7 nguyên nhân bị tiêu chảy ở trẻ em thường gặp nhất
Tiêu chảy là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ với tỷ lệ mắc cao. Tiêu chảy ở trẻ em có nguy cơ gây ra suy dinh dưỡng, ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của trẻ nhỏ, thậm chí tử vong nếu không được chăm sóc và chữa trị đúng cách. Sau đây là 7 nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em thường gặp nhất mà cha mẹ cần biết để có các biện pháp phòng tránh và điều trị phù hợp.
7 nguyên nhân bị tiêu chảy ở trẻ em thường gặp nhất
Tiêu chảy là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ với tỷ lệ mắc cao. Tiêu chảy ở trẻ em có nguy cơ gây ra suy dinh dưỡng, ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của trẻ nhỏ, thậm chí tử vong nếu không được chăm sóc và chữa trị đúng cách. Dưới đây là 7 nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em thường gặp nhất mà cha mẹ cần biết để có các biện pháp phòng tránh và điều trị phù hợp.
Nhiễm rotavirus gây tiêu chảy ở trẻ em
Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây ra tiêu chảy ở trẻ em, lứa tuổi hay gặp nhất là ở dưới 3 tuổi, tập trung nhiều nhất là từ 7 – 24 tháng tuổi. Trẻ thường có biểu hiện như đi ngoài tóe nước nhiều lần trong ngày, nôn, sốt, phân lỏng màu vàng xanh có khi như là hoa cà, hoa cải. Trẻ bị nôn ói và tiêu chảy nhiều lần trong ngày nên rất dễ bị mất nước và phải nhập viện điều trị. Bệnh thường kéo dài từ khoảng 3 – 9 ngày nhưng phải mất đến vài 3 tuần để trẻ hồi phục cơ thể.
Lây nhiễm vi khuẩn
Đây là 1 trong những nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em thường được gặp nhất và liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Bệnh thường do các vi khuẩn Salmonella, Campylobacter, E.coli, Shigella, Vibrio cholerae (vi khuẩn tả)... gây ra. Tùy vào từng loại vi khuẩn trẻ bị lây nhiễm mà các triệu chứng sẽ khác nhau. Khi trẻ có triệu chứng của tiêu chảy, cha mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tính chất phân, soi phân, cấy phân, triệu chứng để chẩn đoán nguyên nhân gây ra bệnh và đưa ra cách điều trị.
Nhiễm ký sinh trùng
Nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em có thể là do nhiễm ký sinh trùng Giardia lamblia lây lan qua nguồn nước hoặc là thực phẩm bé hấp thu hàng ngày. Trẻ có những triệu chứng như: Phân không có máu, tiêu chảy tóe nước hoặc chất nhầy. Ký sinh trùng Giardia lamblia có ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất béo của cơ thể nên ở trong phân có chứa chất béo, bóng như mỡ , phân nổi trên mặt nước và có mùi rất hôi. Ngoài ra, trẻ còn có những triệu chứng khác như chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng, đầy hơi, đôi khi sốt nhẹ.
Uống thuốc kháng sinh dễ gây tiêu chảy ở trẻ em
Thuốc kháng sinh cũng là 1 trong những nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em. Khi trẻ dùng thuốc kháng sinh và thuốc tiêu diệt vi khuẩn gây ra bệnh nhưng cũng tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có ích, khiến cho hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, gây ra loạn khuẩn ruột và dẫn đến bị tiêu chảy.
Tiêu chảy do loạn khuẩn ruột thường có các triệu chứng như: Bé đi vệ sinh nhiều lần trong ngày, hoặc phân xanh, vàng lổn nhổn, có bọt, không thối, phân lỏng lẫn nhầy hoặc phân sống, đôi khi lẫn máu, lẫn thức ăn chưa tiêu.
Trẻ bất dung nạp Lactose
Do thiếu hụt men Lactase để giúp tiêu hóa đường Lactose trong sữa, các sản phẩm từ sữa nên trẻ không có khả năng hấp thu và tiêu hóa các loại đường này. Đường Lactose ứ đọng ở trong ruột sẽ chuyển thành axit lactic và khiến cho trẻ bị tiêu chảy.
Trẻ bị tiêu chảy có các triệu chứng như: Chướng bụng, sôi bụng, da quanh hậu môn bị hăm đỏ, tiêu chảy, đi phân chua. Các triệu chứng nặng nhẹ còn tùy thuộc vào lượng Lactose trẻ ăn nhiều hay ít.
Dị ứng và ngộ độc thức ăn
Protein trong thực phẩm là các thành phần chủ yếu khiến cho trẻ bị dị ứng thức ăn, dẫn đến tiêu chảy. Dị ứng có thể xảy ra trong vài phút hoặc vài giờ sau khi trẻ ăn.
Các triệu chứng gồm: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, chóng mặt, đau bụng; nặng hơn là khó thở, huyết áp giảm và thậm chí là tử vong. Thức ăn hay gây dị ứng là sữa, trứng (nhất là trong lòng trắng trứng), hải sản, lạc, cá,... Ngộ độc thức ăn là nguyên nhân khác gây ra tiêu chảy ở trẻ em. Khi bị ngộ độc thực phẩm, trẻ sẽ có các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, sốt, mệt mỏi, nôn, buồn nôn ... Biến chứng nghiêm trọng hơn đó là cơ thể mất nước và các chất điện giải có thể dẫn tới tử vong.
Uống nhiều nước ép trái cây
Nhiều cha mẹ không nghĩ rằng cho trẻ uống nhiều nước ép trái cây là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em. Nhiều loại nước trái cây kể cả các loại trái cây tươi, trái cây đóng hộp có chứa sorbitol – 1 dạng đường khó tiêu khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ không tiêu hóa được, dẫn đến bị tiêu chảy. Triệu chứng tiêu chảy khi trẻ uống nhiều nước trái cây như đi phân lỏng thường xuyên, đầy hơi, khó chịu, chướng bụng, đau bụng.
Cha mẹ cần phải làm gì khi trẻ em bị tiêu chảy?
Bù nước cho trẻ
Ngay khi trẻ bị tiêu chảy, cần cho trẻ uống oresol để bù lại lượng nước và các chất điện giải đã mất qua phân. Khi cho trẻ uống oresol, mẹ phải pha và sử dụng theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì. Dung dịch sau 24 giờ nếu như trẻ không uống hết thì đổ đi và pha 1 đợt mới. Bên cạnh đó, mẹ cho trẻ uống thêm các loại nước khác như nước đun sôi để nguội, nước cháo, nước canh, nước dừa tươi...
Khi bù nước cho trẻ bằng Oresol, cha mẹ phải bù nước đúng cách mới có thể đem lại hiệu quả
Chú ý chế độ dinh dưỡng
Nếu trẻ còn bú mẹ thì cho trẻ bú nhiều thêm và cữ bú lâu hơn. Bên cạnh đó, cho trẻ ăn thành nhiều bữa, tăng thêm ít nhất là hai bữa so với khi không bị bệnh; thức ăn cần nấu nhừ và dễ tiêu. Tuyệt đối không để trẻ nhịn ăn để “ruột nghỉ ngơi” vì sẽ khiến cho trẻ bị suy dinh dưỡng.
Chăm sóc theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ
Cha mẹ cần phải theo dõi số lần bé đi ngoài, số lượng hay màu sắc phân và khả năng uống bù nước trong việc ăn uống của bé. Tuyệt đối, không dùng thuốc cầm tiêu chảy và thuốc kháng sinh nếu như không có chỉ định của bác sĩ. Cần phải cho trẻ đi khám ngay khi có những dấu hiệu như tiêu chảy nặng hơn, co giật, nôn nhiều, sốt cao liên tục, chướng bụng, phân có máu.
Bổ sung men vi sinh
Men vi sinh sẽ giúp bổ sung cho hệ tiêu hóa của trẻ các vi khuẩn có lợi, ức chế sự phát triển của các tác nhân gây ra bệnh như virus, vi khuẩn và ký sinh trùng. Từ đó giúp lập lại cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột, giảm dần tình trạng tiêu chảy, đi ngoài phân sống, rối loạn tiêu hóa, chướng bụng giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.
Xem thêm:
- Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
- Trẻ bị tiêu chảy: 10 dấu hiệu phải đi bệnh viện
- Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì thì tốt?