90% người chết trong các vụ cháy là do ngạt khói, nguyên nhân bởi thiếu kiến thức phòng tránh

Khi hỏa hoạn xảy ra, phần lớn trường hợp tử vong là do ngạt khói, trước khi tử vong do lửa thiêu rụi. Một phần bởi khói dễ dàng phát tán, dẫn đến mất phương hướng, khó nhìn nên nạn nhân khó thoát ra ngoài. Một phần là do không khí không được lưu thông dễ sinh ra nhiều khí CO, làm trao đổi ôxy trong máu bị hạn chế.

90% người chết trong các vụ cháy là do ngạt khói, nguyên nhân bởi thiếu kiến thức phòng tránh 90% người chết trong các vụ cháy là do ngạt khói, nguyên nhân bởi thiếu kiến thức phòng tránh

13 người chết, hàng chục người bị thương là con số thiệt hại về người tại chung cư Carina Plaza phường 16, quận 8, TP.HCM. Con số này chỉ sau thảm họa tại tòa nhà Trung tâm thương mại ITC ở TP.HCM năm 2002. Nguyên nhân là bởi hệ thống báo cháy không hoạt động, hệ thống cửa ngăn cháy bị kê chặn, đèn báo thoát hiểm không sáng... khiến khói từ dưới tầng hầm tràn lên gây ngạt. Từ đó mới thấy, kiến thức phòng tránh ngạt khói của cư dân còn rất nhiều hạn chế.

Vụ cháy chung cư Carina một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng an toàn cháy nổ ở chung cư hiện nay. Đồng thời, cũng cảnh tỉnh người dân về việc ứng phó khi gặp sự cố hỏa hoạn, nhất là cách thức để tránh tình trạng bị ngạt khói.

Ngộ độc khói nguy hiểm như thế nào?

vicare.vn-90-nguoi-chet-trong-cac-vu-chay-la-do-ngat-khoi-nguyen-nhan-boi-thieu-kien-thuc-phong-tranh-body-1

Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp CO trong đời sống từ nguồn khí thải từ các động cơ chạy bằng xăng, dầu như ôtô, xe máy (động cơ đốt trong), lò sưởi, bếp than và có một lượng đáng kể trong khói thuốc lá,...

Hít phải một lượng quá lớn CO sẽ dẫn tới thương tổn do giảm ôxy trong máu hay tổn thương hệ thần kinh cũng như có thể gây tử vong. Nồng độ chỉ khoảng 0,1% carbon monoxide trong không khí cũng có thể là nguy hiểm đến tính mạng.

Nguy hiểm hơn, CO là chất khí không màu, không mùi và không gây kích ứng nên khó cảm nhận được sự hiện diện của CO trong không khí. CO có tính liên kết với hemoglobin (Hb) trong hồng cầu mạnh gấp 230-270 lần so với ôxy nên khi được hít vào phổi, CO sẽ gắn chặt với Hb thành HbCO. Vì vậy máu không thể chuyên chở ôxy đến tế bào. CO còn gây tổn thương tim do gắn kết với myoglobin của cơ tim.

Triệu chứng ngộ độc CO thường bắt đầu bằng cảm giác lơ mơ tri giác rồi lịm dần có thể dẫn đến tử vong.

Làm thế nào để tránh bị ngạt khói?

Để tránh bị ngạt khói, trong khi di chuyển mọi người nên cố gắng bò hay trườn, sao cho mặt sát sàn vì khói thường lơ lửng bên trên. Nạn nhân trong hỏa hoạn cần cố gắng tiếp cận với nước, lấy khăn ẩm bịt mũi, mồm, quấn vào người để thoát qua đám khói.

vicare.vn-90-nguoi-chet-trong-cac-vu-chay-la-do-ngat-khoi-nguyen-nhan-boi-thieu-kien-thuc-phong-tranh-body-2

Nếu thoát vào được một phòng kín, không bị cháy đe dọa nhưng có khói thì nên lấy khăn, vải thấm nước để bịt tất cả các khe hở lại để chắn khói.

Vì sao lại phải sử dụng khăn, vải ướt? Đây chắc chắn là thắc mắc của rất nhiều người. HoiBenh xin giải đáp thắc mắc này như sau: vì khăn ẩm có nước, khi khói gặp khăn ẩm khói sẽ bị chặn lại vì CO không tan trong nước. Chính vì thế ở mọi tình huống nạn nhân cần cố gắng tiếp cận nước và tìm kiếm một miếng vải, mền, bất cứ thứ gì có thể. Không chỉ để bịt các khe hở mà các bạn cần phải để lên mũi và miệng để hạn chế khói hít vào, giảm nguy cơ bỏng hô hấp.

Cứu nạn nhân bị ngạt khói như thế nào?

Cơ hội sống sót của nạn nhân bị ngạt khói phụ thuộc vào thời gian được đưa tới bệnh viện. Nếu bệnh nhân bị ngưng tim thì chỉ có 4 phút để hành động. Sau đó mỗi phút cơ hội sống của nạn nhân sẽ giảm đi 10%.

vicare.vn-90-nguoi-chet-trong-cac-vu-chay-la-do-ngat-khoi-nguyen-nhan-boi-thieu-kien-thuc-phong-tranh-body-3

Nếu có nhân viên y tế sẽ cho nạn nhân thở mặt nạ ôxy liều cao, đặt nội khí quản trợ thở, dùng thuốc ức chế cạnh tranh... Nếu không có nhân viên y tế, cần khẩn trương cấp cứu theo trình tự:

  • Nhanh chóng mở rộng cửa, làm thoáng khí, đưa nạn nhân ra khỏi nơi nhiễm độc càng nhanh càng tốt, nhưng phải lưu ý đảm bảo an toàn cho cả người cấp cứu.
  • Gọi thêm người hỗ trợ để sơ cứu cho nạn nhân đồng thời gọi cấp cứu 115.
  • Nếu bệnh nhân thở yếu, ngừng thở phải tiến hành hà hơi thổi ngạt ngay. Sau đó phải chuyển nhanh nạn nhân đến bệnh viện để điều trị tiếp.

Phòng tránh thế nào cho an toàn?

  • Không nổ xe máy, ô tô, chạy máy phát điện, động cơ diezel ở nơi không gian kín như tầng hầm, gara, phòng đóng kín cửa.
  • Nên tắt hết các thiết bị tiêu thụ điện, cúp cầu giao điện khi ra khỏi nhà.
  • Đồ điện, dây điện cũ hỏng, không nên chắp nối để tiếp tục sử dụng, đây là một nguy cơ gây cháy nổ.
  • Các tòa nhà phải thiết kế hệ thống thông gió, đảm bảo không khí lưu thông tốt.
  • Nếu kẹt ở nơi có khói, hãy dùng khăn ướt che kín miệng, mũi để thở, giảm khí lọt vào.
  • Nếu kẹt nơi có khí độc thì hãy bò sát sàn nhà, lấy áo hoặc khăn thấm ướt bịt vào mặt rồi lần tường tìm đường ra (bởi khí độc thường nhẹ nên hay lơ lửng trên cao).
  • Đeo khẩu trang chỉ có thể giúp che khói bụi, chứ không có khả năng phòng độc. Nhưng khi cần thì khẩu trang cũng rất hữu ích để tẩm nước che mặt, tìm cách thoát ra ngoài.
  • Chuẩn bị sẵn bình cứu hỏa và mặt nạ chống độc cho các thành viên trong gia đình.

Qua sự việc trên, đã cho chúng ta thấy quy trình đảm bảo công tác PCCC của Ban Quản lý dự án chưa hoàn chỉnh. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy được vai trò thiết yếu của kiến thức phòng tránh khi gặp hỏa hoạn là vô cùng cần thiết. Hy vọng rằng, bài viết này của HoiBenh sẽ giúp bạn hiểu hơn về hậu quả của ngạt khí và cách ứng phó khi rơi vào tình trạng này.

Thu Trang