9 lý do gây thoái hóa cột sống - Căn bệnh đang trẻ hóa tại Việt Nam
Thoái hóa cột sống là tình trạng không hiếm gặp ở nhiều người trên 35 tuổi. Nó thường xảy ra ở những vị trí chịu nhiều áp lực như cổ, gáy, thắt lưng, với biểu hiện chính là đau mỏi và các cơn đau này sẽ giảm khi người bệnh được nghỉ ngơi...
9 lý do gây thoái hóa cột sống - Căn bệnh đang trẻ hóa tại Việt Nam
Thoái hóa cột sống là tình trạng không hiếm gặp ở nhiều người trên 35 tuổi. Nó thường xảy ra ở những vị trí chịu nhiều áp lực như cổ, gáy, thắt lưng, với biểu hiện chính là đau mỏi và các cơn đau này sẽ giảm khi người bệnh được nghỉ ngơi...
Thoái hóa cột sống là gì?
Thoái hóa cột sống là một danh từ chung để chỉ tình trạng lão hóa xảy ra ở cột sống khi cơ thể con người già đi. Là tình trạng tổn thương thoái hóa sụn và các tổ chức xương do sự mất cân bằng giữa quá trình hủy hoại và tái tạo tế bào sụn khớp.
Cột sống là trục đỡ của cơ thể giúp chúng ta thực hiện các hành động uốn người, gấp, vặn mình một cách linh hoạt. Trong suốt cuộc đời của con người, cột sống sẽ vừa phát triển vừa thoái hóa. Sự thoái hóa ít hay nhiều sẽ phụ thuộc vào lứa tuổi cũng như thể trạng của mỗi người.
Thông thường, thoái hóa cột sống thường xảy ra sau tuổi 30, càng nhiều tuổi việc thoái hóa diễn ra ngày càng nhanh. Sự thoái hóa diễn ra như một quá trình từ hư xương sụn cột sống, viêm khớp thoái hóa, viêm khớp tăng sản, bệnh lý xương khớp...
Thân đốt sống, đĩa đệm và các tổ chức liên quan là nơi thường diễn ra thoái hóa. Vùng thắt lưng xuất hiện thoái hóa sớm hơn các đoạn khác của cột sống, bắt đầu bằng hư đĩa đệm và sau đó là hư khớp đốt sống, bong các dây chằng, tạo nên các gai xương hoặc thoát vị đĩa đệm...
Phân loại
Thoái hóa cột sống được chia thành thoái hóa nguyên phát và thoái hóa thứ phát tùy theo nguyên nhân.
- Thoái hóa cột sống nguyên phát: là thoái hóa cột sống diễn ra theo quy luật lão hóa của tự nhiên, xuất hiện ở những người tuổi cao. Khi đó cơ thể đã bị lão hóa nghiêm trọng, nhất là ở hệ xương khớp, sụn khớp. Các tế bào xương bị hư hại, hoại tử, suy giảm chức năng vận động.
- Thoái hóa cột sống thứ phát: là thoái hóa do các nguyên nhân tác động đến sức khỏe xương khớp như: chấn thương xương khớp, bệnh lý xương khớp, tư thế sinh hoạt và lao động không phù hợp, chế độ ăn uống và sinh hoạt kém, thừa cân béo phì, môi trường khí hậu lạnh ẩm...
Nguyên nhân ngây ra thoái hóa cột sống
Có 9 nguyên nhân phổ biến nhất gây ra thoái hóa cột sống như:
- Thiếu hụt dinh dưỡng
- Làm việc, lao động quá sớm và quá sức khi khung xương còn đang trong giai đoạn phát triển, chưa định hình, chưa hoàn thiện.
- Tập luyện thể dục, thể thao không đúng cách, không hợp lý.
- Mang, vác, đẩy, kéo các vật nặng không đúng tư thế thường xuyên.
- Tình trạng ít vận động ở người trẻ tuổi dẫn đến các khớp xương ít được vận động, bị chèn ép, máu lưu thông kém, các tế bào xương thiếu dinh dưỡng.
- Béo phì, thừa cân khiến cho cột sống luôn phải cố gắng chống đỡ.
- Dưỡng chất và oxy để nuôi xương không được máu cung cấp đủ dẫn đến xương bị thoái hóa, vôi hóa thường xảy ra ở đốt sống cổ, đốt sống lưng và các khớp gian đốt sống.
- Tình trạng này thường xuất hiện ở độ tuổi từ 35, 40 trở lên, tỉ lệ bị thoái hóa cột sống ở nam và nữ gần giống nhau mặc dù nguyên nhân là tương đối khác nhau. Ở nam giới phần lớn là do lao động nặng, chơi thể thao quá độ. Còn ở nữ giới là do thiếu hụt canxi sau quá trình mang thai và sinh nở mà không được bù đắp kịp thời và đầy đủ.
- Thường gặp ở người cao tuổi do trao đổi chất giảm, thoái hóa các tế bào tăng, càng cao tuổi thoái hóa xương càng tăng.
Biểu hiện của thoái hóa cột sống
- Biểu hiện rõ nhất của thoái hóa cột sống là những cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên, âm ỉ kéo dài nhiều ngày, đau chủ yếu ở vùng thắt lưng và cổ gáy. Người bệnh luôn có cảm giác khó chịu, mất ăn, mất ngủ, sức làm việc giảm sút những điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của những người xung quanh. Những cơn đau cấp tính khiến người bệnh cảm thấy nhói buốt, đau cả sang những vùng khác như vai, thần kinh tọa, đau hông và đùi đến mức không thể đi lại lâu được.
- Các cơn đau kéo dài, lan từ gáy ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên. Cử động vùng cổ bị hạn chế, có thể bị cứng gáy, đau khi ấn vào các gai xương hoặc các mỏm ngang của cột sống cổ.
- Với chứng thoái hóa đốt sống cổ ở người cao tuổi, người bệnh còn có thể có thêm dấu hiệu ngáp và chóng mặt. Trường hợp nặng có thể bị ảnh hưởng đến tủy sống và dây thần kinh liên chi, gây tê bì bàn tay, bàn chân, nếu để lâu không chữa trị có thể dẫn đến teo cơ, bại liệt.
Thoái hóa cột sống tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để lâu ngày không chữa trị có thể dẫn đến nhiều bệnh khác như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống... Ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Các phương pháp khắc phục và điều trị tình trạng thoái hóa cột sống
Biện pháp khắc phục
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị triệt để hiệu quả bệnh thoái hóa cột sống, mà chỉ có một số biện pháp được áp dụng để làm hạn chế và đẩy lùi quá trình lão hóa như:
- Chườm ấm vùng bị đau bằng muối rang nóng.
- Xoa bóp và tập vận động nhẹ nhàng vùng cột sống.
- Khi đau nhiều nên nằm nghỉ tại giường, nằm ngửa trên ván cứng với tư thế hai chân duỗi thẳng đầu kê gối thấp.
- Sử dụng gậy, nạng để hỗ trợ giảm áp lực đè lên mặt khớp khi đi lại.
Phương pháp điều trị
Để điều trị có thể phối hợp tập vật ly trị liệu cùng với các biện pháp như:
- Sử dụng máy kéo giãn cột sống để làm rộng lỗ gian đốt sống, tạo thuận để đưa đĩa đệm về vị trí cũ, trị đau, giãn cơ, gia tăng tuần hoàn máu...
- Di động cột sống để làm rộng lỗ gian đốt sống, để đưa đĩa đệm về vị trí cũ, trị đau, giãn cơ, gia tăng tuần hoàn máu...
- Sử dụng các phương pháp siêu âm trị liệu, chạy điện trị liệu, sóng ngắn trị liệu, từ trường trị liệu, hồng ngoại trị liệu để kháng viêm, trị đau, giãn cơ, gia tăng tuần hoàn máu...
- Thực hiện các bài tập có tác dụng tập mạnh cơ lưng, cơ bụng, cơ cổ... như xà đơn, bơi lội.
Để lựa chọn được phương pháp điều trị hiệu quả nhất cần căn cứ vào tình trạng sức khỏe, mức độ thoái hóa cột sống của từng bệnh nhân.
Với người mới chớm bị thoái hóa cột sống hoặc bị ở mức độ nhẹ, hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp vận động nhẹ nhàng, tập thể dục vừa phải để cải thiện và ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Nhưng với các trường hợp nặng hơn, bắt buộc người bệnh phải đi khám tại các cơ sở chuyên khoa và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Để hạn chế và phòng ngừa thoái hóa cột sống, mọi người nhất là người lớn tuổi cần thận trọng chú ý tư thế cả trong sinh hoạt lẫn khi làm việc hay lao động. Luôn đảm bảo chế độ sinh hoạt khoa học để giúp cột sống luôn khỏe mạnh, hạn chế tình trạng bị thoái hóa.
Xem thêm:
- Biện pháp phòng ngừa thoái hóa cột sống lưng
- Bệnh thoái hóa cột sống và cách điều trị từ Đông y