7 cách trị hăm háng cho trẻ không cần dùng 1 viên thuốc nào

Hăm háng là tình trạng viêm vùng háng, vùng xung quanh háng thường gặp ở trẻ nhỏ. Hăm háng có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau mà không cần dùng thuốc. Trong bài viết này, HoiBenh sẽ giới thiệu đến bố mẹ 7 cách trị hăm háng hiệu quả cho trẻ ngay tại nhà.

7 cách trị hăm háng cho trẻ không cần dùng 1 viên thuốc nào 7 cách trị hăm háng cho trẻ không cần dùng 1 viên thuốc nào

Nguyên nhân và những biểu hiện thường gặp khi trẻ bị hăm háng

Hăm háng hay còn được gọi là hăm tã là tình trạng viêm vùng háng, vùng xung quanh háng với những biểu hiện đặc trưng:

  • Các bộ phận như mông, đùi, háng, bẹn, cơ quan sinh dục xuất hiện hiện tượng phồng rộp.
  • Bộ phận sinh dục, các nếp gấp ở bụng, đùi, chân bé xuất hiện các nốt đỏ từ vài nốt đỏ cho đến nhiều nốt, sau đó lan rộng và tạo thành nhiều mảng đỏ rực.
  • Nếp gấp của chân hoặc bụng trên có hiện tượng bị kích thích da, da bị tấy đỏ.
  • Nếp gấp ở đùi, bụng bị ửng đỏ lên.
  • Chân, vùng háng có các mảng đỏ đóng vảy. Thậm chí những mảng đỏ này có thể lan ra khi mà tã ẩm ướt bị xô lệch, di chuyển đến vị trí khác.
  • Hậu môn xuất hiện các vết đỏ chuyển từ đỏ tươi sang đỏ sẫm.
  • Mông, hậu môn, rốn, bụng dưới, đùi hoặc những vùng xung quanh bị hăm, có các mảng cứng nâu vàng, xuất hiện nhiều nốt đỏ, các vết phồng rộp và mụn nhọt xuất hiện có thể kèm theo mủ.
vicare.vn-7-cach-tri-ham-hang-cho-tre-khong-can-dung-1-vien-thuoc-nao-body-1

Nguyên nhân chính gây nên hăm háng ở trẻ chính là do tã:

  • Tã thường xuyên bị ẩm ướt do có chứa nước tiểu, chất thải nên tã cũng thường xuyên chứa rất nhiều các loại vi khuẩn, nấm khiến vùng da ở xung quanh háng bị viêm.
  • Do làn da của trẻ rất yếu nên sự co sát của tã với da cũng có thể làm gây tổn thương vùng da quanh háng và dẫn đến hăm háng.
  • Trẻ có thể bị hăm háng do làn da quá nhạy cảm, hoặc bé ăn đồ ăn thực phẩm gây dị ứng hoặc bị cảm lạnh, nhiễm một loại vi rút nào đó ngay cả khi vùng da quanh tã được giữ thông thoáng thường xuyên.
  • Sử dụng xà phòng, chất tạo hương cho quần áo làm kích ứng da của trẻ.

Trong những ngày mùa đông giá rét, nhiều trẻ được bố mẹ đóng tã thường xuyên và bên ngoài tã là rất nhiều lớp quần áo khác nhau nhằm giữ ấm cho trẻ. Do đó, nguy cơ trẻ bị hăm háng là rất cao. Khi trẻ bị hăm háng, nhiều bố mẹ rất lúng túng và không biết chọn cách xử lý như thế nào cho phù hợp. Vậy đâu là cách trị hăm háng hiệu quả cho trẻ?

Cách trị hăm háng hiệu quả

Có 7 cách trị hăm háng khác nhau ngay tại nhà.

Giấm

Giấm là cái tên đầu tiên trong danh sách “cách trị hăm háng cho trẻ”. Nước tiểu thường có nhiều kiềm, đây là một trong những yếu tố góp phần làm bỏng làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh, gây hăm, phát ban. Trong khi đó, giấm có thể điều trị được độ PH có ở trong nước tiểu. Cách sử dụng giấm để điều trị hăm háng:

  • Chuẩn bị nửa chén giấm rồi cho vào một chậu nước.
  • Lấy tã vải của trẻ cho vào dung dịch nước giấm loãng.

Làm cách này sẽ giúp làm ngăn chặn sự xâm nhập sâu của xà phòng, nước tiểu vào tã - nguyên nhân gây nên hăm háng. Bên cạnh đó, sử dụng dung dịch nước giấm loãng (1 thìa cafe giấm + 1 cốc nước) để lau cho trẻ khi thay tã cũng có công dụng kháng nấm. Sau khi lau nước giấm sau, bố mẹ nên lau thêm một lần nữa cho trẻ bằng nước sạch.

vicare.vn-7-cach-tri-ham-hang-cho-tre-khong-can-dung-1-vien-thuoc-nao-body-2

Bột nở

Theo website Webmd (1 trong 10 website chất lượng nhất về chăm sóc sức khỏe trên thế giới) thì bột nở hay còn gọi là baking soda có công dụng điều trị hăm háng cực kỳ hiệu quả. Cách trị hăm háng bằng bột nở như sau:

  • Chuẩn bị 1 thìa baking soda và 4 cốc nước. Hòa tan baking soda vào nước.
  • Rửa vết hăm cho trẻ bằng nước baking soda trong mỗi lần thay tã. Sau đó, lấy khăn khô mềm lau nhẹ vùng hăm trước khi cho trẻ mặc tã mới.

Bột yến mạch

Protein là một trong những thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất trong bột yến mạch. Nó có thể giúp làm dịu làn da nhạy cảm bị phồng rộp của trẻ. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn chứa saponin, một hợp chất hóa học giúp loại bỏ các loại dầu, bụi bẩn ở các lỗ chân lông. Cách trị hăm háng: pha bột yến mạch vào nước, rồi rửa vùng da bị hăm cho bé 2 ngày/lần. Sau đó, rửa lại bằng nước sạch và lau khô.

Dầu dừa

Hàng ngày, bố mẹ có thể bôi dầu dừa vài lần/ngày vào vùng hăm háng cho trẻ hoặc cho một chút dầu dừa vào nước tắm của trẻ. Bản thân dầu dừa có tính kháng khuẩn, kháng nấm rất cao nên nó sẽ giúp trẻ tiêu diệt các loại nấm gây hăm như candida.

Sữa mẹ

Sữa mẹ là cách trị hăm háng cực kỳ tự nhiên và hiệu quả. Mỗi ngày, mẹ chỉ cần lấy vài giọt sữa và bôi lên vùng da bị hăm, để vùng da đó khô trong không khí trước khi cho trẻ mặc tã mới. Sữa mẹ sẽ giúp chống nhiễm trùng và làm dịu vùng da bị hăm.

Búp lá ổi non

Búp, lá ổi non có chứa 7-10% tanin pyrogalic, khoảng 3% nhựa đều là những hoạt chất có tính kháng khuẩn nên điều trị hăm háng rất tốt. Cách trị hăm háng: dùng lá ổi non, búp ổi non rửa sạch rồi đun sôi với nước. Khi nước lá ổi luộc đã ấm hoặc nguội, bố mẹ sử dụng để rửa chỗ hăm háng cho trẻ.

Lá chè xanh

Lá chè xanh có tính kháng khuẩn cực cao. Hơn nữa chất lysozyme có trong lá chè xanh còn giúp sát trùng da và tiêu diệt vi khuẩn. Hai lý do này giúp lá trà xanh trở thành loại thảo dược điều trị hăm háng được nhiều người biết đến. Cách trị hăm háng với lá chè xanh như sau:

  • Dùng nước lá chè xanh tươi rửa vùng hăm mỗi ngày.
  • Để túi trà khô vào trong tả hoặc bỉm của trẻ. Khi đó, tinh chất tanin có trong trà xanh sẽ giúp da của trẻ được khô thoáng đồng thời giúp phục hồi dần dần những vùng da bị hăm.
vicare.vn-7-cach-tri-ham-hang-cho-tre-khong-can-dung-1-vien-thuoc-nao-body-3

4 điều không nên làm khi trẻ bị hăm háng

  • Không nên sử dụng bất kỳ một loại xà phòng, chất tẩy rửa nào để rửa vùng da bị hăm.
  • Không dùng giấy ướt để lau vùng bị hăm vì trong giấy ướt có chứa propylene glycol có thể khiến da trẻ bị kích ứng và làm lây lan vi khuẩn.
  • Không sử dụng các loại thuốc điều trị nấm men, dị ứng để bôi lên da cho trẻ.
  • Không sử dụng phấn rôm để bôi lên vùng da bị hăm có dấu hiệu phát ban vì phấn rôm có thể đọng lại các nếp gấp, làm bít lỗ chân lông giúp vi khuẩn có cơ hội phát triển và lây lan.

Cuối cùng, trước khi làm bất cứ việc gì để điều trị hăm háng cho trẻ, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và những người có chuyên môn vì sự an toàn của trẻ là trên hết.

Xem thêm:

  • Bé hăm tã rướm máu: Mẹ phải làm sao?
  • Các sản phẩm chống hăm tã được mẹ tin dùng
  • Trẻ bị hăm tã, khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa?