7 biểu hiện sốt virus ai cũng cần biết

Sốt virus là căn bệnh không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây ra các hậu quả khôn lường. Bệnh có một số biểu hiện giống với sốt xuất huyết. Vậy làm thế nào để xác định chính xác triệu chứng của bệnh sốt virus? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

7 biểu hiện sốt virus ai cũng cần biết 7 biểu hiện sốt virus ai cũng cần biết

Sốt virus thường xảy ra trong thời điểm giao mùa, hay trong điều kiện khí hậu nóng ẩm hay nóng lạnh, đây là thời gian thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh và xâm nhập vào cơ thể của người có sức đề kháng yếu. Ngoài ra, sốt virus cũng là một căn bệnh truyền nhiễm, dễ dàng lây bệnh từ người này sang người khác thông qua đường hô hấp hay tiêu hóa

Biểu hiện bệnh sốt virus

Sốt virus có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh có cùng triệu chứng, vì thế 7 biểu hiện dưới đây sẽ cảnh báo cho bạn nguy cơ nhiễm bệnh sốt virus.

  • Sốt cao: Đây là dấu hiệu đặc trưng nhất giúp phát hiện bệnh sốt virus. Khi đó nhiệt độ cơ thể tăng cao đột ngột (39 – 41 độ C), cùng với cảm giác khi nóng, khi lạnh, ngoài ra sốt cao dài ngày có thể dẫn đến hiện tượng co giật.
vicare.vn-7-bieu-hien-sot-virus-ai-cung-can-biet-body-1
  • Đau người: Khi mắc bệnh sốt virus, người bệnh có thể cảm thấy đau đầu, choáng váng đầu óc, đau nhức toàn thân do ảnh hưởng của sốt
  • Viêm đường hô hấp: Trong quá trình sốt virus, do cơ thể người bệnh đang bị nhiễm virus, dẫn tới viêm đường hô hấp, điển hình là các triệu chứng: viêm họng, ho, chảy nước mũi....
  • Rối loạn đường tiêu hóa: Ở người bệnh sốt virus xuất hiện triệu chứng đi ngoài phân lỏng, nhầy; hay xuất hiện cảm giác buồn nôn sau khi ăn, thậm chí là nôn khan
  • Khát nước: Hậu quả của quá trình sốt virus dài ngày khiến cơ thể mất nước trầm trọng, người bệnh luôn có cảm giác khát nước dù uống nước liên tục, miệng đắng kèm theo triệu chứng chán ăn.
  • Phát ban: Hiện tượng này thường xuất hiện sau 2-3 ngày sốt cao liên tục, trên da phát hiện những nốt nhỏ li ti gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
  • Viêm hạch: Trong một số trường hợp, loại virus thâm nhập vào cơ thể gây bệnh liên quan tới hệ hô hấp có thể dẫn đến hiện tượng xuất hiện các hạch ở vùng đầu hay cổ.

Dấu hiệu phân biệt sốt virus và sốt xuất huyết

Sốt virus

Ở người lớn: Mệt mỏi và đau người là hai triệu chứng cơ bản của người mắc bệnh sốt virus, ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như sốt, ho, sổ mũi, nhức đầu ...

Ở trẻ em: Trẻ sốt cao đột ngột tư 38-40 độ, kèm theo việc đau cơ bắp, đau nhức toàn thân khiến trẻ quấy khóc, tuy nhiên vẫn có trường hợp trẻ mắc bệnh nhưng vẫn đùa nghịch, đầu óc hoàn toàn tỉnh táo. Ngoài ra, ở một số trẻ có các biểu hiện khác như chảy nước mắt, viêm kết mạc mắt. Sau khi sốt 2-3, trẻ thường bị phát ban.

Sốt xuất huyết

Người mắc bệnh sốt xuất huyết thông thường sẽ trải qua 3 giai đoạn

  • Giai đoạn đầu: Người bệnh có biểu hiện sốt cao đột ngột (khoảng 39-40 độ) trong 2-3 ngày liên tục, kèm theo đó là các triệu chứng như cơ thể mỏi mệt, đau nhức, buồn nôn. Ở trẻ em, nếu sốt cao liên tục không giảm trong thời gian dài có thể xuất hiện hiện tượng co giật.
  • Giai đoạn xuất huyết: Sau khi sốt 2-3 ngày liên tục, trên cơ thể người bệnh có biểu hiện xuất huyết dưới da (xuất hiện các chấm nhỏ màu đỏ, nặng hơn thì xuất hiện các mảng bầm tím trên da), hoặc xuất huyết tiêu hóa (đi ngoài ra máu). Đối với trẻ em, ngoài các triệu chứng trên có thể xuất hiện hiện tượng chảy máu chân răng, chảy máu cam....
  • Giai đoạn nguy hiểm: Thông thường kể từ ngày thứ 4 tính từ lúc phát bệnh là bắt đầu bước vào giai đoạn nguy hiểm nhất. Lúc này người bệnh đã không còn sốt cao, tuy nhiên có thể xuất hiện những biến chứng nặng gây sốc: cơ thể mệt mỏi, chân tay lạnh, tiểu ít, tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp, hồng cầu giảm. Khi rơi vào tình trạng sốc sẽ gây nguy hại tới tính mạng của người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời.
vicare.vn-7-bieu-hien-sot-virus-ai-cung-can-biet-body-2

Sốt virus có thể gây ra những biến chứng gì?

Về cơ bản, sốt virus là bệnh thường không gây nguy hại đến tính mạng con người, tuy nhiên nếu chúng ta chủ quan, không điều trị kịp thời và đúng cách thì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm

  • Viêm phổi: Khi bị sốt virus, viêm phổi được cho là biến chứng nặng phổ biến nhất, nghiêm trọng hơn có thể bùng phát thành dịch bệnh rất phức tạp và nguy hiểm.
  • Viêm tiểu phế quản: Biến chứng này của sốt virus thường xuất hiện ở trẻ em dưới 1 tuổi nếu không được chữa trị kịp thời khi mắc bệnh
  • Viêm thanh quản: Một số loại virus thâm nhập vào cơ thể dẫn đến viêm thanh quản gây ra triệu chứng khó thở, thở phát ra tiếng rít, cơ thể thiếu oxy.
  • Viêm cơ tim: Sau khi hết sốt, nếu thấy người bệnh không có dấu hiệu hồi phục, vẫn mỏi mệt, lịm người đi thì cần đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện điều trị, tránh để quá lâu gây hậu quả nghiêm trọng.

Phương pháp điều trị bệnh sốt virus

Hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị chữa bệnh sốt virus. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi sau khi phát bệnh từ 5-7 ngày. Nhiều trường hợp có thể tự điều trị tại nhà, tuy nhiên cần phải theo dõi diễn biến bệnh chặt chẽ để kịp thời phát hiện và chữa trị kịp thời, tránh tình trạng để bệnh chuyển biến nặng gây ra những biến chứng nghiêm trọng như vừa nêu ở trên

Một số phương pháp trị bệnh sốt virus:

  • Uống nhiều nước: Do tình trạng sốt kéo dài nhiều ngày liên tục khiến cho cơ thể mất nước trầm trọng. Người bệnh cần uống nhiều nước, hoặc sử dụng Oresol – Dung dịch bù điện giải thay thế để bổ sung lượng nước còn thiếu trong cơ thể.
  • Sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách: Thông thường, người bệnh sử dụng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể trên 38.5 độ C. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn sử dụng đính kèm hay theo chỉ định của bác sĩ. Chú ý nếu sau khi uống thuốc, người bệnh xuất hiện hiện tượng co giật, mê man, li bì thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và chữa trị kịp thời.
vicare.vn-7-bieu-hien-sot-virus-ai-cung-can-biet-body-3
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ: Cần giữ gìn vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát vì môi trường mất vệ sinh, ẩm thấp là điều kiện tuyệt vời cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
  • Vệ sinh cơ thể: Khi ốm, bệnh nhân không nhất thiết phải kiêng nước, có thể lau người bằng khăn ấm và thay quần áo sạch sẽ. Việc này là vô cùng cần thiết vì trong quá trình mắc bệnh, sức đề kháng của người bệnh rất kém dẫn đến tình trạng đa bội nhiễm các bệnh khác, vệ sinh sạch sẽ sẽ giúp người bệnh phần nào tránh được sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn khác.
  • Ăn uống đầy đủ: Người bệnh cần chịu khó ăn uống, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Làm gì để phòng tránh bệnh sốt virus?

  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách ăn uống đầy đủ, thường xuyên bổ sung các loại vitamin từ hoa quả...
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt, lao động và nghỉ ngơi hợp lý
  • Giữ gìn vệ sinh nơi ở, môi trường xung quanh sạch sẽ, thoáng mát; giảm thiểu nguy cơ phát triển của các loại virus gây bệnh
  • Nếu trong trường hợp bắt đầu phát hiện bệnh sốt virus, bạn nên hạn chế tiếp xúc với người khác, nhằm mục đích tránh lây bệnh cho người thân và gia đình.

Xem thêm:

  • Những biểu hiện của sốt virus bạn phải biết
  • Sốt virus ở người lớn có được tắm không?
  • Sốt virus có nên truyền nước không?