8 bước sơ cứu đột quỵ đơn giản tại nhà

Sơ cứu đột quỵ đúng cách cho bệnh nhân trước khi đưa đến bệnh viện là điều mà mọi người nên biết để cứu sống những người bị đột quỵ. Dưới đây là 8 bước sơ cứu đột quỵ tại nhà mà mọi người có thể tham khảo.

8 bước sơ cứu đột quỵ đơn giản tại nhà 8 bước sơ cứu đột quỵ đơn giản tại nhà

Sơ cứu đột quỵ đúng cách cho bệnh nhân trước khi đưa đến bệnh viện là điều mà mọi người nên biết để cứu sống những người bị đột quỵ. Dưới đây là 8 bước sơ cứu đột quỵ tại nhà mà mọi người có thể tham khảo.

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) là tình trạng mà mạch máu não bị tắc nghẽn, dẫn đến việc không đưa đủ máu lên một vùng não nhất định. Trường hợp này gọi là đột quỵ do thiếu máu não. Còn trong trường hợp chảy máu não thì gọi đó là đột quỵ xuất huyết não. Tuy nhiên, trên thực tế thì đột quỵ thiếu máu não phổ biến và thường gặp hơn so với đột quỵ xuất huyết não.

Cả hai loại đột quỵ thiếu máu não và xuất huyết não đều gây ra các biến chứng về thần kinh. Cơn đột quỵ có thể diễn ra trong vài phút và có thể dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu và sơ cứu đúng cách, kịp thời.

Vì vậy, mọi người cần nắm bắt được những dấu hiệu ở người đột quỵ để kịp thời sơ cứu giúp cứu sống người bệnh.

vicare.vn-8-buoc-so-cuu-dot-quy-don-gian-tai-nha-body-1

Dấu hiệu nhận biết người đột quỵ

Dấu hiệu nhận biết người bị đột quỵ bao gồm các dấu hiệu đó là:

  • Liệt mặt: Quan sát thấy người bệnh cười không được tự nhiên, miệng lệch qua một bên, mặt chùng xuống, nếp má mũi hai bên không đều.
  • Yếu liệt tay: người bệnh không thể giơ đều 2 tay lên cao mà có dấu hiệu rơi một bên tay.
  • Rối loạn tiếng nói: Người bệnh không thể nói được hoặc không thể biểu đạt đúng ý mình bằng ngôn ngữ, nói ú ớ không ra tiếng.
  • Hoa mắt, chóng mặt, mắt mờ, đau đầu và choáng váng...

Đây là những dấu hiệu đột quỵ và khi thấy nạn nhân có một số dấu hiệu trên thì cần gọi cấp cứu ngay. Trong lúc chờ xe cứu thương đến thì mọi người cũng cần biết cách sơ cứu giúp người bệnh tăng tỉ lệ hồi phục, giảm tử vong

Cách sơ cứu đột quỵ tại nhà

Cần làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ? Để sơ cứu đột quỵ tim hay cấp cứu đột quỵ não cũng như sơ cứu đột tử, sơ cứu tai biến và sơ cứu xuất huyết não thì mọi người cần thực hiện các việc sau:

  • Gọi điện thoại cấp cứu 115. Trường hợp đội ngũ cấp cứu chưa thể đến được thì cần chuyển người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất có điều kiện xử lý đột quỵ. Chú ý di chuyển bệnh nhân an toàn, nhẹ nhàng và tránh va đập, rung lắc mạnh.
  • Cần để bệnh nhân trên mặt phẳng và nằm nghiêng qua một bên, nới rộng quần áo để bệnh nhân dễ thở.
  • Ghi chú lại thời gian mà người bệnh bắt đầu có dấu hiệu bất thường.
  • Đặt người bệnh nằm nghiêng về một bên và kê cao đầu cho người bệnh khoảng 30-45 độ.
  • Làm đường thở của bệnh nhân được thông thoáng.
  • Không để người bệnh tự di chuyển vì rất có thể sẽ bị ngã.
  • Ghi chú lại những loại thuốc mà bệnh nhân đang dùng hoặc đang mang theo đơn thuốc trong người nếu có.
  • Luôn phải cho bệnh nhân nhận được oxy, tránh tình trạng chết não.
vicare.vn-8-buoc-so-cuu-dot-quy-don-gian-tai-nha-body-2

Những điều cần tránh khi sơ cứu đột quỵ

  • Không chờ đợi hy vọng cơn đột quỵ qua đi vì như thế có thể khiến cho bệnh nhân rơi vào hôn mê sâu và tử vong.
  • Không được tự ý châm cứu hay bấm huyệt hoặc cạo gió... cho bệnh nhân vì có thể làm chậm trễ việc điều trị khiến bệnh nguy hiểm hơn.
  • Không cho người bệnh ăn uống bất cứ thứ gì để tránh nôn mửa và trào ngược thức ăn vào đường thở gây tắc thở.
  • Không được dùng thuốc huyết áp cho người bệnh có thể làm tăng nguy cơ tử vong cho người bị đột quỵ.

Mong rằng với những thông tin được chia sẻ ở trên sẽ giúp mọi người nhận biết được các dấu hiệu của đột quỵ và kịp thời sơ cứu đột quỵ khi gặp người đột quỵ để giúp người bệnh bảo vệ tính mạng.

Xem thêm:

  • Phát hiện nguy cơ đột quỵ trong 1 phút
  • Tim ngừng đập đột ngột - nguyên nhân gây ra đột quỵ