9 "thủ phạm" dễ khiến trẻ bị viêm họng
Thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường hay giao mùa khiến cho trẻ nhỏ dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là viêm họng. Trẻ bị viêm họng dù không nguy hiểm, nhưng nếu không được chữa trị một cách kịp thời và dứt điểm, gây tái phát nhiều lần thì có thể biến chứng nặng, để lại hậu quả nguy hiểm.
9 "thủ phạm" dễ khiến trẻ bị viêm họng
Dưới đây là những lưu ý cha mẹ cần biết về viêm họng ở trẻ.
9 nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng
Virus
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm họng ở trẻ nhỏ là do virus. Các triệu chứng thường gặp là đau họng đi kèm với sốt cao. Virus không thể chữa trị bằng kháng sinh.
Cảm cúm
Bệnh cảm cúm thông thường cũng gây ra viêm họng, kèm theo là sổ mũi và ho.
Viêm họng do liên cầu khuẩn
Trẻ bị viêm họng do liên cầu khuẩn thường có triệu chứng: cổ họng đau rát do vi khuẩn Streptococcus gây nên. Bệnh này thường phải chữa trị bằng kháng sinh.
Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng chủ yếu gây nên bởi virus coxsackievirus A16, ít xảy ra biến chứng và thường tự khỏi. Các triệu chứng thường gặp của bệnh là sốt cao, nướu răng sưng, loét trong khoang miệng, má và cổ họng.
Dị ứng
Dị ứng không gây đau họng nhưng có thể làm kích thích cổ họng gây ho.
Streptococcus và bệnh ho gà
Streptococcus là loại vi khuẩn thường khiến trẻ bị viêm họng. Trẻ mới biết đi và trẻ sơ sinh ít bị nhiễm virus này. Ngoài ra, vi khuẩn ho gà cũng gây ra viêm họng.
Chất kích thích trong không khí
Những thứ như khói thuốc, cỏ dại, phấn hoa, lông chó, mèo và bụi cũng dễ khiến trẻ bị viêm họng.
Không khí khô
Thời tiết khô hanh khiến trẻ cảm thấy khó nuốt đặc biệt là khi trẻ thường ngủ mở miệng. Nếu trẻ ngủ ở tư thế này thì sau khi thức dậy, bạn nên cho trẻ uống một ít nước ấm
Các lý do khác
Viêm nướu răng cũng là một nguyên nhân gây viêm họng. Ngoài ra, các vấn đề về răng và nấm miệng cũng dễ dẫn tới tình trạng này.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm họng
Dấu hiệu viêm họng ở trẻ có thể bị nhầm lẫn với các triệu chứng mọc răng thông thường. Khi trẻ có các trường hợp dưới đây, nên đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám:
- Sốt cao 39 độ C trở lên
- Trẻ biếng bú, bỏ ăn, đau họng và quấy khóc suốt ngày.
- Nổi hạch hai bên hàm và nuốt nước bọt thấy đau.
- Khe amidan xuất hiện nhiều các đốm mủ trắng.
- Cổ họng bị sưng, trẻ không thể há miệng, thở khó.
- Trường hợp trẻ sốt cao trên 39°C phải đưa ngay đến các bác sĩ để điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm
Giải pháp điều trị khi trẻ bị viêm họng
Viêm họng là bệnh lành tính, nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh khác, hoặc nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng bệnh thấp tim. Những điều cha mẹ cần làm khi thấy trẻ bị viêm họng:
- Làm sạch khoang miệng và vùng họng cho trẻ. Cho trẻ súc miệng nước muối loãng ít nhất 2 – 3 lần mỗi ngày.
- Chú ý giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vùng cổ. Tắm nước ấm cho trẻ ở nơi kín gió.
- Giữ phòng ngủ của trẻ thoáng khí và đủ độ ẩm. Chú ý khi trẻ ngủ không để bé thở bằng miệng, dễ làm cho họng bị khô. Nếu trẻ bị ngạt mũi và thở bằng miệng thì các mẹ nên cho trẻ hít hơi nước ấm vào buổi sáng.
- Nếu trẻ đã bị nặng và mắc viêm họng cấp, mẹ cần giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là ngực, cổ và gan bàn chân. Xoa dầu tràm vào những vùng này, mặc quần áo thoáng mát nhưng đủ giữ ấm cho trẻ, quàng khăn mỏng, đặc biệt là khi đưa trẻ ra ngoài.
- Bố mẹ cũng nên bổ sung thêm vitamin C để tăng sức đề kháng cho trẻ. Các mẹ có thể cho trẻ ăn thêm cam, bưởi, dâu tây v.v... hoặc nghiền viên nén vitamin C hòa vào bữa ăn nếu như trẻ biếng không uống thuốc.
- Không nên tự ý dùng kháng sinh. Nếu dùng không đúng liều sẽ lại làm bệnh của trẻ thêm nặng, giảm sức đề kháng của trẻ. Cần mua thuốc theo đúng kê đơn của bác sĩ đồng thời chú ý uống đủ liều. Hỏi bác sỹ nếu thấy trẻ có phản ứng với thuốc
- Nếu trẻ đã được chẩn đoán thấp tim thì cần được chữa trị cẩn thận, theo dõi giám sát thường xuyên
Cách ngăn ngừa viêm họng ở trẻ
- Bạn nên tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên nhằm tránh tiếp xúc với vi khuẩn.
- Không nên dẫn trẻ đến những nơi đông đúc vào mùa xuân và mùa đông vì đây là thời điểm bệnh viêm họng phát triển dữ dội nhất.
- Nếu bắt buộc phải đi, hãy giữ trẻ tránh xa những người bị bệnh. Ngoài ra, không để họ tiếp xúc trực tiếp với miệng, mũi và mắt của trẻ. Đây là những nơi mà vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể.
- Thay bàn chải đánh răng của trẻ sau khi hết viêm họng. Điều này có thể ngăn ngừa bệnh quay trở lại.
Xem thêm:
- Trẻ bị viêm họng, sốt dai dẳng mấy ngày mẹ phải làm sao?
- Cách chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng cấp tránh biến chứng nặng
- 5 lưu ý khi trẻ bị viêm họng, mẹ không nên chủ quan