Ai nên tiêm vắc xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung?
Tại Việt Nam, cứ 100.000 phụ nữ lại có 20 người bị mắc ung thư cổ tử cung, trong đó có 11 người tử vong. Nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh này là do vi khuẩn HPV. Vắc xin HPV ra đời với sự phát triển của công nghệ hiện đại và tiên tiến, giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Vậy, những ai nên tiêm vắc xin này?
Ai nên tiêm vắc xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung?
Tại Việt Nam, cứ 100.000 phụ nữ lại có 20 người bị mắc ung thư cổ tử cung, trong đó có 11 người tử vong. Nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh này là do vi khuẩn HPV. Vắc xin HPV ra đời với sự phát triển của công nghệ hiện đại và tiên tiến, giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Vậy, những ai nên tiêm vắc xin này?
1. Khuẩn HPV là gì?
HPV là viết tắt của một loại virus (có tên là Human papilloma virus) gây u nhú ở người. HPV có thể gây viêm nhiễm ở nhiều bộ phận trên cơ thể, gây ra các bệnh sinh dục như mụn cóc, ung thư âm hộ, âm đạo, cổ tử cung...
Vắc-xin HPV đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận sau khi thẩm định và lưu hành tại hơn 130 quốc gia. Phụ nữ ở hơn 65 nước đã được tiêm vắc-xin này trong chương trình tiêm chủng của quốc gia. Không những vậy, Ủy ban Tư vấn về An toàn vắc-xin Toàn cầu đã có nhiều cuộc khảo sát tại nhiều quốc gia, đặc biệt là Châu u... để chắc chắn không có bất cứ nguy hại nào đối với sức khỏe của những người đã tiêm phòng.
2. Những đối tượng nên tiêm vắc xin HPV
Tiêm vắc xin HPV phòng ngừ ung thư cổ tử cung thường được áp dụng cho cả nam và nữ (đặc biệt là nữ) trong độ tuổi từ 9 - 26 tuổi. Thời điểm hiệu quả nhất để tiêm ngừa là trước khi bắt đầu quan hệ tình dục.
Đối với nữ nếu đã qua 26 tuổi và có xét nghiệm chưa nhiễm virus HPV, chúng ta vẫn được các bác sĩ khuyên nên tiêm phòng bởi vì virus có nhiều tuýp khác nhau mà rất ít người nhiễm đồng thời nhiều tuýp, việc tiêm vắc-xin lúc này còn nhằm phòng nhiễm tuýp còn lại.
Đối với nam giới, virus HPV là 1 trong các yếu tố tăng nguy cơ ung thư vòm họng, đầu- cổ... Chính vì vậy, nam giới cũng được khuyến cáo nên tiêm phòng virus HPV để tầm soát các bệnh ung thư nguy hiểm.
Phụ nữ đã lập gia đình hoặc có quan hệ tình dục vẫn có thể tiêm vắc xin HPV. Các nghiên cứu cho thấy vắc xin này vẫn có hiệu quả tốt đối với những đối tượng này trong trường hợp chưa nhiễm HPV.
3. Các loại vắc xin HPV
Hiện nay, có 2 loại vắc xin phòng ngừa lây nhiễm HPV thuộc các tuýp nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung:
- Vắc-xin Cervarix giúp phòng ngừa virus HPV tuýp 16 và 18. Đây là hai tuýp HPV chiếm 70% ung thư cổ tử cung.
- Vắc-xin Gardasil có khả năng phòng ngừa virus HPV tuýp 6, 11 (gây bệnh sùi mào gà) và tuýp 16, 18.
4. Các mũi tiêm vắc xin HPV được thực hiện như thế nào?
Tiêm ngừa vắc xin HPV gồm 3 mũi, chia làm 3 lần tiêm. Khoảng cách thời gian giữa các lần tiêm là 0 – 2 – 6 tháng (so với lần tiêm thứ nhất).
Nếu đang trong quá trình tiêm vắc xin phòng HPV mà có thai thì cần dừng tiêm cho đến khi sinh xong mới tiêm mũi tiếp theo. Thời gian hoàn tất ba mũi tiêm không được quá 2 năm và cần phải tiêm đủ và đúng lịch. Nếu để muộn so với lịch tiêm thì tiêm bổ sung mũi tiếp theo, không phải tiêm lại từ đầu.
Trong thời gian tiêm vắc-xin phòng ung thư cổ tử cung do HPV, bác sĩ khuyến cáo không được có hoạt động quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm HPV khi cơ thể chưa tạo được hệ miễn dịch bảo vệ đầy đủ. Phụ nữ chỉ nên có thai khi đã tiêm mũi thứ 3 ít nhất là 1 tháng.
Trong thời gian tiêm vắc- xin HPV không nên quan hệ tình dục
5. Ai không nên tiêm phòng vắc xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung?
- Những người đã nhiễm vi khuẩn HPV
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Phụ nữ mắc một số bệnh nặng.
- Bị bệnh dị ứng nghiêm trọng như: dị ứng với nấm men hoặc cao su latex.
6. Tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung
Trên thực tế, vắc-xin phòng HPV có thể gây một số phản ứng phụ như sưng, đau ở chỗ tiêm, sốt nhẹ... Những tác dụng phụ này thường xảy ra trong thời gian ngắn và một số tác dụng phụ khác như ngất xỉu, nhức đầu, viêm tủy... cũng rất hiếm gặp.
Việc tiêm vắc-xin phòng ung thư cổ tử cung do HPV không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn nguy cơ mắc căn bệnh này. Phụ nữ cần xây dựng cho mình một cuộc sống tình dục lành mạnh, duy trì luyện tập thể dục thể thao, làm việc kết hợp nghỉ ngơi đúng cách, bổ sung chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt, đối với chị em phụ nữ trên 21 tuổi nên khám phụ khoa định kỳ.
Xem thêm:
Tiêm vắc-xin phòng ngừa virut HPV để làm gì?
6 loại bệnh ung thư do virus HPV gây ra
Giải đáp những thắc mắc thường gặp về tiêm phòng HPV