7 hiểu lầm về trầm cảm sau sinh không nên bỏ qua
Không ít các bà mẹ đã có những hành động không kiểm soát khiến đứa con mình mang nặng đẻ đau mang thương tích hoặc mất mạng vì chứng trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, bệnh chưa được quan tâm đúng mức và đang có những cách hiểu lầm. Bài viết sau sẽ chỉ ra 7 hiểu lầm mà bạn đọc cần nắm rõ.
7 hiểu lầm về trầm cảm sau sinh không nên bỏ qua
7 hiểu lầm về trầm cảm sau sinh
Theo thống kê của y khoa, tỷ lệ phụ nữ trầm cảm trong 3 tháng đầu là 15% và trong 12 tháng sau sinh là 15-25%.
Đây là 1 con số không nhỏ nhưng thường không được gia đình ghi nhận và để ý. Chỉ khi có những hậu quả đau lòng xảy ra, người ta mới nghĩ lại các dấu hiệu gợi báo.
Về cơ bản, trầm cảm sau sinh là tình trạng rối loạn cảm xúc tiêu cực, liên quan đến tư tưởng, suy nghĩ, cảm giác luôn mệt mỏi, buồn chán và lo lắng của người phụ nữ sau khi sinh. Dạng này có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể thoáng qua hoặc kép dài. Ở dạng nhẹ, bệnh có thể tự hết nhưng nặng sẽ không tự hết nếu không có biện pháp can thiệp.
Dưới đây là 7 hiểu lầm về trầm cảm sau sinh mà bạn đọc cần biết:
Trầm cảm sau khi sinh giống như trầm cảm “thông thường”
Trầm cảm sau sinh không giống trầm cảm “thông thường” vì có triệu chứng biểu hiện thành những cơn thịnh nộ, giận giữ, kích động. Đó là sự thiếu kiên nhẫn, sự cáu giận chưa từng trải qua, có cơn nóng nảy ngắn khiến người mẹ rất khó đối phó căng thẳng trong khi phải chăm sóc con nhỏ. Trong khi trầm cảm thông thường không có những đặc điểm này.
Trầm cảm sau sinh dễ nhận thấy hoặc cảm thấy
Mọi người thường nghĩ trầm cảm sau sinh là người mẹ không ra khỏi giường, tóc tai rối xù, có biểu hiện trầm uất,... nhưng không đúng.
Người trầm cảm sau sinh trông bề ngoài giống với phất kỳ phụ nữ nào đang trải qua hậu sản, họ vẫn tắm rửa, chải chuốt. Tuy nhiên, bên trong họ đang chiến đấu với những cảm xúc rất khó chịu.
Trầm cảm sau khi sinh khiến người mẹ làm hại đứa con
Ý định làm hại đứa con không phải là dấu hiệu trầm cảm sau sinh mà ý tưởng làm hại đứa con là triệu chứng loạn thần sau sinh.
Theo Tổ chức Hỗ trợ sau sinh quốc tế, loạn thần sau sinh là chứng hiếm gặp, nó xảy ra khoảng 1-2/1.000 ca sinh. Trong khi trầm cảm sau sinh ảnh hưởng từ 15 đến 205 phụ nữ mới sinh.
Đồng thời, trầm cảm sau khi sinh khởi phát đột ngột, thường trong vòng 2 tuần đầu sau sinh. Đây là 2 bệnh khác nhau.
Trầm cảm sau sinh chỉ diễn ra trong thời gian ngắn
Nhiều bà mẹ mới sinh có cảm giác buồn bã, thay đổi tâm trạng nên khóc lóc, lo lắng và khó ngủ. Tình trạng này thường bắt đầu 2-3 ngày sau sinh kéo dài đến 2 tuần nhưng không phải là trầm cảm sau sinh. Trầm cảm sau khi sinh thường kéo dài hơn và trầm trọng hơn, có thể xuất hiện cả năm.
Trầm cảm sau sinh là lo ngại duy nhất sau khi sinh
Trầm cảm sau sinh không phải tình trạng đáng lo ngại duy nhất sau sinh mà phổ biến và nổi bật hơn cả là lo âu. Mặc dù lo lắng ở mức độ nhất định là việc bình thường nhưng những suy nghĩ, lo lắng ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc chính mình và em bé.
Lo âu sau sinh gồm lo lắng, suy nghĩ vội vàng, không ngồi yên, mất ngủ, không muốn ăn và nhiều vấn đề khác.
Trầm cảm sau sinh là người mẹ không yêu đứa con
Đây là hiểu lầm lớn nhất. Trầm cảm sau sinh không liên quan tới mẹ có yêu con hay không. Mà đó là tình trạng do nhiều yếu tố gây nên như tâm lý, sinh học, nội tiết.
Mặc dù trầm cảm trong lúc này không phải người mẹ thiếu tình yêu với con mình nhưng vẫn ảnh hưởng đến sự gắn bó của người mẹ với đứa con.
Trầm cảm sau khi sinh sẽ tự hết theo thời gian
Trầm cảm sau khi sinh không tự hết theo thời gian mà cần được điều trị với sự hỗ trợ của chuyển gia sức khỏe tâm thần. Do đó, người mẹ và người thân không nên bỏ qua những cảm xúc và triệu chứng quan trọng về chứng trầm cảm sau khi sinh.
Xem thêm:
- Trầm cảm sau sinh: Nhận biết sớm để tránh hậu quả đáng tiếc
- Trầm cảm sau sinh - Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng bệnh
- Vì sao phụ nữ trầm cảm sau sinh có thể giết con?