6 nhóm thực phẩm người bệnh tiểu đường tuyệt đối tránh xa
Bên cạnh việc uống thuốc và theo dõi/ kiểm tra định kỳ, chế độ ăn uống khoa học là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu những loại thực phẩm mà người bệnh tiểu đường nên “tránh xa”.
6 nhóm thực phẩm người bệnh tiểu đường tuyệt đối tránh xa
Bên cạnh việc uống thuốc và theo dõi/ kiểm tra định kỳ, chế độ ăn uống khoa học là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên không phải bệnh nhân tiểu đường nào cũng biết rõ mình nên ăn gì – không nên ăn gì. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu những loại thực phẩm mà người bệnh tiểu đường nên “tránh xa”.
Những thực phẩm người bệnh tiểu đường phải tránh xa
Thực phẩm chế biến sẵn
Đây là thực phẩm đứng đầu danh sách những món mà người bệnh tiểu đường cần “tạm biệt”. Các axit béo chứa chất bão hòa trong thực phẩm chế biến sẵn (như bơ thực vật, bánh kem, đồ đông lạnh,...) giúp kéo dài thời hạn sử dụng của chúng. Tuy nhiên các chất béo này có thể kháng insulin và làm tăng mỡ thừa, giảm chức năng động mạch và kích thích các yếu tố gây bệnh tim (viêm thành mạch máu, tắc mạch máu,... lâu dần dẫn tới tê liệt tứ chi, hoại tử các vùng xa tim do máu không đến được để nuôi dưỡng tế bào)
Trái cây sấy khô, bim bim, bánh kẹo
Đây là thủ phạm khiến đường huyết tăng phi mã dù các món ăn này là “khoái khẩu” của không ít người. Lượng nước rất thấp kết hợp với lượng đường lớn có mặt trong trái cây sấy khô/ đóng hộp, bim bim và bánh kẹo khi xâm nhập vào cơ thể sẽ khiến đường huyết của người bệnh tăng đột ngột. Nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng học cho thấy: Nếu ăn cùng một khối lượng nho nhất định – cho thấy có 27gram carbohydrate nếu ăn tươi. Nhưng nếu ăn dạng sấy khô, số nho này chứa tới 115gram carbohydrate. Lượng carbohydrate cao chính là nguyên nhân kích thích đường huyết tăng.
Các loại thức ăn/ thực phẩm nhiều tinh bột
Bánh mì trắng, khoai tây chiên, ngũ cốc, mì ống ... là thức ăn quen thuộc với người Việt Nam nhưng nếu mắc tiểu đường, bạn hãy lên kế hoạch “cai” các món này. Tinh bột có trong các loại thực phẩm này đều chứa lượng carbohydrate cao làm gia tăng đường huyết.
Thay vào đó, bạn có thể chọn các loại tinh bột lành mạnh và thân thiện hơn với bệnh tiểu đường như: Bánh mì đen (không chứa phụ gia), khoai sọ, khoai lang và đặc biệt là gạo lứt rất tốt cho sức khỏe. Nếu sử dụng ngũ cốc, hãy ưu tiên ngũ cốc nguyên cám vì lớp vỏ có nhiều vitamin tự nhiên – hạn chế ngũ cốc công nghiệp đã qua chế biến vốn có lượng calo cao, không phù hợp cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên nên cân đo để lượng tinh bột đưa vào cơ thể vừa đủ - tránh tình trạng ăn quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.
Thực phẩm chế biến dạng chiên xào nhiều dầu mỡ
Dù “đã mắt, đã miệng” nhưng nhóm thực phẩm này không được xếp vào “catalogue dinh dưỡng” của bệnh nhân tiểu đường. Vốn dĩ là bệnh chuyển hóa – nếu ăn thực phẩm dạng này, bệnh nhân tiểu đường vô tình khiến gánh nặng bệnh tật thêm phức tạp, giảm khả năng tiêu thụ chuyển hóa của cơ thể, làm tình trạng bệnh nặng thêm.
Phô mai, bơ, sữa
Đây là nhóm thực phẩm giàu chất béo, có khả năng làm giảm sự sản xuất insulin và làm rối loạn chuyển hóa insulin ở bệnh nhân tiểu đường. Đặc biệt với các bệnh nhân tiểu đường, nhóm thực phẩm này còn làm giảm sức đề kháng của cơ thể do “làm đầy” các thành mạch máu bằng chất béo, ngăn cản quá trình trao đổi chất.
Rượu/ bia/ các chất kích thích
Đây được coi là những “kẻ thù” của bệnh tiểu đường. Các chất kích thích/ chất độc có trong thuốc lá/ rượu bia sẽ tàn phá khả năng hấp thu/ chuyển hóa của cơ thể, làm rối loạn chức năng chuyển hóa và điều tiết insulin, hoàn toàn không tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Nguyên tắc ăn uống người bệnh tiểu đường cần biết
Kiêng khem theo hướng dẫn nhưng vẫn đảm bảo đủ năng lượng
Việc kiêng khem hay ăn uống quá mức đều không tốt với bệnh nhân tiểu đường (có thể làm đường máu tăng vọt hoặc giảm sâu). Tùy vào thể trạng, bệnh nhân tiểu đường có thể nạp vào mức năng lượng như sau:
- Đối với cân nặng lý tưởng (BMI = 22): 30 kcal/kg/ngày.
- Với người lao động nhẹ: Cần 30 kcal/kg/ngày
- Với người lao động trung bình: Cần 35 kcal/kg/ngày
- Người lao động nặng: Cần 40-45 kcal/kg/ngày;
- Nếu bệnh nhân điều trị nội trú: Cần 25 kcal/kg/ngày;
- Nếu cần giảm cân: Cần 20 kcal/kg/ngày.
Chế độ ăn cân bằng giữa các dưỡng chất
- Chất đạm (protid) chiếm 15-20% tổng năng lượng khẩu phần
- Chất béo (lipid) chiếm 25-30%
- Chất đường bột (glucid): 55-60%.
- Chất xơ: Làm chậm quá trình hấp thu đường, tốt cho tiêu hóa, giảm cholesterol. Nên duy trì đều đặn mỗi ngày tối thiểu 300-400gram chất xơ để đảm bảo hài hòa các nhóm dưỡng chất
- Vitamin: Ưu tiên nhóm vitamin B1, B2, PP và đặc biệt hạn chế muối (chỉ nên ăn với liều lượng muối dưới 6 gram/ngày – theo khuyến cáo của Bộ Y tế)
Ăn đúng giờ, đúng cách
- Nên ăn vào giờ cố định trong ngày, ăn thành các bữa nhỏ - tránh ăn dồn dập trong một bữa
- Ăn chậm nhai kĩ
- Ưu tiên chế biến dạng luộc, hấp – hạn chế xào, rán
- Bỏ bia, rượu, thuốc lá
>> Xem thêm:
Ăn đường nhiều có bị tiểu đường không?
Bệnh tiểu đường tuýp 2 nặng hay nhẹ
Các chỉ số "chỉ điểm" tiểu đường