7 điều không nên nói với bệnh nhân tiểu đường

Khoảng hơn 29 triệu người Mỹ bị tiểu đường, sống chung với căn bệnh đó cũng đủ thách thức lắm rồi. Tuy nhiên, thật khó xử, những nhận xét thiếu hiểu biết hoặc vô tình có thể làm tăng thêm sự khó khăn đó.

7 điều không nên nói với bệnh nhân tiểu đường 7 điều không nên nói với bệnh nhân tiểu đường

Đôi khi những nhận xét vô tình của bạn bè, thành viên trong gia đình, đồng nghiệp hoặc người lạ có ý tốt lại hơi mang tính chỉ trích hay máy móc từ những lầm tưởng về tiểu đường. Để xóa bỏ các quan niệm sai lầm này, việc biết rõ không nên nói gì với bệnh nhân tiểu đường thực sự rất quan trọng. Dựa trên kinh nghiệm của cá nhân tôi như một nhà giáo dục về tiểu đường và một chuyên gia dinh dưỡng đã được chứng nhận, dưới đây là một số những câu nói hớ hênh phổ biến nhất về tiểu đường, cùng với những sự thật và lời khuyên về việc bạn nên làm thế nào để thể hiện sự động viên của mình một cách tốt nhất.

1. “Vì sao anh lại bị tiểu đường - anh ăn nhiều đường quá à?”

Bệnh tiểu đường không phải do ăn quá nhiều đường mà ra. Bệnh tiểu đường và yếu tố nguy cơ của nó rất phức tạp. Tiểu đường loại 1 là do một phản ứng tự miễn dịch trong cơ thể bạn (hệ miễn dịch của cơ thể tự tấn công chính bản thân nó), di truyền và các yếu tố vẫn-đang-được-khám-phá đã khởi đầu cho căn bệnh này. Ngay bây giờ, chúng ta không có cách nào ngăn chặn tiểu đường loại 1 xảy ra. Sự tấn công của tiểu đường loại 2 là do sự kết hợp của di truyền, lối sống và rất nhiều yếu tố chưa biết khác. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đối với một số trường hợp, chúng ta có thể ngăn chặn hoặc trì hoãn tiểu đường loại 2, nhưng không có một nguyên nhân duy nhất cho bệnh tiểu đường.

vicare.vn-7-dieu-khong-nen-noi-voi-benh-nhan-tieu-duong-body-1

2. “Bạn có chắc mình nên ăn món đó không?”

Những người bị tiểu đường cần phải nghĩ về việc họ ăn gì mỗi bữa ăn chính và bữa phụ. Tuy nhiên, không có thứ gì thực sự được gọi là “Thực đơn cho người tiểu đường” cả. Một chế độ ăn uống cân bằng được bác sĩ khuyên cho tất cả mọi người, không chỉ với những người bị tiểu đường. Tốt nhất là nên tránh đưa ra những lời khuyên vô tình nếu bạn đang cố giúp ai đó đạt được nhu cầu về dinh dưỡng. Ngoài ra, hãy thể hiện sự giúp đỡ của mình bằng cách tự lựa chọn những thực phẩm lành mạnh và có những sự gợi ý về thực phẩm lành mạnh khi bạn chia sẻ thực đơn của mình với người khác.

3. “Nhìn bạn có giống bị tiểu đường đâu nhỉ.”

Đừng huyễn hoặc rằng có một dáng vẻ chung cho những bệnh nhân tiểu đường. Trong khi thừa cân có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 ở một số người, thì rất nhiều người bị tiểu đường loại 2 không hề thừa cân hay béo phì. Mọi người đều có thể bị tiểu đường.

vicare.vn-7-dieu-khong-nen-noi-voi-benh-nhan-tieu-duong-body-2

4. “Ôi, bạn phải uống insulin à. Có phải bạn đang bị tiểu đường nặng không?”

Tiểu đường tác động đến mỗi người theo những cách khác nhau. Người ta thường lầm tưởng rằng một người cần bổ sung thêm insulin sẽ bị tiểu đường ở dạng nghiêm trọng hơn, so với những người chỉ uống thuốc hoặc kiểm soát tiểu đường chỉ bằng chế độ ăn và tập thể dục. Bệnh nhân tiểu đường loại 1 cần phải uống insulin nhiều lần mỗi ngày vì cơ thể của họ không sản xuất ra chút insulin nào. Bệnh nhân tiểu đường loại 2 có sản xuất insulin. Tuy nhiên, tiểu đường loại 2 có thể thay đổi theo thời gian, và phương pháp điều trị của họ cũng cần được thay đổi và có thể ai đó sẽ cần uống thêm insulin để giữ chỉ số đường huyết trong cơ thể ở mức khỏe mạnh. Không có dạng tiểu đường nào là tốt hay xấu cả. Và cũng không sử dụng insulin hay bất cứ loại thuốc tiểu đường nào để phán đoán một ai đó kiểm soát căn bệnh tiểu đường tốt như thế nào hay tín hiệu của sự thất bại nào đó. Những người bị tiểu đường có nhu cầu rất khác nhau, bằng cách làm việc với đội chăm sóc sửa khỏe của mình, họ có thể tìm ra loại thực phẩm tốt nhất, và lên kế hoạch tập luyện cũng như thuốc thang cho họ.

5. “Tôi không biết bạn là bệnh nhân tiểu đường.”

Dù câu nói này mang tính quan tâm, nhưng gọi ai đó là “bệnh nhân tiểu đường” dường như đã dán cho họ cái mác bằng căn bệnh mãn tính của họ vậy. Một số người cảm thấy câu nói này hơi xỉa xói và công kích. Thay vào đó, hãy nói, “Tôi không biết bạn bị tiểu đường”.

6. “Chỉ số đường huyết của bạn tăng rồi. Bạn đã làm gì sai sao?”

Chỉ số đường huyết là chìa khóa giúp cho các bệnh nhân tiểu đường đưa ra các quyết định để kiểm soát nó. Điều đó tức là, chỉ số đường huyết không phải là thước đo cho sự thành công hay thất bại, mà chỉ là một trong số rất nhiều các công cụ để theo dõi. Hãy nhớ rằng có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết, một vài trong số đó nằm ngoài sự kiểm soát của con người. Thay vì hỏi ai đó có phải họ đã làm gì “sai”, thì hãy cổ vũ một cách tích cực và hỗ trợ một cách nhiệt tình.

vicare.vn-7-dieu-khong-nen-noi-voi-benh-nhan-tieu-duong-body-3

7. “Hy vọng bạn không mắc những biến chứng như dì tôi.”

Những người bị tiểu đường cũng nhận thức rõ rệt về các biến chứng tiềm ẩn của căn bệnh này. Bạn không cần phải nhắc nhở họ. Hãy lắng nghe những người bị tiểu đường trong cuộc đời của bạn, và dừng việc chia sẻ những câu chuyện không may về các biến chứng mà bạn bè bạn gặp phải và hãy yêu thương những người không may trải qua điều đó. Có rất nhiều sự tiến bộ trong việc chăm sóc bệnh nhân tiểu đường đã giảm đáng kể mức biến chứng. Đội chăm sóc sức khỏe và các chương trình giáo dục về tiểu đường có thể giúp mỗi người bệnh có được sự chỉ dẫn và giúp họ cũng như các thành viên trong gia đình tìm ra kế hoạch chăm sóc tốt nhất cho mỗi trường hợp riêng.

Mọi người đều có thể giúp đỡ những bệnh nhân tiểu đường, và chúng ta đều có vai trò quan trọng trong việc sửa lỗi và tránh những sai lầm thường thấy về căn bệnh này. Lời nói của bạn có thể có một sự tác động lớn, vì vậy hãy chọn từ ngữa cẩn thận để tạo ra những tác động tích cực hơn.


Theo US News