7 mốc siêu âm thai quan trọng mẹ bầu cần nắm rõ

Siêu âm thai là việc làm vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu và không thể thiếu trong thời gian mang thai. Dưới đây là 7 mốc siêu âm thai quan trọng mẹ bầu cần nắm rõ để thực hiện nhằm nắm bắt được sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn cũng như phát hiện những bất thường của thai nhi để có biện pháp can thiệp kịp thời.

7 mốc siêu âm thai quan trọng mẹ bầu cần nắm rõ 7 mốc siêu âm thai quan trọng mẹ bầu cần nắm rõ

Siêu âm thai là việc làm vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu và không thể thiếu trong thời gian mang thai. Dưới đây là 7 mốc siêu âm thai quan trọng mẹ bầu cần nắm rõ để thực hiện nhằm nắm bắt được sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn cũng như phát hiện những bất thường của thai nhi để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Những lợi ích của việc siêu âm thai

Siêu âm thai là cách sử dụng sóng siêu âm kết nối với máy tính nhằm tạo ra hình ảnh của thai nhi, nhau thai và tử cung, cùng một số cơ quan khác nằm trong khung xương chậu.

Khi thực hiện siêu âm thì các bác sĩ sẽ dùng dụng cụ có sóng siêu âm qua tử cung và kết nối với máy tính giúp nhìn thấy hình dạng, vị trí và các cử động của thai nhi. Hiện nay, các mẹ bầu có thể lựa chọn siêu âm thai 2D, 3D hay 4D hoặc siêu âm Dopple màu.

Lợi ích của việc siêu âm thai là:

  • Giúp các mẹ bầu nắm bắt được sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn trong suốt thai kỳ.
  • Nắm bắt được cân nặng của thai nhi từ đó có sự điều chỉnh về chế độ ăn uống phù hợp giúp thai nhi phát triển về cân nặng đúng chuẩn.
  • Giúp biết được kích thước và hình dạng của thai nhi trong bụng. Bên cạnh đó còn giúp phát hiện được những vấn đề bất thường liên quan đến dị tật thai nhi nhằm có biện pháp can thiệp hiệu quả trong từng trường hợp...

7 mốc siêu âm thai quan trọng mẹ bầu cần nắm rõ

Lịch siêu âm và khám thai định kỳ bình thường được khuyến nghị là 8 lần đối với một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, đối với những thai phụ có nguy cơ bị tiểu đường hoặc mắc bệnh tim mạch, huyết áp.... thì số lần siêu âm và khám thai có thể tăng lên. Tùy trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho thai phụ...

Siêu âm thai lần đầu tiên

Siêu âm thai lần đầu diễn ra sau khi các mẹ bầu bị chậm kinh và thử thai lên 2 vạch.

Nhiều mẹ vẫn nghĩ rằng tuổi thai được tính từ ngày quan hệ nên sau khi quan hệ tình dục được hơn 2 tuần thử thai lên 2 vạch thì thắc mắc rằng siêu âm thai 2 tuần đã có phôi thai hay chưa? Tuy nhiên, tuổi thai được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt gần nhất nên sau khi bị chậm kinh và thử thai lên 2 vạch thì siêu âm thai đã được 4 tuần tuổi hoặc hơn. Do đó, việc siêu âm thai sau khi chậm kinh và thử thai lên 2 vạch là có thể thấy phôi thai.

Lúc này việc siêu âm sẽ giúp mẹ bầu biết được tình trạng của thai nhi là đã vào tử cung hay chưa và đã có tim thai chưa, kích thước của túi ối. Ở giai đoạn này, khi mẹ bầu siêu âm thường thực hiện siêu âm thai 2D.

Ngoài việc siêu âm thì các mẹ bầu giai đoạn này thường được kiểm tra cân nặng, đo huyết áp và có thể làm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm dịch âm đạo để loại trừ nguy cơ viêm nhiễm và mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, biết được nhóm máu và có bị viêm gan hay không,...

vicare.vn-7-moc-sieu-am-thai-quan-trong-me-bau-can-nam-ro-body-1

Siêu âm lần thứ 2

Siêu âm thai lần thứ 2 thường được thực hiện vào tuần 12-14 của thai kỳ. Đây là một mốc siêu âm bắt buộc mẹ bầu cần thực hiện.

Mẹ bầu cần được siêu âm thai 4D để khảo sát ban đầu về hình thái các chi, cột sống và các tạng trong cơ thể của thai nhi. Đồng thời, bác sĩ sẽ đo độ mờ da gáy để dự đoán dị tật bẩm sinh do một số bất thường nhiễm sắc thể gây ra.

Thời điểm này, mẹ bầu cũng nên sàng lọc dị tật bẩm sinh qua việc đo độ mờ da gáy kết hợp làm xét nghiệm Double test sẽ giúp phát hiện chính xác hơn nguy cơ hội chứng Down của thai nhi.

Siêu âm lần thứ 3

Lần siêu âm thứ 3 diễn ra ở giai đoạn thai từ 15- 19 tuần. Bên cạnh việc siêu âm thai định kỳ, mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc Triple test ngoài dự đoán nguy cơ hội chứng Down thì còn dự đoán được nguy cơ dị dạng nhiễm sắc thể của thai nhi.

Siêu âm lần thứ 4

Diễn ra vào thời điểm thai nhi từ 20-24 tuần tuổi. Đây là cột mốc siêu âm quan trọng để bác sĩ phát hiện những bất thường của thai nhi như sứt môi hay dị dạng ở các cơ quan khác và đặc biệt là bất thường về tim cũng như hệ xương nhằm có biện pháp can thiệp kịp thời.

Vì vậy, giai đoạn này thì mẹ bầu nên siêu âm thai 4D để theo dõi mức độ phát triển của thai nhi một cách rõ ràng hơn.

Siêu âm lần thứ 5

Mẹ bầu thực hiện siêu âm lần thứ 6 vào thời điểm thai nhi từ 26-28 tuần tuổi. Bên cạnh việc siêu âm và thăm khám như những lần trước thì trong giai đoạn này, các mẹ bầu nên tiêm phòng uốn ván mũi đầu tiên hoặc là mũi nhắc lại nếu sinh lần hai.

Siêu âm lần thứ 6

Lần siêu âm thai thứ 7 được thực hiện ở giai đoạn thai nhi được 31-32 tuần tuổi. Tuần thai thứ 32, thai phụ cần được siêu âm 4D để xác định lần cuối về dị tật thai nhi bẩm sinh và theo dõi động mạch rốn, động mạch não và động mạch tử cung, kết hợp với khám tổng quát để xem xét vị trí ngôi thai để đánh giá, tiên lượng độ phát triển của thai và xác định trường hợp sinh thường hay mổ đẻ.

Đây cũng là thời điểm để mẹ bầu tiêm mũi uốn ván lần 2.

Lần siêu âm thứ 7

Siêu âm thai lần thứ 8 diễn ra khi thai ở khoảng 35 – 36 tuần, mẹ bầu cần được siêu âm để kiểm tra trọng lượng thai, tình trạng nước ối và dây rốn bình thường hay có quấn cổ hay không... Siêu âm ở cột mốc này thì bác sĩ sẽ dự báo được cân nặng của em bé lúc sinh.

Từ giai đoạn này, mẹ bầu có thể siêu âm và kiểm tra thai kỳ mỗi tuần hoặc bất cứ khi nào có dấu hiệu chuyển dạ, đau bụng và ra máu để theo dõi tim thai, cử động của thai nhi và xem tình trạng độ mở cổ tử cung.

vicare.vn-7-moc-sieu-am-thai-quan-trong-me-bau-can-nam-ro-body-2

Siêu âm thai có cần nhịn ăn không?

Nhiều mẹ bầu, đặc biệt là những mẹ bầu mang thai lần đầu tiên khi thực hiện siêu âm thường thắc mắc là siêu âm thai có được ăn không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì trường hợp nếu mẹ bầu chỉ siêu âm thai bình thường mà không phải làm các xét nghiệm thì không cần nhịn ăn.

Còn đối với trường hợp siêu âm thai đồng thời thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra đường huyết, tốc độ lắng của máu... thì tốt hơn là không nên ăn trước khi siêu âm vì việc ăn trước khi siêu âm có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm. Tuy nhiên, sau khi siêu âm và hoàn thành các xét nghiệm thì mẹ nên thực hiện ăn ngay để tránh tình trạng hạ đường huyết dẫn đến ngất xỉu và ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.

Như vậy, tùy vào từng trường hợp thực hiện siêu âm mà mẹ bầu cần điều chỉnh cho hợp lý. Bên cạnh đó, để có kết quả siêu âm chính xác hơn thì mẹ bầu nên uống nhiều nước và nhịn tiểu trước khi siêu âm.

Siêu âm thai giá bao nhiêu

Thông thường thì giá siêu âm thai tại các cơ sở y tế có thể dao động từ khoảng 100 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng tùy vào từng loại hình siêu âm và cơ sở siêu âm. Ngoài ra, khi thực hiện siêu âm thai nếu mẹ bầu có thể nhu cầu sử dụng một số dịch vụ, thăm khám, kiểm tra khác của cơ sở y tế thì sẽ mất thêm một khoản phí tương đương với dịch vụ đó.

Một số địa chỉ siêu âm thai uy tín tại Hà Nội

Dưới đây là một số địa chỉ siêu âm thai uy tín tại Hà Nội mà các mẹ bầu có thể tham khảo khi thực hiện siêu âm, kiểm tra thai định kỳ. Các cơ sở đó là:

Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Địa chỉ: 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 0243.825.2161

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Địa chỉ: Số 929 La Thành, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 0243.834.3181

Khoa Sản - Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0243.868.6986

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times city Hà Nội

Địa chỉ: 458 Phố Minh Khai, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 0243.974.3556

vicare.vn-7-moc-sieu-am-thai-quan-trong-me-bau-can-nam-ro-body-3

Bệnh viện Việt Pháp

Địa chỉ: Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Số điện thoại: 0243.577.1100

Khoa Sản - Bệnh viện Hồng Ngọc

Địa chỉ: Số 55 Phố Yên Ninh, Quán Thánh, Hà Nội

Điện thoại: 0243.927.5568

Khoa Sản - Bệnh viện Thu Cúc

Địa chỉ: Số 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 0904.970.909

Khoa Sản - Bệnh viện Đại học Y

Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0243.574.7788

Khoa Sản - Bệnh viện Thanh Nhàn

Địa chỉ:Số 42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 0243.971.4363

Phòng khám Đa khoa 125 Thái Thịnh

Địa chỉ: Số 125-127 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0972.881.125

Những thông tin trên hi vọng sẽ giúp các mẹ bầu nắm được các cột mốc siêu âm thai quan trọng và thực hiện để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Xem thêm:

  • Siêu âm có phát hiện được mang thai ngoài tử cung không?
  • Cách tính cân nặng của thai nhi theo chỉ số siêu âm