6 mẹo giao tiếp với người khiếm thính

Theo báo cáo năm 2005 của Tổ chức Y tế thế giới WHO, 63 triệu người (6,3% dân số) bị khiếm thính. Có nghĩa là cứ khoàng 12 người lại có 1 người bị mất thính lực. Nếu bạn quan tâm đến việc làm thế nào để giao tiếp với người khiếm thính thì hãy đọc bài viết hôm nay của HoiBenh. Chúng tôi có những mẹo nhỏ sau đây dành cho bạn. Một vài khái niệm cần được hiểu rõ 1. Sự khác nha...

6 mẹo giao tiếp với người khiếm thính 6 mẹo giao tiếp với người khiếm thính

Theo báo cáo năm 2005 của Tổ chức Y tế thế giới WHO, 63 triệu người (6,3% dân số) bị khiếm thính. Có nghĩa là cứ khoàng 12 người lại có 1 người bị mất thính lực. Nếu bạn quan tâm đến việc làm thế nào để giao tiếp với người khiếm thính thì hãy đọc bài viết hôm nay của HoiBenh. Chúng tôi có những mẹo nhỏ sau đây dành cho bạn.

Một vài khái niệm cần được hiểu rõ

1. Sự khác nhau giữa khả năng nói và ngôn ngữ - khả năng nói là những từ được nói ra, còn ngôn ngữ là tổng thể giao tiếp, bao gồm việc lĩnh hội, tiếp nhận thông tin và biểu đạt thông tin. Khả năng nói yêu cầu kỹ năng vận động cơ phù hợp của khớp, dây thanh... trong khi ngôn ngữ liên quan đến việc nhận thức và khiến câu trở nên có nghĩa.

2. Giao tiếp - là hành vi tương tác xã hội hiệu quả. Ví dụ, một người khiếm thính và không có khả năng nói vẫn có thể giao tiếp được. Người đó có thể thể hiện rõ ràng những nhu cầu đơn giản như Tôi cần nước bằng cách ra hiệu bằng cử chỉ về phía cốc nước. Một người có thể thể hiện nỗi buồn, sự tức giận, sự thất vọng .... mà chẳng cần dùng lời nói.

Chúng ta có thể biểu đạt suy nghĩ mà không cần nói.
Chúng ta có thể biểu đạt suy nghĩ mà không cần nói.

Khiếm thính không nhất thiết đồng nghĩa vời việc người đó hoàn toàn bị điếc - thông thường vẫn có khả năng nghe được.

Khi nói chuyện với những người khiếm thính, hãy lưu ý:

1. Nói to hơn một chút: Không thì thầm hoặc nói nhỏ và không quát lên - chỉ cần nói to hơn bình thường một chút.

2. Nói rõ ràng: Không lầm bầm – chú ý nói từng âm rõ ràng

3. Giảm tạp âm: Nói chuyện ở trong không gian càng yên tĩnh càng tốt bởi tạp âm làm biến đổi tín hiệu âm thanh của bạn truyền tới người bệnh.

4. Khẩu hình rõ ràng khi nói chuyện với người khiếm thính: Những người khiếm thính có thể đọc khẩu hình rất giỏi và họ có thể đánh giá những gì bạn nói thông qua việc đọc khẩu hình của bạn.

Khẩu hình rõ ràng giúp người nghe dễ hiểu lời nói của mình hơn.
Khẩu hình rõ ràng giúp người nghe dễ hiểu lời nói của mình hơn.

5. Thoải mái sử dụng điệu bộ cử chỉ: Để mô tả những gì bạn đang nói - việc này giúp cho họ hiểu được tình huống bạn đang nói.

6. Học ngôn ngữ ký hiệu: nếu bạn là người chăm sóc sức khỏe cho người đang phải sử dụng máy trợ thính và người đó điếc hoàn toàn thì ngôn ngữ ký hiệu sẽ giúp cả hai người giao tiếp với nhau hiệu quả hơn. Cũng cần mất một khoảng thời gian để có thể thông thạo ngôn ngữ ký hiệu.

Nếu bạn thấy mất kiên nhẫn khi giao tiếp với người khiếm thính, hãy tưởng tượng tâm trạng thất vọng mà người khiếm thính đang phải chịu đựng để có thể giao tiếp hiệu quả. Hãy lịch sự, kiên nhẫn, tử tế, và đừng sốt ruột nếu điều bạn muốn nói chưa thể truyền đạt được đến họ, hãy thử lại lần nữa.

(Nguồn: www.practo.com)