6 nguyên nhân, 6 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến hiện nay. Bệnh này không chỉ xảy ra ở những người lớn tuổi mà đang ngày càng trẻ hóa hơn và gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh.

6 nguyên nhân, 6 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc thoái hóa đốt sống cổ 6 nguyên nhân, 6 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến hiện nay. Bệnh này không chỉ xảy ra ở những người lớn tuổi mà đang ngày càng trẻ hóa hơn và gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh.

Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Cấu trúc cổ gồm có 7 đốt sống, nằm giữa các đốt sống là đĩa đệm và bên cạnh là dây chằng. Thoái hóa đốt sống cổ xảy ra trong quá trình lão hóa, khiến cột sống bị vôi hóa, thoái hóa,... từ đó làm cho rễ thần kinh bị chèn ép kích thích viêm gây ra đau.

Khi tình trạng bệnh kéo dài mà không có phương án khắc phục, người bệnh sẽ dần hạn chế khả năng vận động, đau dây thần kinh vai gáy, tê mỏi cánh tay, nhức mỏi vai, gây rối loạn tuần hoàn não, đau đầu, rối loạn tiền đình. Nguy hiểm hơn nữa, bệnh có thể phát triển thành thoát vị đĩa đệm, chèn ép tủy sống, thậm chí có thể gây bại liệt tay, rối loạn cảm giác tứ chi.

6 nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ

vicare.vn-6-nguyen-nhan-va-6-bieu-hien-cho-thay-ban-da-mac-thoai-hoa-dot-song-co-body-1

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, trong đó có thể kể đến như:

  • Tuổi tác: Khi bước sang độ tuổi trung niên, xương khớp bắt đầu có dấu hiệu lão hóa, khiến cho tình trạng loãng xương, dãn dây chằng, gai cột sống dần dần xuất hiện và dần dần sẽ gây ra thoái hóa đốt sống cổ.
  • Mắc phải một số bệnh về xương khớp: như thoát vị đĩa đệm, vôi hóa cột sống, đau dây thần kinh tọa, thoái hóa khớp,....
  • Do tính chất công việc: Những người có công việc thường xuyên phải ngồi, cúi hoặc mang vác đồ vật trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng nhức mỏi vùng cổ hoặc làm sai lệch cấu trúc vùng cổ. Lâu dần sẽ làm thay đổi cấu trúc mô xương, co cứng cơ, từ đó gây ra thoái hóa đốt sống cổ.
  • Do tư thế nằm, ngồi không đúng cách: Việc thường xuyên ngồi không đúng tư thế, nằm gối quá cao hoặc đệm quá mềm cũng dễ gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
  • Do chấn thương sau tai nạn, đặc biệt là tai nạn vùng cổ sẽ gây ra tình trạng xương bị lão hóa sớm.
  • Thiếu chất dinh dưỡng: Ăn uống không đủ chất, không đa dạng các loại thực phẩm khác nhau, đặc biệt là khi thiếu những loại thực phẩm giàu canxi dễ khiến xương khớp bị thoái hóa sớm.

6 dấu hiệu nhận biết bệnh

Đau cột sống cấp tính

Người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau nhói vùng cổ, phát ra tiếng kêu mỗi khi xoay cổ. Ngoài ra, bạn có thể gặp thêm các triệu chứng nữa như:

  • Đau đốt sống cổ mỗi khi trời lạnh hay nằm gối cao đầu.
  • Đau mỗi khi mang vác nặng, khi ho và sẽ đỡ hơn khi nghỉ ngơi.
  • Thấy cứng và đau cổ mỗi khi ngước lên.

Đau cột sống cổ mãn tính

Khi tình trạng bệnh chuyển thành mãn tính, người bệnh có thể gặp phải những tình trạng sau:

  • Các cơn đau diễn ra với tần suất nhiều hơn và dữ dội hơn. Bắt đầu xuất hiện những cơn đau không rõ lý do.
  • Khi ngủ dễ bị tuột khỏi gối, cảm thấy đau, khó chịu mỗi khi thức dậy.

Hạn chế vận động

Khi đốt sống cổ bị thoái hóa, bạn sẽ cảm thấy việc vận động cổ dần trở nên khó khăn hơn. Những hành động cúi cổ, ngửa cổ, xoay cổ cũng không còn dễ dàng như xưa nữa.

Hội chứng rễ thần kinh

Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, bạn sẽ gặp phải tình trạng đau từ sau gáy kéo lên đầu hoặc từ cổ kéo xuống vai lan đến cánh tay. Hoặc bạn có thể gặp phải trường hợp khó chịu như khi có một luồng điện chạy dọc từ cổ xuống xương sống, thậm chí có thể kéo sang đến ngón tay và ngón chân. Tình trạng này có thể nhanh chóng kết thúc nhưng cũng có khi kéo dài rất khó chịu.

Các tổn thương ở ngoài cổ: Không chỉ tác động đến vùng cổ, bệnh còn gây ra những ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận khác trên cơ thể như:

  • Đau vùng trán, chẩm, đau đầu, xanh xao, mất ngủ,....
  • Đau 2 vùng hốc mắt, mờ mắt, hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ.
  • Da sạm, không đều màu, xuất hiện các đốm tàn nhang.
  • Tê bì cánh tay, hoạt động tay cũng không còn linh hoạt như trước.
  • Người mệt mỏi, ốm yếu, đi đứng xiêu vẹo.
  • Khả năng sinh dục và đi vệ sinh ngày càng khó khăn hơn.

Biến dạng cột sống

Bệnh có thể gây ra tình trạng cong vẹo đốt sống cổ, sái cổ. Không di chuyển được cổ, khi ấn vào cổ còn thấy rất đau.

vicare.vn-6-nguyen-nhan-va-6-bieu-hien-cho-thay-ban-da-mac-thoai-hoa-dot-song-co-body-2

Tổn thương rễ

Đây là triệu chứng xảy ra khi bệnh đã trở nên nghiêm trọng hơn. Các cơn đau dữ dội ở vùng cổ xuất hiện dồn dập, kèm theo đó là những biểu hiện: giảm nhiệt độ trong cơ thể, teo cơ, mất cảm giác ở vùng cổ, thậm chí còn có thể khiến người bệnh liệt hoàn toàn vùng cổ.

Những phương pháp điều trị và phòng tránh bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Khi nghi ngờ có dấu hiệu của bệnh, bạn cần đến cơ sở y tế để được kiểm tra tìm hiểu nguyên nhân. Từ đó có những biện pháp điều chỉnh lại hoạt động, ngăn ngừa bệnh tiến triển:

  • Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, có thể áp dụng các phương pháp châm cứu, bấm huyệt hoặc làm những bài tập vận động cổ nhẹ nhàng để điều trị bệnh.
  • Đối với những người có tính chất công việc phải ngồi nhiều: không nên ngồi quá lâu, có thể đứng dậy vận động nhẹ nhàng sau mỗi 1 - 2 tiếng. Điều chỉnh lại tư thế ngồi cho đúng, ngồi thẳng lưng, hai vai ngang bằng, điều chỉnh độ cao ghế ngồi cho phù hợp tránh gây mỏi.
  • Khi thấy đau không được bẻ cổ, vặn cổ. Điều này sẽ khiến cho tình trạng bệnh tiến triển nhanh hơn.
  • Bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu canxi trong khẩu phần ăn hàng ngày giúp xương chắc khỏe.

Xem thêm:

  • Bài tập dành cho người thoái hóa đốt sống cổ
  • 8 bài tập đơn giản trị thoái hóa đốt sống cổ