Ai dễ mắc phải hội chứng HELLP?

Hội chứng HELLP là một bệnh lý sản khoa xuất hiện vào nửa sau thai kỳ được mô tả vào năm 1982 bởi tác giả Weinstein với các triệu chứng cận lâm sàng đặc trưng bao gồm: thiếu máu tán huyết, tăng men gan và giảm tiểu cầu (HELLP là từ viết tắt của ba triệu chứng này: syndrome of hemolysis, elevated liver enzymes and low platelets).

Ai dễ mắc phải hội chứng HELLP? Ai dễ mắc phải hội chứng HELLP?

Hội chứng HELLP là một bệnh lý sản khoa xuất hiện vào nửa sau thai kỳ được mô tả vào năm 1982 bởi tác giả Weinstein với các triệu chứng cận lâm sàng đặc trưng bao gồm: thiếu máu tán huyết, tăng men gan và giảm tiểu cầu (HELLP là từ viết tắt của ba triệu chứng này: syndrome of hemolysis, elevated liver enzymes and low platelets).

Nguyên nhân gây bệnh

Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng HELLP. Tuy nhiên, có một số giả thuyết cho rằng sinh bệnh học của hội chứng này có thể tương tự như hội chứng tan máu, ure huyết cao (HUS), xuất huyết giảm tiểu cầu tắc mạch (TTP), suy thận cấp và gan nhiễm mỡ cấp.

Các triệu chứng lâm sàng của hội chứng HELLP

vicare.vn-tong-quan-ve-hoi-chung-hellp-body-1

Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất của các sản phụ mắc hội chứng HELLP bao gồm:

  • Cảm thấy trong người không khỏe, khó chịu, mệt mỏi
  • Đau nhức đầu tăng dần theo thời gian
  • Cảm giác buồn nôn và nôn
  • Đau bụng ở vùng gan hoặc ngang vùng thượng vị

Các dấu hiệu bệnh xuất hiện khác nhau ở mỗi người. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như: phù nề vùng tay, chân hoặc các vùng khác, đau vai, mờ mắt...

Các chỉ định cận lâm sàng trong chẩn đoán

Xét nghiệm công thức máu là cần thiết để kiểm tra số lượng tiểu cầu. Trong trường hợp tiểu cầu dưới 150000/μL cần tiếp tục chỉ định thực hiện các xét nghiệm Latic dehyrogenase, men gan, Acid uric và protein trong nước tiểu.

Phân loại hội chứng HELLP

Hội chứng HELLP được phân loại theo 2 cách:

Phân loại bán phần hoặc toàn phần theo tiêu chẩn đoán của Tennessee. Bệnh nhân mắc hội chứng HELLP được gọi là toàn phần khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Phiến đồ ngoại vi xuất hiện bất thường, billirubin tăng cao trên 1,2mg/dL, Latic dehyrogenase tăng cao trên 600 IU/L
  • Các chỉ số men gan AST hoặc ALT cao từ 70U/L trở lên
  • Tiểu cầu giảm còn dưới 100000/mm3

Phân loại mức độ nặng dựa vào số lượng tiểu cầu theo hệ thông phân loại của Mississippi:

  • Độ I: Tiểu cầu dưới 50000/μL
  • Độ II: Tiểu cầu từ 50000/μL đến 100000/μL
  • Độ III: Tiểu cầu từ 100000/μL đến 150000/μL

Yếu tố làm tăng nguy cơ

Theo ước tính, cứ 1000 thai phụ thì có 5 đến 9 người mắc hội chứng HELLP. Yếu tố nguy cơ lớn nhất chính là tiền sản giật với tần suất 10 - 20% trường hợp tiền sản giật dẫn tới hội chứng HELLP. Ngoài ra, các yếu tố sau đây cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng mắc bệnh:

  • Phụ nữ mang thai trên 30 tuổi
  • Người da trắng
  • Béo phì, thừa cân
  • Mang thai lần thứ 2 trở lên
  • Mắc đái tháo đường hoặc bệnh về thận
  • Mắc huyết áp cao
  • Đã từng bị tiền sản giật

Đặc biệt, những người đã từng mắc hội chứng HELLP có 19 - 27% nguy cơ tiếp tục mắc lại ở lần mang thai kế tiếp.

Biến chứng

Theo các thống kê, mặc dù với sự phát triển của y học hiện đại và các công trình nghiên cứu toàn diện, hội chứng HELLP vẫn có tỉ lệ tử vong lên tới 25%.

Thai phụ mắc hội chứng HELLP có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm bao gồm: đông máu nông quản rải rác (DIC), rau bong non, phù phổi, suy hô hấp cấp, suy thận cấp, các biến chứng chảy máu, tụ máu dưới bao gan.

Điều trị

vicare.vn-tong-quan-ve-hoi-chung-hellp-body-2

Đình chỉ thai nghén là phương pháp điều trị tối ưu nhất hiện nay nhằm ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra dù có thể khiến trẻ phải chịu nhiều ảnh hưởng nếu trẻ có số tuần tuổi thấp. Tuy nhiên, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và thời gian chuyển dạ dự kiến mà điều trị có thể khác nhau.

Điều trị cho mẹ:

  • Hạ huyết áp: Trong cơn tăng huyết áp, huyết áp cần được khống chế < 150/90 mmHg. Tối ưu nhất là hạ xuống khoảng 10 - 15% so với mức huyết áp trong một vài giờ đầu tiên. Nên sử dụng các loại thuốc hạ áp đường truyền tĩnh mạch có công dụng nhanh, ngắn, dễ điều chỉnh như Loxen (Nicardipin) và gối dần thuốc uống thay thế. Ngoài ra, cần lưu ý đến các tác dụng phụ có hại đối với thai của thuốc trong trường hợp thai còn sống.
  • Truyền máu, tiểu cầu: Được chỉ định khi thai phụ bị mất máu do xuất huyết, dự phòng chảy máu khi cần can thiệp phẫu thuật lấy thai hoặc đẻ chủ động.

Thông thường, truyền máu được chỉ định khi Hct là 22%. Truyền máu trong và giai đoạn đầu sau phẫu thuật lấy thai khi Hct là 25%.

Đối với trường hợp tiểu cầu dưới 40.000/mm3 cần được truyền tiểu cầu ngay trước khi thực hiện phẫu thuật lấy thai. Trong trường hợp để sanh ngã âm đạo thì lượng tiểu cầu dưới 20.000/mm3 mới được truyền tiểu cầu.

  • Liệu pháp corticoid: Dexamethasone là thuốc thường được sử dụng ngay trong 48 giờ đầu sau khi được chẩn đoán xác định mắc hội chứng HELLP trong trường hợp áp dụng liệu pháp này. Corticoid thường được chỉ định khi tiểu cầu dưới 100.000/mm3 hoặc có các triệu chứng kèm theo như tăng huyết áp nặng, đau vùng thượng vị, sản giật khi tiểu cầu trên 100.000/mm3.
  • Sử dụng Magne sulfat: Được chỉ định để ngăn ngừa và điều trị co giật.

Cách phòng ngừa

Chăm sóc tốt sức khỏe thai phụ và thường xuyên theo dõi các dâu hiệu nhiễm độc thai nghén là cách phòng ngừa tối ưu nhất hiện nay do cơ chế bệnh sinh của hội chứng HELLP vẫn chưa được chỉ ra rõ ràng.

Những sản phụ đã có tiền sử mắc hội chứng HELLP cần được bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm theo dõi, kiểm tra và tư vấn.

Xem thêm:

  • Lịch tiêm phòng cho bà bầu cụ thể và chính xác nhất bạn cần biết
  • Bà bầu cần tiêm uốn ván khi mang thai ở thời điểm nào?