Ăn dặm BLW có gì đặc biệt?

Ăn dặm BLW là hình thức ăn dặm mà bé được tự mình lựa chọn thức ăn, ăn bao nhiêu, ăn như thế nào mà không cần sự can thiệp quá nhiều từ bố mẹ. Phương pháp này thường được áp dụng với những bé từ 6 tháng tuổi trở lên - thời điểm mà hệ tiêu hóa của bé đã có thể tiếp nhận thêm những thực phẩm mới, ngoài sữa mẹ.

Ăn dặm BLW có gì đặc biệt? Ăn dặm BLW có gì đặc biệt?

Ăn dặm BLW là hình thức ăn dặm mà bé được tự mình lựa chọn thức ăn, ăn bao nhiêu, ăn như thế nào mà không cần sự can thiệp quá nhiều từ bố mẹ. Phương pháp này thường được áp dụng với những bé từ 6 tháng tuổi trở lên - thời điểm mà hệ tiêu hóa của bé đã có thể tiếp nhận thêm những thực phẩm mới, ngoài sữa mẹ.

Ăn dặm BLW là gì?

Ăn dặm BLW còn được biết đến với tên gọi khác là ăn dặm tự chỉ huy (Baby led weaning). Với phương pháp này, em bé có quyền được lựa chọn và quyết định mình sẽ ăn gì, ăn như thế nào, ăn với số lượng bao nhiêu. Phương pháp thường được áp dụng với các em bé từ 6 tháng tuổi trở lên.

Lợi ích của phương pháp ăn dặm BLW

Lợi ích dễ nhìn thấy nhất của phương pháp ăn dặm BLW chính là tạo điều kiện cho bé tự khám phá thế giới thực phẩm - tiền đề để bé có thể ăn đa dạng các loại thực phẩm sau này. Phương pháp này sẽ tạo điều kiện cho bé có nhiều thời gian khám phá thực phẩm, tự mình lựa chọn và tự mình ăn. Từ đó, bé sẽ có phản xạ nhai, nuốt thức ăn tốt đồng thời giúp trẻ thích thú với việc ăn uống. Các nghiên cứu cho thấy, những bé được bố mẹ áp dụng cho phương pháp ăn dặm này sẽ có xu hướng tham gia vào bữa ăn gia đình sớm, ăn được nhiều món ăn và biết tự lập trong việc ăn uống sau này. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng không cần dành quá nhiều thời gian để thiết kế bữa ăn cho con thay vào đó, con có thể ăn thức ăn giống với các thành viên khác trong gia đình.

vicare.vn-an-dam-blw-co-gi-dac-biet-body-1

Hướng dẫn bố mẹ cho bé ăn dặm BLW

Thời gian bắt đầu cho bé ăn dặm BLW

  • Thời điểm thích hợp nhất để áp dụng cho bé phương pháp ăn dặm BLW là khi bé đã đủ 6 tháng tuổi - đây là thời điểm mà hệ tiêu hóa của trẻ có thể dung nạp những loại thức ăn khác bên cạnh sữa mẹ.
  • Bé đã ngồi vững, ngồi kiểu ếch mà không cần hỗ trợ, cứng cổ. Điều này sẽ giúp trẻ tự đưa thức ăn vào miệng, tự ăn một cách vững vàng, nếu bé ngồi không chắc thì rất dễ gây nguy hiểm (hóc, trớ thức ăn).

Những dụng cụ cần chuẩn bị khi cho bé ăn dặm

Trên thị trường có bán rất nhiều những dụng cụ hỗ trợ trẻ ăn dặm BLW mà bố mẹ có thể dễ dàng tìm mua cho con như: ghế ăn dặm; yếm (áo) ăn dặm; bát, khay, thìa, dĩa nhỏ cho bé, cốc có ống hút; dao để cắt thức ăn cho bé.

Các nguyên tắc bố mẹ nên áp dụng khi cho con ăn dặm BLW

  • Cho bé ngồi tại bàn ghế ăn, vị trí ngồi của bé phải an toàn. Bên cạnh đó, bé có thể ngồi trong lòng bố mẹ cũng được (nếu không có bàn ghế ăn). Tư thế đúng khi trẻ ngồi ăn là ngồi thẳng, vững vàng và tập trung ăn. Trong quá trình ăn, bố mẹ không nên rong ăn, không cho con xem tivi, điện thoại hay làm các trò múa hát để dụ dỗ con ăn. Nếu làm như vậy là đã làm sai phương pháp.
  • Nếu con không ăn thức ăn nào đó, bố mẹ không nên ép buộc mà để con tự lựa chọn.
  • Chế biến đồ ăn theo các giai đoạn phát triển của bé. Nếu bé mới bắt đầu ăn, răng yếu thì nên cắt thức ăn nhỏ để bé ăn được dễ dàng.
  • Không nên cho bé ăn thực phẩm quá cứng, khô, quá to để tránh nguy cơ mắc, nghẹn. Không cho trẻ ăn thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp.
  • Bố mẹ nên quan sát con khi ăn để đảm bảo an toàn cho con trong suốt quá trình ăn.
  • Bố mẹ nên đưa ra giới hạn mỗi bữa ăn cho trẻ dưới 30 phút.
  • Nên cho bé ăn cùng người lớn, vì đây cũng là lúc mà bé học hỏi cách thức ăn uống của các thành viên khác trong gia đình mặc dù bé vẫn tự mình khám phá thức ăn. Khi ăn cùng bé, bố mẹ và người thân không nên tập trung quá nhiều vào bé như khen, chê, hỏi chuyện. Điều này sẽ khiến trẻ mất tập trung khi ăn, gây phản tác dụng.

Các thực phẩm ăn dặm BLW cho bé theo từng giai đoạn

Giai đoạn 1: Tập kỹ năng - từ 6 đến 7 tháng tuổi

Vào giai đoạn 6 đến 7 tháng tuổi, bé đang học các kỹ năng cầm nắm và chưa có kĩ năng nuốt. Do vậy, những thực phẩm được ưu tiên sử dụng trong giai đoạn này sẽ bao gồm:

  • Các loại rau củ như: bông cải xanh, cà rốt, súp lơ, dưa chuột,..cắt thanh dài, có thể luộc, hấp hay áp chảo và phải đủ mềm để bé có thể cắn, nhai bằng lợi. Cuối giai đoạn, bố mẹ có thể bổ sung thêm khoai lang, khoai tây cho bữa ăn của bé.
  • Về trái cây, bố mẹ nên cho trẻ ăn các loại trái cây mềm như: đu đủ chín, xoài chín, dưa hấu, táo, lê đào,...
  • Song song với đó, bố mẹ nên bổ sung cho trẻ các loại thịt để bổ sung đạm (thịt lợn, thịt gà, cá), các loại tinh bột như bánh mì, bún phở và cho bé tập ăn cơm, bánh bao vào cuối giai đoạn.
vicare.vn-an-dam-blw-co-gi-dac-biet-body-2

Giai đoạn 2: Phát triển kĩ năng - 8 đến 9 tháng tuổi

Bước sang tháng thứ 8, kỹ năng cầm nắm của bé đã được cải thiện hơn so với giai đoạn trước, bé có thể bắt đầu học cách bốc thức ăn. Việc nuốt thức ăn cũng dễ dàng hơn, ít bị ọe, bị trớ hơn. Do vậy, bố mẹ có thể bổ sung thêm những thực phẩm mới cho bé, bao gồm:

  • Rau: cà chua bi, hành tây, nấm, bắp cải, cải thảo, ngô nếp, cà tím, rau lá và đậu.
  • Nho, dâu tây, mận, táo, cắt miếng nhỏ, nhãn, vải, thanh long, cherry, kiwi, chôm chôm, bưởi, quýt cam.
  • Tinh bột: miến, sôi, cơm nắm viên vừa ngón tay của bé, bánh ăn dặm nhỏ,...
  • Đạm: bổ sung thêm thịt bò, các loại hải sản (cua, tôm, mực), trứng, có thể hấp, chiên, làm chả đều được.

Giai đoạn 3: Hoàn thiện kĩ năng - 9 đến 12 tháng tuổi

Đến giai đoạn này, trẻ hoàn toàn có thể tập cầm thìa, dĩa để lấy thức ăn và đưa thức ăn vào miệng. Bố mẹ có thể cho con ăn dưa hấu, đu đủ chín, sữa chua, yến mạch bằng cách dùng thìa, dĩa và tự ăn.

Các thức ăn nêu trên có thể cắt thành hình hạt lựu để trẻ dễ dàng cầm nắm

Khi cho con ăn dặm BLW, con có thể làm thức ăn bám lên quần áo, mặt mũi bàn ghế. Điều này là chuyện hoàn toàn bình thường, bố mẹ không nên la hét trẻ vì vấn đề này.

Xem thêm:

  • Thời điểm nào tốt nhất để mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm
  • Một số điều mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm