7 biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi - trường hợp nào dễ gặp biến chứng nặng?

Bệnh sởi đang có dấu hiệu lây lan nhanh và rất dễ bùng phát thành dịch trong những tháng đầu năm 2019 nếu không có sự kiểm soát. Vậy bệnh sởi có nguy hiểm không? Trường hợp nào dễ gặp biến chứng nặng? Phòng bệnh sởi như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

7 biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi - trường hợp nào dễ gặp biến chứng nặng? 7 biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi - trường hợp nào dễ gặp biến chứng nặng?

Bệnh sởi có nguy hiểm không?

Bệnh sởi - là một bệnh do virus khá lành tính, với khoảng 90% số ca mắc sởi có thể tự khỏi. Tuy nhiên, đó là trong trường hợp người mắc bệnh được phát hiện và chẩn đoán kịp thời, cùng với chế độ chăm sóc y tế, dinh dưỡng phù hợp. 10% còn lại có thể có những biến chứng nguy hiểm, để lại di chứng hoặc tử vong. Đặc biệt, nếu không đảm bảo vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh môi trường, khả năng bội nhiễm các vi khuẩn cơ hội dẫn đến nhiễm trùng tại chỗ hay toàn thân là rất cao. Các trường hợp đó là cực kì nguy hiểm nên luôn phải kiểm soát và đề phòng.

Bệnh sởi lây từ người sang người qua đường hô hấp, lại có thời gian ủ bệnh khá lâu (7 - 21 ngày), nên người đã nhiễm virus mà chưa có biểu hiện bệnh sẽ không biết mình bị bệnh để chủ động phòng tránh. Vì vậy, nguy cơ lây nhiễm và bùng phát thành dịch là rất cao, đặc biệt trong mùa đông - xuân, với khí hậu nóng ẩm, là môi trường phát triển thuận lợi nhất của virus.

Vậy nếu hỏi bệnh sởi có nguy hiểm không, câu trả lời là . Bệnh nguy hiểm đối với cộng đồng vì dễ tạo thành dịch bệnh, làm giảm chất lượng cuộc sống, gia tăng gánh nặng về y tế cho xã hội. Cùng với việc lây lan, thì tỉ lệ cũng như số người biến chứng và có nguy cơ biến chứng cũng tăng lên.

7 biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi - trường hợp nào dễ gặp biến chứng nặng?

Nếu người mắc sởi có những dấu hiệu bất thường như sốt cao liên tục không hạ, còn sốt khi phát ban hoặc ban bay, ho nhiều, khó thở nhiều, thở nhanh, thở gấp, lơ mơ, chảy mủ tai hay loét da,... cần nghĩ ngay đến biến chứng của bệnh sởi và đưa ngay đến cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị.

Những đối tượng dễ gặp biến chứng khi mắc sởi là trẻ nhỏ, trẻ hay người lớn bị suy dinh dưỡng, người sống ở khu vực đông dân cư với điều kiện vệ sinh không đảm bảo, người bị suy giảm miễn dịch do một nguyên nhân khác, phụ nữ có thai, người thiếu vitamin A (dễ gây biến chứng về mắt).

7 biến chứng nguy hiểm thường gặp của bệnh sởi, đó là:

1. Biến chứng tại đường hô hấp

Bao gồm:

  • Viêm thanh quản: Có thể gặp ở giai đoạn sớm do virus sởi hoặc giai đoạn muộn do bội nhiễm.
  • Viêm phế quản: Do bội nhiễm, thường diễn biến sau viêm thanh quản. Triệu chứng giống như viêm thanh quản giai đoạn muộn, nếu khám và xét nghiệm thì thấy nghe phổi có tiếng rale phế quản, X - quang có hình ảnh phế quản bị viêm, bạch cầu trong máu tăng cao.
  • Viêm phế quản - phổi: Là biến chứng nguy hiểm nhất trong các biến chứng tại đường hô hấp, thường là nguyên nhân gây tử vong cho trẻ mắc sởi.
vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-khi-tre-bi-viem-hong

2. Biến chứng thần kinh

Là biến chứng rất nguy hiểm của bệnh sởi, thường dẫn đến di chứng kéo dài hoặc tử vong.

Bao gồm:

  • Viêm màng não:
  • Viêm não - màng não - tủy cấp:
  • Viêm não chất trắng bán cấp xơ hóa

3. Biến chứng đường tiêu hóa

Các ban sởi không những mọc trên da mà đôi khi còn xuất hiện trong niêm mạc đường tiêu hóa gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nôn. Tiêu chảy nhiều khiến cơ thể mất nước, mất điện giải, rối loạn thăng bằng dịch, nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến tử vong do thoát dịch, giảm khối lượng tuần hoàn. Bệnh nhân ban đầu kích thích vật vã, trẻ em khóc nhiều, sau mệt mỏi, lờ đờ, da mất đàn hồi,... rồi tử vong.

4. Biến chứng suy dinh dưỡng

Bệnh nhân mắc sởi thường mệt mỏi, chán ăn, trẻ em bỏ bú. Thiếu dinh dưỡng, các cơ quan hoạt động kém đi, hệ miễn dịch suy giảm là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập. Nhiều trẻ sau khi khỏi bệnh sởi nhưng vẫn chán ăn, gầy gò, thiếu cân do các cơ quan trong cơ thể chưa phục hồi được.

5. Biến chứng mắt

Tình trạng viêm kết mạc mắt, nếu cùng với việc cung cấp không đủ vitamin A, trẻ lại hay dụi mắt dễ gây bội nhiễm, loét giác mạc, dẫn đến mù vĩnh viễn.

6. Biến chứng tai - mũi - họng

Thường gặp viêm mũi họng bội nhiễm, viêm tai giữa, viêm tai xương chũm. Những bệnh này dễ diễn biến thành mạn tính, có thể gây giảm thính lực, thậm chí điếc tai.

HoiBenh-vn-tre-bi-viem-tai-giua-body-1

7. Biến chứng tại khoang miệng

  • Viêm niêm mạc miệng
  • Cam tẩu mã: Bội nhiễm một loại vi khuẩn hoại thư gây loét miệng, loét ăn sâu, lan rộng vào xương hàm làm viêm xương, hoại tử xương và niêm mạc, mất răng, hơi thở hôi,...

Những biến chứng trên cũng đã giải đáp cho bạn thắc mắc: bệnh sởi có nguy hiểm không rồi chứ? Sởi là bệnh lành tính, nhưng cũng dễ gây biến chứng nguy hiểm nếu bạn không có sự chăm sóc đúng cách.

Phòng biến chứng của bệnh sởi như thế nào?

Cách tốt nhất để tránh biến chứng do sởi gây ra là phòng bệnh sởi để hạn chế mắc phải căn bệnh này

  • Tiêm vắc xin sởi là cách phòng bệnh sởi hiệu quả nhất
  • Một phương pháp phòng bệnh sởi hiệu quả khác nữa là cách ly với người bệnh, hạn chế tới những chỗ đông người trong thời gian bệnh diễn biến phức tạp.
  • Vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sạch sẽ.

Ngoài các biện pháp cơ bản để phòng bệnh sởi, thì cũng cần có những biện pháp để làm giảm thiểu và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi khi đã mắc bệnh.

Có thể kể đến như:

  • Theo dõi sát sao diễn biến của bệnh, nếu có các triệu chứng bất thường, đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế.
  • Đảm bảo vệ sinh, tránh bội nhiễm. Trẻ em nên được cắt ngắn móng tay để hạn chế trẻ gãi gây trợt loét da, hạn chế dụi mắt, ngoáy mũi, mút tay,...
  • Uống oresol nếu tiêu chảy.
  • Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là vitamin A.
  • Chú ý hơn ở những đối tượng dễ bị bội nhiễm: trẻ quá nhỏ, suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai, người bị suy giảm miễn dịch,...

Như vậy, bệnh sởi tuy có thể tự khỏi nhưng cũng có thể có những biến chứng nguy hiểm. Việc phòng bệnh sởi và ngăn ngừa lây bệnh, kiểm soát biến chứng là những việc rất quan trọng để đối mặt với căn bệnh này.

Xem thêm:

  • Biến chứng sởi: phổ biến hơn bạn nghĩ?
  • Triệu chứng bệnh sởi là gì?
  • Sởi tiêm mấy mũi là đúng quy trình tiêm phòng