7 món ăn giúp chữa bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả
Không ít người tỏ ra bi quan khi biết mình mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Nhưng theo các chuyên gia y tế, nếu có lối sống khoa học, ăn những món ăn giúp chữa bệnh gan nhiễm mỡ thì người bệnh sẽ giữ được sức khỏe ổn định và tránh được tai biến.
7 món ăn giúp chữa bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả
Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
Bệnh gan nhiễm mỡ là hiện tượng khi lượng mỡ tích tụ trong gan chiếm quá 5% trọng lượng của gan. Gan nhiễm mỡ thường gặp ở người béo, bụng to, ăn nhiều, ít vận động, người thường to béo nặng nề, da mặt sạm.
Bình thường lượng mỡ chiếm khoảng 3 - 5% trọng lượng của gan. Gan nhiễm mỡ mức độ nhẹ khi lượng mỡ trong gan chiếm 5 - 10%, nếu 10 - 25% là nhiễm mỡ mức độ vừa và nếu vượt quá 30% là nhiễm mỡ nặng.
Gan nhiễm mỡ tuy không phải bệnh ác tính nhưng nếu như để lâu ngày có thể gây ra xơ gan, thậm chí là ung thư gan. Trong quá trình kiểm soát gan nhiễm mỡ, người bệnh cần phải:
- Có chế độ ăn uống hợp lý, ăn những món ăn tốt cho người bệnh Gan nhiễm mỡ
- Kiểm soát hàm lượng cholesterol trong máu
- Giảm cân
- Kiểm soát lượng đường trong máu.
Vì vậy, nếu bạn bị gan nhiễm mỡ ngay bây giờ thì hãy lên kế hoạch ăn uống thật hợp lý để cứu lấy bộ phận vô cùng quan trọng này.
7 món ăn giúp chữa bệnh gan nhiễm mỡ bạn nên tham khảo
Có nhiều món ăn tốt cho sức khỏe mà người bệnh Gan nhiễm mỡ nên ăn, những thực phẩm này ngoài việc cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu thì nó còn cân đối lại lượng mỡ dư thừa trong cơ thể.
Ngô
Ngô là thứ ngũ cốc đặc biệt thích hợp với người bị gan nhiễm mỡ do chứa nhiều acid béo không no, giúp thúc đẩy chuyển hóa chất béo. Trong ngô chứa nhiều cả chất xơ hòa tan và không hòa tan, các chất xơ hòa tan liên kết với cholesterol trong mật, được bài tiết từ gan, sau đó lan truyền đi khắp nơi trong cơ thể để hấp thụ tiếp cholesterol có hại. Rau cần, nhộng, nấm hương cũng là thực phẩm thích hợp với bệnh này.
Ngoài ra, ngô sản sinh lượng calo thấp và chứa ít hàm lượng sucrose, do vậy ngô là một loại đồ ăn vặt rất phù hợp cho người bệnh Gan nhiễm mỡ muốn giảm cân. Ngô có thể chế biến thành nhiều món: ngô luộc, bánh ngô, ngô xào (ăn trong bữa chính), súp ngô, sữa ngô, ngô nướng...
Lá sen
Chữa gan nhiễm mỡ bằng lá sen mang lại hiệu quả cao. Những hoạt chất có trong lá sen có khả năng giảm mỡ trong gan, đồng thời tăng cường chức năng gan, giúp cơ quan này hoạt động hiệu quả hơn. Bạn có thể dùng lá sen bằng cách hãm với nước sôi uống thay trà hoặc nấu cháo lá sen.
Lá sen còn được kiểm chứng là gồm các chất chống oxy hóa, giảm mỡ trong máu, dung dịch chiết xuất từ lá sen cải thiện việc chuyển hóa chất béo và giảm tổn thương gan.
Có thể dùng lá sen tươi sắc lấy nước, cô đặc lại, hòa với đường để uống. Hoặc dùng lá sen khô tán bột, uống với nước cơm; hãm nước sôi hay sắc lấy nước để uống trong ngày. Lá sen thường được dùng làm phụ liệu trong các món ăn như: cơm gói lá sen, cốm gói lá sen, cá lóc nướng lá sen, trà lá sen giảm béo, món ăn lá sen giảm béo...
Trái cây chứa nhiều vitamin C
Vitamin C là một chất chống oxy hóa tự nhiên giúp gan sản xuất glutathione, đóng vai trò quan trọng trong việc giải độc tố cho cơ thể. Vitamin C thường có trong các loại hoa quả như: chanh, cam, bưởi, ổi, ớt Đà lạt, bông cải xanh, dâu tây, quả kiwi...
Chanh là một trong những trái cây chứa nhiều vitamin C. Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy rằng, chanh có chứa một hợp chất gọi là naringenin làm giảm chứng viêm gan có liên quan đến gan nhiễm mỡ.
Cây bồ công anh
Bồ công anh thanh nhiệt tiêu độc, giải uất, cải thiện chức năng gan mật, chống tích tụ lipid. Dùng thường xuyên có tác dụng tiêu độc, nhuận gan, lợi mật... Bồ công anh là thực phẩm giúp chữa bệnh gan nhiễm mỡ vì có tác dụng chuyển hóa các chất béo chứa trong gan. Bồ công anh là một chất bổ gan mạnh giúp kích hoạt chức năng gan tốt và giúp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu có liên quan đến chứng béo phì.
Có thể dùng lá bồ công anh khô làm trà uống hàng ngày, hoặc dùng lá non để làm rau ăn chung với nhiều loại rau mùi khác, hoặc luộc chín, nấu canh, chế biến thành món súp chung với các loại rau khác.
Chú ý, không nên sử dụng loại thảo mộc này cho những người bệnh đái tháo đường do có thể dẫn đến các phản ứng phụ không mong muốn.
Ăn nhiều rau xanh và hoa quả
Nếu bổ sung rau xanh và hoa quả chứa nhiều chất xơ trong các bữa ăn sẽ giúp người bệnh gan nhiễm mỡ kiểm soát lượng mỡ và lượng đường trong cơ thể. Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để có chất xơ kích thích nhu động ruột, tránh táo bón, phòng chống bệnh xơ vữa động mạch.
Rau xanh và hoa quả là những thực phẩm lý tưởng cho người bệnh gan nhiễm mỡ vì có tác dụng hạ cholesterol trong máu và tế bào gan (mỗi ngày mỗi người nên ăn tối thiểu 300g rau xanh, 200g quả chín tươi). Một số món ăn rất tốt đó là: đậu Hà Lan, cà chua, ớt vàng, rau ngót, cần tây, diếp cá, tỏi, bắp chuối, nấm hương, chanh, cam, quýt, bưởi, táo chín, trà xanh, lá sen, hoa hòe, hoa atiso...
Trong rau xanh và hoa quả chứa nhiều vitamin A, E giúp phục hồi và đỡ bị rối loạn chuyển hóa thêm nữa từ các bệnh lý của gan hay nhiễm mỡ của gan. Các loại ngũ cốc và trái cây chứa nhiều chất xơ và ít calo nên sử dụng thường xuyên như: gạo lức, bầu bí, trà xanh, dâu tây, lê, cà chua, táo, hoa atiso...
Nhộng, cá, trứng, các loại đậu đỗ... để bổ sung đạm
Về nguyên tắc, người bệnh gan nhiễm mỡ cần hạn chế lipid, mỡ. Nhưng không nên vì vậy mà kiêng khem tuyệt đối mỡ mà chỉ cần điều chỉnh cho hợp lý. Nhộng tằm cũng là món ăn phù hợp với người bệnh gan nhiễm mỡ, giúp hạn chế cholesterol huyết thanh, đồng thời cải thiện chức năng gan hiệu quả. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh bổ sung chất đạm bằng cá và nhộng tằm thay vì thịt đỏ.
Người bệnh nên hạn chế mỡ động vật, thay vào đó hãy bổ sung các loại dầu thực vật với lượng acid béo không no để làm giảm cholesterol: dầu chiết xuất từ lạc, vừng, đậu tượng, olive,...
Củ nghệ
Nghệ vàng có những thành phần giúp loại bỏ tác động của nồng độ leptin gây xơ gan để kích thích hoạt động của các tế bào gan hình sao, dó đó giảm được quá trình hủy hoại tế bào gan. Nghệ không những ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ mà còn kích thích cơ thể tiêu hóa chất béo, làm giảm tối thiểu được lượng chất béo tích tụ trong gan.
Để điều trị có hiệu quả bệnh gan nhiễm mỡ trong gan, người bệnh nên: trộn nửa muỗng cà phê bột nghệ với một ly nước nóng, để nguội và dùng ba lần một ngày. Nếu bạn thích, có thể trộn nửa thìa bột nghệ vào một ly sữa ấm và thưởng thức.
Gan nhiễm mỡ nên kiêng gì?
Để quá trình điều trị gan nhiễm mỡ có hiệu quả tốt hơn, người bệnh nên lưu ý tránh một số loại thực phẩm dưới đây:
- Nội tạng, da động vật: đây là những thực phẩm chứa nhiều cholesterol, người bệnh nên kiêng những thức ăn này. Hạn chế chất béo và mỡ động vật sẽ làm giảm lượng mỡ trong máu, lượng mỡ vận chuyển qua gan giảm, qua đó giảm gánh nặng cho gan.
- Rượu bia và các chất kích thích: người bệnh gan nhiễm mỡ phải kiêng rượu bia, rượu bia làm hư hại gan rất nhanh, có thể khiến gan nhiễm mỡ tiến triển thành xơ gan và ung thư gan nhanh hơn bình thường.
- Gia vị cay nóng (gừng, tỏi, ớt, tiêu): các gia vị cay nóng cũng góp phần khiến gan trở nên “yếu” dần đi.
- Thịt đỏ (thịt bò, thịt trâu, thịt cừu, thịt bê...) có lượng chất đạm trong các loại thịt đỏ rất cao, chúng khiến gan phải làm việc vất vả hơn...
Xem thêm:
- Bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên ăn gì, kiêng ăn gì
- Thực phẩm chức năng chữa bệnh gan nhiễm mỡ được ưa chuộng hiện nay
- Gan nhiễm mỡ rất khó phát hiện sớm vì không có triệu chứng rõ rệt