏ để tránh mất mát đi chất dinh dưỡng

Đậu bắp chứa nhiều fructan- một loại carbohydrate có thể gây tiêu chảy , đầy hơi ở những người có vấn đề về đường ruột, đặc biệt là những bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích và một số bệnh đường ruột khác dễ nhạy cảm với những thực phẩm có hàm lượng fructan cao như đậu bắp.

Đậu bắp cũng có hàm lượng oxalate cao trong khi dạng sỏi thận phổ biến nhất hình thành từ calcium oxalate, do vậy những người đang bị sỏi thận cũng nên lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này

Đậu bắp là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên cũng có những lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích nhất.

Xem thêm:

  • Bài thuốc chữa tiểu đường từ đậu bắp
  • Uống nước đậu bắp luộc có tác dụng gì?