ADHD và trẻ: lời khuyên để chế ngự cơn giận dữ

Ở những đứa trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), tăng động biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. "Những đứa trẻ tăng động thích chạy nhảy trên đường phố. Chúng có thể đánh học sinh khác cùng trường, cũng có thể leo lên mái nhà và nhảy xuống, hy vọng bay được như siêu nhân, "Terry Matlen, ACSW, nhà tâm lý và tác giả của “Survival Tips for Women with AD/HD”...

ADHD và trẻ: lời khuyên để chế ngự cơn giận dữ ADHD và trẻ: lời khuyên để chế ngự cơn giận dữ

Ở những đứa trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), tăng động biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.

"Những đứa trẻ tăng động thích chạy nhảy trên đường phố. Chúng có thể đánh học sinh khác cùng trường, cũng có thể leo lên mái nhà và nhảy xuống, hy vọng bay được như siêu nhân, "Terry Matlen, ACSW, nhà tâm lý và tác giả của Survival Tips for Women with AD/HD” nói.

Chúng dễ nổi giận. Có nhiều lý do giải thích tại sao trẻ em bị ADHD dễ bị kích động. Ví dụ, "đối với nhiều trẻ em bị ADHD chúng không biết đến từ “để sau”, chỉ có “ngay lập tức"Matlen nói. Chúng gặp khó khăn trong việc hiểu thế nào là mong muốn và nhu cầu. Bởi vì chúng chỉ là những đứa trẻ, chúng chưa biết làm thế nào để kiềm chế bản thân hoặc thể hiện nhu cầu và cảm xúc của mình một cách hợp lý, cô nói.

Trẻ mắc chứng ADHD rất dễ bị kích động.
Trẻ mắc chứng ADHD rất dễ bị kích động.

"Một chút thất vọng có thể trở thành “tận cùng thế giới” và tưởng như không gì có thể ngăn được, không gì ám ảnh hơn nhu cầu mãnh liệt của chúng ở thời điểm đó."

Chúng cũng có thể bị choáng ngợp bởi các sự kiện bên ngoài, chẳng hạn như "quá nhiều tiếng ồn hay sự nhộn nhịp tại một bữa tiệc ... Kết hợp lại, các triệu chứng này khiến chúng rất khó giữ bình tĩnh khi bị căng thẳng hoặc khi cảm thấy sợ hãi hay lo lắng."

Khi con bạn lên cơn cáu giận, đặc biệt là ở nơi công cộng, thật khó để phản ứng. Mỗi người có một phản ứng khác nhau, từ dỗ dành trẻ cho đến trừng phạt chúng, theo Matlen.

Nhưng khi mọi chuyện dường như đã quá giới hạn chịu đựng, bạn vẫn có thể kiểm soát cơn giận dữ. Dưới đây là các chiến lược để ngăn chặn hoặc chế ngự cơn giận dữ.

Đừng thờ ơ coi như không quan tâm, trẻ sẽ càng thêm giận mà thôi.
Đừng thờ ơ coi như không quan tâm, trẻ sẽ càng thêm tức giận mà thôi.

1. Xác định căn nguyên

Nhà tâm lý Stephanie Sarkis, Ph.D, gợi ý tìm "nguồn gốc gây ra hành vi của con bạn." Khi bạn có thể tìm ra nguồn gốc của hành vi, cô nói, bạn có thể có những bước tiến hướng tới việc thay đổi nó.

Biết những gì gây nên hành vi của trẻ, Matlen nói, có thể giúp bạn xoa dịu cơn giận của chúng càng sớm càng tốt. Ví dụ, con của bạn đói? Chúng bị thiếu ngủ? Chúng bị xúc động mạnh? Một khi bạn xác định được các vấn đề cơ bản thì hãy cố gắng giải quyết nó, cô nói.

Đây cũng là biện pháp tốt để ngăn ngừa cơn giận dữ. Ví dụ, nếu con bạn không thể chịu đựng môi trường quá kích động tại một hội chợ địa phương, chỉ cần không đến đó, Matlen nói.

Hãy tìm ra lý do khiến con giận dữ và khuyên năn con.
Hãy tìm ra lý do khiến con giận dữ và khuyên năn con.

2. Phân tích những hậu quả trước

Trước khi bắt đầu nổi giận, Matlen khuyên chúng ta nên nói cho trẻ biết về những hậu quả tiêu cực của hành vi xấu. Bà đưa ra ví dụ này: "Nếu con vẫn còn la hét và khóc lóc khi mẹ tắt TV, con sẽ không được xem tivi nữa."

Matlen nghĩ ra phương pháp này khi con gái của cô được 5 tuổi. Cô bé thường cáu giận khi không có được món đồ chơi mới tại các cửa hàng. "Trước khi chúng tôi rời khỏi cửa hàng, tôi nói với con bé rằng nếu con bé còn hờn dỗi, tôi sẽ đưa con bé về nhà ngay. Không có đồ chơi và không đi cửa hàng trong một thời gian dài ".

Con gái của bà vẫn bị khủng hoảng. Nhưng thay vì tức giận hoặc thất vọng, Matlen đón và đưa con gái ra xe. Cô lái xe về nhà mà không nói một lời. Và chuyện đó không bao giờ xảy ra một lần nào nữa.

"Điều này, tất nhiên, có thể không có hiệu quả với tất cả trẻ em, nhưng nó là một ví dụ về việc lên kế hoạch trước và có kết quả như tất cả mọi người đều biết."

3. Nói chuyện với con, và khuyến khích chúng thể hiện cảm xúc

Nói chuyện một cách bình tĩnh và nhẹ nhàng với con, thấu hiểu cảm xúc của chúng, Matlen nói. Làm như vậy sẽ giúp con bạn lắng nghe bằng cả trái tim, Sarkis nói.

(Nguồn: www.psychcentral.com)