8 nguyên nhân khiến bạn khó nuốt, cảnh giác ung thư thực quản
Nuốt là một động tác phức tạp, mỗi lần nuốt là sự phối hợp hoạt động của 20 cặp cơ. Trung bình mỗi ngày chúng ta nuốt khoảng 600 - 2000 lần, do đó khó nuốt không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể là triệu chứng của một bệnh nguy hiểm đang tiềm tàng như ung thư thực quản,..
8 nguyên nhân khiến bạn khó nuốt, cảnh giác ung thư thực quản
Nuốt là một động tác phức tạp, mỗi lần nuốt là sự phối hợp hoạt động của 20 cặp cơ. Trung bình mỗi ngày chúng ta nuốt khoảng 600 - 2000 lần, do đó khó nuốt không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể là triệu chứng của một bệnh nguy hiểm đang tiềm tàng như ung thư thực quản,..Vì vậy dù bất kể tình trạng khó nuốt ở mức độ vừa hay nặng bạn nên đến bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác. Chúng ta cùng tìm hiểu về chứng khó nuốt thông qua bài viết sau.
Khó nuốt được định nghĩa như thế nào?
Khó nuốt là một thuật ngữ y khoa dùng để chỉ sự khó khăn khi nuốt. Nguyên nhân phổ biến của triệu chứng này thường do bệnh lý ở vùng thực quản, một số ít gặp hơn là bệnh lý ở vùng hầu họng. Đôi khi khó nuốt còn có thể gặp trong trường hợp có sự chèn ép vào thực quản vì một lý do nào đó.
Mức độ khó nuốt khác nhau ở mỗi người và còn tùy vào giai đoạn bệnh.
- Khó nuốt mức độ nhẹ, lúc này chất lỏng vẫn có thể xuống được thực quản, người bệnh chỉ cảm thấy thức ăn qua thực quản lâu hơn kèm theo cảm giác đau khi nuốt.
- Ở mức độ nặng, người bệnh có thể nôn thức ăn và nước uống ngược trở lại do cả chất rắn và chất lỏng đều không xuống được thực quản.
Một số nguyên nhân gây khó nuốt bạn nên tìm hiểu
Thực quản bị hẹp do viêm nặng
Nguyên nhân gây viêm thực quản phần lớn là do trào ngược acid từ dạ dày lên, acid kích thích niêm mạc đoạn thực quản dưới và gây viêm. Tình trạng viêm nặng kéo dài nhiều khả năng kèm theo biến chứng sẹo hóa và hẹp đoạn thực quản dưới, dẫn đến triệu chứng khó nuốt cho bệnh nhân.
Ung thư thực quản
Khối u phát triển làm hẹp thực quản gây triệu chứng khó nuốt. Đây là một trong những triệu chứng đầu tiên khi khối u hình thành. Tuy nhiên khó nuốt do ung thư thực quản là bệnh lý ít gặp, phần đông các trường hợp ung thư xảy ra ở người lớn hơn 55 tuổi.
Thực quản có vách ngăn
Là nguyên nhân ít gặp, vách ngăn có nguồn gốc từ những mô thực quản bình thường phát triển thành những khối u lành tính bất thường, vách ngăn đôi khi xuất hiện ở người bị thiếu máu thiếu sắt.
Đờ thực quản
Chủ yếu xuất hiện ở người trưởng thành độ tuổi 20 – 40. Đờ thực quản là bệnh lý tác động lên cả cơ và thần kinh chi phối cơ thực quản, ban đầu thần kinh bị tác động sẽ mở cơ thắt giữa thực quản và dạ dày, tiếp theo là cơ này không thể co lại phù hợp và mở ra đúng lúc để đẩy thức ăn từ thực quản xuống dạ dày.
Một số bệnh lý thần kinh có thể tác động lên thần kinh cơ thực quản
Đột quỵ, co thắt thực quản, bệnh lý noron vận động, bệnh Chagas, liệt hành tủy, nhược cơ nặng, viêm da cơ, loạn dưỡng tăng trương lực cơ, bệnh Parkinson,.. đều có thể gây khó nuốt. Trong những bệnh này, khó nuốt không phải là triệu chứng đầu tiên và đi kèm với nhiều triệu chứng khác.
Chèn ép từ bên ngoài vào thực quản
Một số bệnh lý như ung thư tuyến giáp, ung thư phổi hay tủy sống, phình động mạch lớn,.. chèn ép lên các cấu trúc cạnh thực quản, gây hẹp thực quản và ảnh hưởng đến chức năng bình thường của thực quản gây triệu chứng khó nuốt.
Túi thừa thanh hầu
Đây là bệnh ít gặp thường xảy ra ở người già trên 70 tuổi..đi kèm triệu chứng khó nuốt còn có nôn, ho và khó thở
Các nguyên nhân khác
Mắc dị vật ở thực quản (thường gặp ở trẻ do bất cẩn), ung thư dạ dày, ung thư vòm họng, nhiễm trùng thực quản,.. Hẹp thực quản, sẹo thực quản sau phẫu thuật, xạ trị hay ngộ độc chất tẩy rửa thuốc trừ sâu, hóa chất khác..
Phân biệt khó nuốt và nghẹn cổ
Khó nuốt và nghẹn cổ là 2 triệu chứng biểu hiện tương đối giống nhau nhưng bản chất vấn đề lại hoàn toàn khác. Người bệnh trào ngược cần hiểu đúng và không nhầm lẫn về 2 triệu chứng trên:
Cần thực hiện xét nghiệm nào khi bạn bị khó nuốt?
Tùy thuộc vào nguyên nhân bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm phù hợp, hai xét nghiệm phổ biến nhất là nội soi thực quản dạ dày và chụp Bari cản quang.
- Nội soi: kỹ thuật dùng để quan sát bên trong lòng ống tiêu hóa trên. Một ống nhỏ, mềm và to bằng ngón tay út được gọi là ống nội soi được đưa vào miệng, qua thực quản rồi xuống thẳng dạ dày, hành tá tràng. Đầu ống có gắn một đèn soi, một camera nhỏ để bác sĩ quan sát được bên trong thực quản, dạ dày và hành tá tràng.
- Chụp Bari cản quang: chụp X- quang thông thường sẽ không thể hiện rõ được hình ảnh của thực quản và các đoạn khác của đường tiêu hóa. Phương pháp Bari cản quang thực hiện bằng cách cho người bệnh uống một dịch màu trắng có chứa chất hóa học Barium sulfate, tia X không xuyên qua được Bari, do đó phim X- quang chụp được sẽ cho hình ảnh của đường tiêu hóa trên gồm thực quản, dạ dày và ruột non.
Một số xét nghiệm khác
- Đo áp lực thực quản: xét nghiệm được thực hiện bằng cách dùng một ống nhạy cảm áp lực đưa vào thực quản thông qua mũi hoặc miệng.
- Chiếu điện quang: xét nghiệm được thực hiện tương tự như xét chụp Bari cản quang. Bari sẽ được trộn vào thức ăn và nước uống..., kỹ thuật viên sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện động tác nuốt thức ăn và tiến hành chụp X- quang.
- Theo dõi pH: pH trong thực quản được đo thông qua một ống nhỏ, được đưa vào thực quản qua miệng hay mũi
- Xét nghiệm máu, MRI
Xem thêm:
- Nghẹn cổ họng sau khi uống thuốc phải làm sao?
- Cổ họng nóng rát và khô, nuốt có cảm giác vướng nghẹn là triệu chứng của bệnh gì?