7 cách chữa bệnh trĩ an toàn, chi phí thấp

Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều khó chịu và đặc biệt là người bệnh chỉ đi khám khi bệnh đã nặng khiến hiệu quả điều trị không cao. Dưới đây là những cách chữa bệnh trĩ an toàn, chi phí thấp bạn nên tham khảo.

7 cách chữa bệnh trĩ an toàn, chi phí thấp 7 cách chữa bệnh trĩ an toàn, chi phí thấp

Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều khó chịu và đặc biệt là người bệnh chỉ đi khám khi bệnh đã nặng khiến hiệu quả điều trị không cao. Dưới đây là những cách chữa bệnh trĩ an toàn, chi phí thấp bạn nên tham khảo.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là tình trạng đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị giãn quá mức. Các nghiên cứu mới đây đánh giá trĩ vốn là một trạng thái sinh lý bình thường của cơ thể. Chỉ khi xuất hiện hiện tượng rối loạn không tự điều chỉnh được nữa thì lúc đó mới gọi là bệnh trĩ. Chính vì vậy khó có thể xác định được thời điểm bệnh trĩ bắt đầu xuất hiện.

Bệnh trĩ là căn bệnh thường gặp nhất trong các bệnh về hậu môn trực tràng. Ước tính có khoảng 25-40% dân số mắc phải căn bệnh này. Bệnh gặp nhiều ở cả nam và nữ.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Đến nay, nguyên nhân của bệnh trĩ vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các nhà khoa học mới chỉ ra các yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ như sau:

  • Tình trạng táo bón và tiêu chảy kéo dài, bệnh nhân phải rặn nhiều, làm tăng áp lực trong lòng ống hậu môn lên gấp 10 lần.
  • Hiện tượng tăng áp lực ổ bụng: các bệnh nhân bị các bệnh như giãn phế quản, bệnh viêm phế quản mạn tính, bệnh nhân ho nhiều, những người lao động nặng như khuân vác nặng,... sẽ làm tăng áp lực bên trong ổ bụng, cho nên họ dễ mắc phải bệnh trĩ.
  • Những người có lối sống tĩnh tại: là những người ngồi nhiều hay người phải đứng lâu, ít đi lại như nhân viên văn phòng, thợ máy, nhân viên bán hàng,...
  • Các bệnh nhân có khối u ở hậu môn trực tràng và vùng xung quanh hậu môn
  • Phụ nữ có thai ở những tháng cuối, khi thai to cũng có thể gặp phải tình trạng này.
vicare.vn-7-cach-chua-benh-tri-toan-chi-phi-thap-body-1

Các biểu hiện điển hình của bệnh trĩ

Tùy theo từng loại trĩ và mức độ trĩ khác nhau mà mỗi bệnh nhân sẽ có biểu hiện khác nhau. Dưới đây là các triệu chứng chính thường gặp trong bệnh trĩ:

  • Chảy máu khi đi vệ sinh, nếu kéo dài sẽ gây thiếu máu
  • Các búi trĩ sa ra ngoài hậu môn
  • Sưng nề vùng hậu môn, hậu môn tiết dịch gây viêm nhiễm, đau đớn, ngứa, khó chịu.

Chẩn đoán bệnh trĩ như thế nào?

Khi có một trong các triệu chứng như trên, bệnh nhân nên đi khám càng sớm càng tốt, bởi việc phát hiện bệnh sớm giúp việc điều trị trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Đồng thời bệnh nhân cũng tránh được các phiền phức, khó chịu do bệnh trĩ gây ra.

Bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng của bệnh nhân, kết hợp với việc thăm khám vùng hậu môn trực tràng. Sau đó, bác sĩ có thể cho làm thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác bệnh như:

  • Phương pháp soi hậu môn bằng ống cứng: phương pháp này cho phép bác sĩ quan sát trực tiếp các búi trĩ.
  • Phương pháp nội soi đại tràng - trực tràng bằng ống mềm: kỹ thuật này có thể chẩn đoán chính xác bệnh trĩ và có thể phân biệt được với các bệnh lý khác ở trực tràng - đại tràng như ung thư ống hậu môn, ung thư trực tràng,...

Dựa vào các kết quả trên, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh nhân có bị trĩ hay không? Nếu có thì là trĩ nội hay trĩ ngoại? Và nếu là trĩ nội thì là trĩ nội độ mấy? Để từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân cụ thể.

7 cách chữa bệnh trĩ an toàn, chi phí thấp và có thể làm ngay tại nhà

Bệnh trĩ đã xuất hiện từ rất lâu và cũng có nhiều cách chữa bệnh trĩ từ các loại thảo dược tự nhiên. Đây cũng là phương pháp điều trị bảo tồn, không gây ra tác dụng phụ và đem lại hiệu quả bền vững. Dưới đây là các cách chữa bệnh trĩ an toàn, chi phí thấp bệnh nhân có thể áp dụng ngay tại nhà.

Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá

Theo Đông y, rau diếp cá là một loại thảo dược có vị cay, tính hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu và sát trùng. Theo các nghiên cứu khoa học thì trong rau diếp cá có chứa hàm lượng chất tinh dầu Decanonyl acetaldehyde cao, chất này có tác dụng kháng viêm, cầm máu, ức chế tụ cầu vàng. Vì vậy rau diếp cá đã được dùng để chữa bệnh trĩ từ lâu và đem lại kết quả rất tốt.

vicare.vn-7-cach-chua-benh-tri-toan-chi-phi-thap-body-2

Có nhiều cách chữa bệnh trĩ từ rau diếp cá như sau:

  • Dùng rau diếp cá xông hơi: lấy khoảng 300g lá diếp cá tươi nấu sôi, dùng để xông hơi vùng hậu môn. Sau đó khi nước còn ấm, bệnh nhân lấy bã lá đắp vào búi trĩ. Mỗi ngày làm như vậy 01 lần. Áp dụng với các trường hợp trĩ ngoại, trĩ nội sa ra ngoài, trĩ sưng đau.
  • Dùng rau diếp cá khô: lấy rau diếp cá cả phần thân và lá phơi khô, sau đó nghiền thành bột, bảo quản cẩn thận, tránh để ẩm mốc. Bệnh nhân bị trĩ mỗi ngày pha 2 - 3g bột diếp cá với nước uống. Làm liên tục như vậy bệnh nhân sẽ thấy búi trĩ co lại.
  • Trường hợp búi trĩ sa ra ngoài hậu môn: Bệnh nhân dùng nước muối ấm vệ sinh sạch vùng hậu môn và búi trĩ. Dùng một nắm lá diếp cá tươi, rửa sạch, giã nát đắp vào búi trĩ. Mỗi ngày làm một lần, sẽ giúp búi trĩ không sa ra ngoài và còn giúp diệt khuẩn nữa.

Cách chữa bệnh trĩ từ tỏi

Trong tỏi có chứa hợp chất Allicin có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn cao và còn thúc đẩy tái tạo mô mềm ở hậu môn, đồng thời làm co búi trĩ.

Có 02 cách chữa bệnh trĩ từ tỏi sau đây:

  • Dùng rượu tỏi: Lấy 500g tỏi, bóc bỏ vỏ, nghiền nhuyễn rồi cho vào ngâm trong 500ml rượu trắng trong khoảng 02 tuần. Sau khi ngâm được 02 tuần, bệnh nhân bị trĩ lấy rượu tỏi để rửa sạch vùng hậu môn hàng ngày.
  • Dùng tỏi nhét trực tiếp vào hậu môn: bệnh nhân lấy 01 nhánh tỏi làm sạch, đập dập sau đó nhét vào trong hậu môn. Bệnh nhân tiến hành đặt vào buổi tối trước khi đi ngủ, đến sáng nên đi ngoài để đẩy tỏi ra.

Lưu ý: Cách này không được áp dụng trong trường hợp hậu môn đang bị chảy máu.

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không

Trong khoảng 100g lá trầu không có chứa 2,4% tinh dầu, có tác dụng sát khuẩn, cầm máu và làm săn se búi trĩ.

Có 02 cách chữa bệnh trĩ từ lá trầu không như sau:

  • Dùng lá trầu không và muối hột: Lấy 20 lá trầu không rửa sạch cùng với 50g muối hột cho vào đun sôi. Dùng nước này xông hơi vùng hậu môn trong khoảng 10-15 phút. Làm như vậy 02 lần/ngày sẽ giúp giảm đau và co búi trĩ.
  • Sử dụng lá trầu không đắp hậu môn: Lấy 2-3 lá trầu không, rửa sạch để ráo nước, hơ nóng, rồi dùng khăn sạch bọc lại và đắp vào hậu môn trong khoảng 15 phút.

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt

Trong Y học cổ truyền, lá lốt có vị cay nồng, tính lạnh, có tác dụng giảm viêm, giảm sưng, cầm máu và hỗ trợ làm co búi trĩ.

Có 02 cách chữa bệnh trĩ từ lá lốt:

  • Dùng lá lốt xông hơi hậu môn: lấy khoảng 50g mỗi loại dược liệu sau: lá lốt, cúc tần, ngải cứu và nghệ, giã nát rồi thêm vào khoảng 01 thìa muối và đun sôi lên. Sau đó xông hơi vùng hậu môn cho tới khi hết nóng thì thôi.
  • Cách thứ hai là uống nước lá lốt: lấy khoảng 100g lá lốt tươi, rửa sạch, đem xay nhuyễn rồi chắt lấy nước uống. Ngày uống 02 lần sẽ giúp phục hồi các tổn thương niêm mạc ở vùng hậu môn.

Cách chữa bệnh trĩ bằng đu đủ

Theo Đông y, quả đu đủ có vị ngọt, tính hàn, nó có tác dụng làm mát gan, thanh nhiệt, tiêu thũng và nhuận tràng. Do đó, đu đủ cũng được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ.

Cách chữa bệnh trĩ bằng đu đủ như sau: lấy 01 miếng đu đủ chín, 03 quả dâu tây và 01 quả hồng xiêm. Làm sạch tất cả sau đó đem xay nhuyễn thành sinh tố. Bệnh nhân uống nước sinh tố này 02 lần/ngày sẽ giúp việc tiêu hóa tốt hơn, đẩy lùi táo bón và bệnh trĩ.

vicare.vn-7-cach-chua-benh-tri-toan-chi-phi-thap-body-3

Cách chữa bệnh trĩ bằng mật ong

Trong mật ong có chứa hàm lượng cao vitamin B, chất oxy hóa cùng với các chất khoáng. Do đó mật ong có tác dụng chống viêm, cải thiện tình trạng nhiễm trùng và còn có tác dụng làm lành vết thương. Vì vậy mật ong cũng được sử dụng để điều trị bệnh trĩ.

Có 02 cách chữa bệnh trĩ từ mật ong:

  • Dùng mật ong kết hợp với đậu đen: lấy 50g đậu đen nấu nhừ, cho thêm vào 20g mật ong, sau đó ăn 02 lần/ngày. Thực hiện liên tục như vậy trong 1-2 tuần.
  • Sử dụng mật ong thoa hậu môn: lấy 5-10ml mật ong nguyên chất bôi trực tiếp lên hậu môn.

Cách chữa bệnh trĩ từ dầu dừa

Dầu dừa bổ sung các chất chống oxy hóa cho cơ thể và có tác dụng làm dịu da. Bởi vậy nó có tác dụng làm lành các tổn thương ở hậu môn, nên hỗ trợ chữa bệnh trĩ rất hiệu quả.

Có 02 cách chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa:

  • Dùng dầu dừa bôi lên búi trĩ: bệnh nhân bị trĩ lấy 1- 2 giọt dầu dừa bôi lên búi trĩ sẽ giúp làm giảm cơn đau.
  • Dùng dầu dừa để uống: Lấy 01 thìa cafe dầu dừa pha vào một cốc nước ấm để uống. Bệnh nhân bị trĩ nên uống dầu dừa hàng ngày.

Trên đây là các cách chữa bệnh trĩ an toàn, chi phí thấp, thực hiện được ngay tại nhà mà lại có thể đem lại hiệu quả cao. Nếu không may bạn mắc phải căn bệnh này, hãy sử dụng một trong số các cách chữa bệnh trĩ nêu trên, để có thể nhanh chóng thoát khỏi sự khó chịu do bệnh trĩ gây ra.

Xem thêm:

  • Bệnh trĩ và cách chữa trị hiệu quả ở giai đoạn sớm
  • Bệnh trĩ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách phòng tránh và chữa hiệu quả