80% bà bầu bị đau lưng khi mang thai - Gợi ý 5 cách xử lý hiệu quả
Có tới 80% phụ nữ bị đau lưng khi mang thai trong suốt thai kỳ. Thai nhi càng lớn, tần suất và mức độ đau vùng thắt lưng và cột sống lưng sẽ ngày càng nghiêm trọng khiến cho các mẹ bầu ngày càng trở nên nặng nề và mệt mỏi.
80% bà bầu bị đau lưng khi mang thai - Gợi ý 5 cách xử lý hiệu quả
Có tới 80% phụ nữ bị đau lưng khi mang thai trong suốt thai kỳ. Thai nhi càng lớn, tần suất và mức độ đau vùng thắt lưng và cột sống lưng sẽ ngày càng nghiêm trọng khiến cho các mẹ bầu ngày càng trở nên nặng nề và mệt mỏi.
Nguyên nhân gây ra đau lưng khi mang thai
Vùng nối xương chậu và cột sống là nơi thường xuyên xảy ra các triệu chứng đau lưng khi mang thai. Những nguyên nhân gây nên hiện tượng này bao gồm:
- Tăng cân
Cơ thể phụ nữ cũng tăng từ 10 đến 15 cân khi mang thai. Cột sống sẽ phải chịu toàn bộ sức nặng này.
Tình trạng tăng cân chủ yếu làm đau ở phần thắt lưng dưới. Em bé lớn dần lên và tử cung cũng làm gia tăng thêm áp lực lên mạch máu và dây thần kinh ở phần khung xương chậu và lưng.
- Đau lưng do thay đổi progesterone ở trong cơ thể
Chính sự thay đổi progesterone (hormon thai nghén) khiến cho các dây chằng, có tác dụng kết nối vùng lưng dưới và khung xương chậu bị nhão đi dẫn tới sự xuất hiện của những cơn đau nhói ở lưng.
- Đau lưng khi mang thai do thiếu canxi
Đau lưng khi mang thai do thiếu canxi là 1t trong những nguyên nhân dễ gặp. Trong giai đoạn thai nghén, trẻ sẽ hấp thụ canxi từ máu của bạn, khi không bổ sung kịp thời, cơ thể bạn sẽ điều tiết hòa tan Canxi từ xương vào máu để cung cấp cho thai nhi. Chính điều này gây ra những triệu chứng thường gặp ở mẹ như đau lưng, tê chân tay và chuột rút . Về lâu dài, tình trạng thiếu canxi khi thai nghén sẽ có thể dẫn tới tình trạng trẻ còi xương ngay từ trong bụng mẹ, gây nên các dị tật về xương, còi xương bẩm sinh, thấp lùn,...Còn mẹ sẽ bị giảm mật độ xương dẫn tới sự mỏng đi của xương, kết quả là xương yếu và dễ gãy khi độ tuổi ngày càng cao.
- Đau lưng do vị trí của thai nhi trong bụng mẹ
Khi vị trí lưng của trẻ ngược lại lưng của mẹ bầu thì vùng xương lưng của mẹ sẽ bị gây ra sức ép. Do đó, để chịu được toàn bộ trọng lượng của trẻ, lưng mẹ bắt buộc phải cong về phía trước. Thường thì các cơn đau lưng sẽ tấn công mạnh mẽ, dữ dội hơn vào cuối ngày khi cơ thể của mẹ đã mệt mỏi, đặc biệt là vào những tháng cuối thai kì.
- Đau lưng do cơ vùng bụng bị yếu đi
Khi chưa mang thai, các cơ vùng bụng có tác dụng chịu các sức ép từ cơ thể trong tư thế nằm sấp, co giãn 1 cách linh hoạt. Nhưng trong giai đoạn mang thai, do sự phát triển của trẻ trong bụng mẹ, các cơ trở nên yếu đi, bị giãn ra và bị chèn ép gây ra đau lưng ở bà bầu.
- Tư thế ngồi và đứng cũng có thể gây đau lưng
Ngồi bệt là 1 trong những cách ngồi được bà bầu ưa chuộng. Khi ngồi, mẹ bầu thường chống 2 tay về phía sau để giúp giữ trọng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, vùng lưng phía dưới của mẹ bầu sẽ bị đặt trong tình thế căng thẳng và gây ra đau nếu như ngồi theo tư thế này. Bên cạnh đó, những tư thế như đứng, nằm hay di chuyển, vận động, nhấc đồ vật không đúng cách cũng khiến cho bà bầu bị đau lưng.
Các kiểu đau lưng khi mang thai
- Đau thắt lưng
Thường đau mỏi ở các vị trí như các đốt xương sống ngang thắt lưng và ở phần lưng dưới. Đây có thể là do trước khi mang thai, bà bầu từng có thời gian bị đau ở phần eo. Những cơn đau xuất hiện rõ khi bà bầu phải ngồi hay đứng trong 1 thời gian dài.
- Đau xương chậu
Thường thì bà bầu cảm thấy đau mỏi ở sâu bên trong mông, trên 1 hoặc thậm chí là cả 2 mông, hay mặt sau đùi.. Kiểu đau này thường phổ biến hơn so với kiểu đau thắt lưng. Sau khi đi bộ, leo cầu thang, lăn mình trên giường, các cơn đau kiểu này sẽ xuất hiện.
Biện pháp giảm đau lưng khi mang thai
- Tập thể dục
Tập thể dục đều đặn giúp tăng cường cơ và tăng tính linh hoạt. Điều đó có thể giúp giảm bớt căng thẳng lên cột sống của bạn. Các bài tập an toàn cho hầu hết mẹ bầu mang thai bao gồm đi bộ, đạp xe tại chỗ, bơi lội, Yoga. Bác sĩ hoặc chuyên viên trị liệu vật lý có thể đề nghị các bài tập nhằm củng cố lưng và bụng của bạn.
- Chườm nóng hoặc lạnh luân phiên
Bạn nên hỏi trước ý kiến tư vấn của bác sĩ về vấn đề này. Nếu như bác sĩ của bạn đồng ý, hãy bắt đầu bằng cách chườm lạnh (bằng túi đá hay rau đông lạnh quấn trong 1 chiếc khăn) trên vùng đau đớn đến khoảng 20 phút vài lần trong ngày.
Sau 2 hoặc 3 ngày, chuyển sang chườm nóng - đặt 1 gối chườm hoặc chai nước nóng vào vùng lưng đau. Bạn cần lưu ý là không tác động nhiệt vào vùng bụng khi mang thai.
- Cải thiện tư thế
Sử dụng đúng tư thế khi làm việc, ngồi, ngủ là 1 động thái tốt. Việc sử dụng gối chèn khi ngủ cũng sẽ làm mẹ bầu bớt đau lưng. Khi ngồi ở bàn làm việc, hãy đặt 1 chiếc khăn cuộn lại phía sau lưng để hỗ trợ; đặt chân lên 1 chồng sách hoặc ghế và ngồi thẳng, với vai xuôi xuống. Nếu đau lưng do stress, hãy trò chuyện với 1 người bạn có kinh nghiệm, hoặc các chuyên gia tâm lý nếu cần.
- Châm cứu
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc châm cứu có thể có hiệu quả trong việc giảm đau lưng khi mang thai. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện biện pháp này.
- Bổ sung đủ canxi để hạn chế việc đau lưng khi mang thai
Chế độ ăn uống đủ chất, bổ sung đủ vitamin và canxi trong suốt quá trình thai kỳ giúp mẹ giảm rõ rệt tình trạng đau lưng khó chịu. Nhu cầu canxi tăng dần trong giai đoạn mang thai và tăng lên rất cao tới 1500mg canxi nguyên tố ở giai đoạn cuối thai kỳ và giai đoạn cho con bú. Nếu như mẹ không bổ sung thêm Canxi thì cơ thể sẽ tự điều tiết Canxi từ xương mẹ hòa tan vào máu để đảm bảo cung cấp Canxi cho sự phát triển của trẻ. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho xương của mẹ bị loãng, đau lưng, chuột rút, tê tay chân hoặc nặng hơn là tiền sản giật... Đặc biệt, sau khi sinh, nguồn sữa mẹ thường sẽ bị nghèo Canxi hơn. Trẻ thiếu Canxi sẽ không đạt được chiều cao tối đa khi trưởng thành, có nguy cơ còi xương và chậm lớn.
Xem thêm:
- Không cần lo lắng hiện tượng đau lưng khi mới mang thai
- Làm sao để giảm đau lưng khi mang thai một cách hiệu quả?