6 dấu hiệu cảnh báo của suy tim độ 1 cần phát hiện sớm để điều trị bệnh kịp thời

Bệnh suy tim là căn bệnh phổ biến và có mức độ nguy hiểm cao, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Bệnh có nhiều mức độ với triệu chứng và tác hại khác nhau. Trong đó, suy tim độ 1 là giai đoạn khởi phát của bệnh nhưng không phải ai cũng hiểu rõ và sớm nhận biết các dấu hiệu cảnh báo để điều trị kịp thời.

6 dấu hiệu cảnh báo của suy tim độ 1 cần phát hiện sớm để điều trị bệnh kịp thời 6 dấu hiệu cảnh báo của suy tim độ 1 cần phát hiện sớm để điều trị bệnh kịp thời

Thế nào gọi là suy tim độ 1?

Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn có chức năng bơm máu liên tục theo các động mạch để mang dưỡng khí, các chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể.

Suy tim là tình trạng cơ tim không thể cung cấp đủ lượng máu từ tim đến các cơ quan khác trong cơ thể cho nhu cầu máu và oxy. Lúc này, sự thiếu hụt khiến tim phải bơm máu nhiều hơn, hoạt động quá mức dẫn đến những tổn thương kéo dài nên bệnh ngày càng nặng hơn.

Suy tim độ 1 là suy tim giai đoạn đầu, chưa xuất hiện các triệu chứng rõ rệt như khó thở, đau ngực, mệt mỏi, hoạt động thể lực bình thường. Bệnh thường được phát hiện nhờ thăm khám tổng thể hoặc khám các bệnh lý tim mạch khác.

vicare.vn-6-dau-hieu-canh-bao-cua-suy-tim-do-1-can-phat-hien-som-de-dieu-tri-benh-kip-thoi-body-1

Phân loại cấp độ suy tim

Hiện nay, cách phân loại mức độ nặng nhẹ của bệnh suy tim được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam là theo Hội Tim mạch New York (NYHA). Theo đó, cấp độ suy tim của người bệnh được đánh giá dựa vào các triệu chứng cơ năng và khả năng gắng sức.

Cụ thể 4 cấp độ suy tim được phân loại như sau:

  • Suy tim độ 1: đây là giai đoạn suy tim tiềm tàng, thường rất khó phát hiện bệnh ở giai đoạn này. Khả năng hoạt động thể lực không hạn chế, không gây ra hiện tượng mệt mỏi, khó thở, hồi hộp.
  • Suy tim độ 2: suy tim ở mức độ nhẹ, bệnh nhân gặp phải những hạn chế nhất định trong các hoạt động thể lực. Khi nghỉ ngơi bình thường sẽ không có biểu hiện mệt mỏi nhưng khi vận động gắng sức sẽ thấy khó thở, đánh trống ngực, hồi hộp.
  • Suy tim độ 3: là suy tim ở mức độ trung bình nặng. Ở giai đoạn này bệnh nhân bị hạn chế khá nhiều trong sinh hoạt hàng ngày cũng như hoạt động thể lực. Mặc dù người bệnh khỏe khi nghỉ ngơi nhưng chỉ cần vận động nhẹ đã có triệu chứng mệt mỏi, khó thở, đánh trống ngực.
  • Suy tim độ 4: đây là giai đoạn suy tim có mức độ nặng nhất. Sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng đáng kể. Người bệnh cảm thấy khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, xuất hiện các triệu chứng cơ năng đặc trưng rõ rệt như mệt mỏi, khó thở, sưng phù.

Những ai có nguy cơ mắc suy tim?

Suy tim được xem là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu trong các bệnh lý tim mạch. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao là người cao tuổi (trên 65 tuổi), đái tháo đường, cao huyết áp, có tiền sử bệnh mạch vành, bệnh thận, thường xuyên hút nhiều thuốc lá, ... Bệnh cũng có thể xảy ra với cả trẻ em do nhiễm virus, ung thư gây tổn hại cơ tim.

Suy tim độ 1 có nguy hiểm không?

Suy tim độ 1 là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh suy tim. Mức độ nguy hiểm và ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân còn ít.

Tuy nhiên, ở giai đoạn này, các triệu chứng thường không rõ rệt nên việc phát hiện bệnh sớm gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, bệnh dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý đường hô hấp hoặc tiêu hóa.

Do vậy, khi không được điều trị tốt, đúng cách ngay từ đầu sẽ khiến chức năng tim ngày càng suy yếu khiến suy tim độ 1 dễ dàng tiến triển sang cấp độ nặng hơn. Lúc này chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị giảm sút nghiêm trọng, nguy cơ biến chứng nhiều như: rối loạn nhịp tim, phù phổi cấp, suy gan, suy thận, đột quỵ, nhồi máu não, ...

6 dấu hiệu cảnh báo suy tim độ 1

Trong các bệnh lý về tim mạch nói chung thì suy tim là một bệnh khó chẩn đoán nhất. Nhưng việc chẩn đoán chính xác và kiểm soát bệnh hiệu quả là yếu tố tiên quyết cho việc giảm thiểu biến chứng và đe dọa đến tính mạng người bệnh. Do vậy, một số dấu hiệu cảnh báo dưới đây có thể giúp bạn sớm nhận ra căn bệnh này:

Khó thở nhẹ khi gắng sức

Tình trạng khó thở là dấu hiệu đặc trưng của suy tim, xảy ra sớm nhất và thường gặp nhất. Người bệnh cảm thấy hụt hơi, thở nhanh, thiếu không khí khi gắng sức đi bộ quãng dài, mang vác nặng, leo cầu thang, thậm chí lúc sinh hoạt tình dục.

Đối với suy tim độ 1 thì các cơn khó thở chỉ thoáng qua hoặc xảy ra khi bệnh nhân gắng sức nhiều và sẽ tự hết khi được nghỉ ngơi.

Ngoài ra, bệnh nhân còn cảm thấy hồi hộp và đánh trống ngực xuất hiện thường xuyên hơn thì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo trái tim của bạn đang gặp vấn đề.

vicare.vn-6-dau-hieu-canh-bao-cua-suy-tim-do-1-can-phat-hien-som-de-dieu-tri-benh-kip-thoi-body-2

Mệt mỏi bất thường

Khi cảm thấy mệt mỏi bất thường, dễ kiệt sức bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe nhằm chẩn đoán đúng tình trạng của bệnh. Nguyên nhân có thể do tim không bơm đủ máu mang oxy đáp ứng cho nhu cầu năng lượng của cơ thể. Chính vì vậy nhiều người luôn có cảm giác mệt mỏi.

Đi tiểu đêm thường xuyên hơn

Khi tim trở nên suy yếu thì chất lỏng sẽ tích tụ lại nhiều hơn ở các cơ quan trong cơ thể. Điều này tạo nên kích thích đến thận, làm tăng đào thải nước ra khỏi cơ thể dẫn đến tăng số lần đi tiểu đêm, gây không ít phiền toái và ảnh hưởng đến giấc ngủ, khó ngủ.

Tình trạng phù nề xuất hiện

Đây là hệ quả của việc ứ dịch trong cơ thể người bệnh. Hiện tượng phù do suy tim thường rõ nhất về cuối ngày và nhẹ vào lúc sáng sớm. Bên cạnh đó, phù ở suy tim còn đi kèm với dấu hiệu khó thở do ứ huyết ở phổi.

Cách phát hiện phù do suy tim là ấn ngón tay lên mu bàn chân hoặc mắt cá sẽ thấy vết lõm và mất một khoảng thời gian nhất định mới hồi phục trở lại.

Ho khan kéo dài

Do chất lỏng tích tụ trong phổi nên có thể dẫn tới ho khan kéo dài, có hoặc không có đờm. Thở khò khè và khó thở dai dẳng.

Chán ăn, buồn nôn

Ngoài ra, một số người gặp vấn đề về tiêu hóa do nhận được ít máu nên hay cảm giác buồn nôn, đầy bụng, buồn nôn hoặc đau dạ dày. Do vậy, khi thấy những triệu chứng bất thường, bạn không nên lơ là, chủ quan mà cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra, tránh nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Phương pháp chẩn đoán bệnh khi có các dấu hiệu cảnh báo

Khi đến bệnh viện chuyên khoa tim mạch để thăm khám, ngoài việc thử nghiệm thể chất, bác sĩ sẽ áp dụng một số phương pháp quan trọng nhằm sớm nhận ra sự hiện diện của suy tim độ 1 giai đoạn khởi phát.

  • Chẩn đoán ban đầu: dựa trên bệnh sử, triệu chứng, tiền sử bệnh tim mạch, các yếu tố thúc đẩy, ... để thăm khám thực thể.
  • Siêu âm tim: đây là công cụ tầm soát đơn giản, không có xâm lấn, có thể xác định suy tim, bệnh lý tim mạch khác như van tim, cơ tim. Chỉ số quan trọng cần lưu ý khi siêu âm tim là phân suất tống máu. Khi nó ở mức dưới 55% là dấu hiệu cho thấy sự suy giảm chức năng của tim.
  • Tìm các chất chỉ điểm sinh học suy tim trong máu: thường thấy là định lượng nồng độ peptide lợi niệu típ B (B-type natriuretic peptide) được giải phóng vào máu khi bị suy tim.
  • X-quang ngực: có vai trò đánh giá và loại trừ các nguyên nhân dẫn tới triệu chứng dễ nhầm lẫn với suy tim như ho, khó thở do viêm phổi, tràn khí màng phổi, ...
  • Điện tâm đồ (ECG) 12 chuyển đạo: hữu ích trong nhận diện bệnh suy tim, là công cụ chẩn đoán cơ bản trong thực hành lâm sàng hàng ngày.
  • Xét nghiệm máu: bao gồm xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm nồng độ các chất điện giải (Magie, Calci, Natri, Kali, ...), xét nghiệm sinh hóa máu, xét nghiệm chức năng tuyến giáp, ...
  • Ngoài ra, một số trường hợp cần làm thêm kỹ thuật khác như chụp cắt lớp vi tính, chụp động mạch vành, chụp cộng hưởng từ (MRI), ... nhằm cung cấp chẩn đoán chính xác các vấn đề tim của bạn.
vicare.vn-6-dau-hieu-canh-bao-cua-suy-tim-do-1-can-phat-hien-som-de-dieu-tri-benh-kip-thoi-body-3

Suy tim độ 1 sống được bao lâu?

Suy tim giai đoạn đầu nếu áp dụng đúng phương pháp điều trị, có lối sống khoa học và tuân thủ đúng khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa tim mạch thì người bệnh hoàn toàn có thể khỏe mạnh và chung sống suốt đời với bệnh mà không tiến triển ở mức độ nặng hơn.

Nếu không được điều trị sớm, thể trạng của bệnh nhân không tốt, ... thì có khoảng 50% người bệnh tử vong sau 5 năm. Và có khoảng 10% sống chung với căn bệnh này ít nhất 10 năm.

Duy trì mạng sống khi bị suy tim cần dựa vào nhiều yếu tố, người bệnh không nên quá hoảng sợ, suy sụp tinh thần dẫn đến bệnh tình trở nên nặng hơn. Hãy đến ngay bệnh viện để được tư vấn, kiểm tra và hợp tác với phác đồ điều trị của bác sĩ để kiểm soát tình trạng bệnh tốt nhất.

Phải làm gì khi có dấu hiệu suy tim độ 1

Việc điều trị suy tim độ 1 cần có sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không nên tự ý chẩn đoán và mua thuốc về điều trị.

Ngoài ra, điều trị suy tim cần dùng các loại thuốc đặc trị riêng biệt. Dựa trên mức độ bệnh, thời gian phát hiện, thể trạng, ... mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ chữa bệnh thích hợp cho từng bệnh nhân.

Dưới đây là một số biện pháp điều trị được áp dụng cho bệnh nhân suy tim. Đối với người bị suy tim độ 1 sẽ có thay đổi về liều lượng, thời gian và cách dùng.

Điều trị và kiểm soát bệnh bằng thuốc đặc trị

  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin: thuốc có tác dụng ngăn cản quá trình tái cấu trúc ở tim và giúp tình trạng suy tim không bị xấu đi. Các thuốc ức chế men chuyển angiotensin bao gồm: captopril, enalapril, lisinopril và một số thuốc khác.
  • Thuốc chẹn thụ thể angiotensin: có tác dụng tương tự thuốc ức chế men chuyển angiotensin nhưng hạn chế được tình trạng ho khan khi dùng thuốc. Thuốc chẹn thụ thể angiotensin gồm có losartan, valsartan, candesartan và các thuốc khác.
  • Thuốc chẹn beta giao cảm: giúp giảm nhịp tim, ức chế sự gây hại của các hormone giao cảm, phục hồi chức năng co bóp của cơ tim. Các loại thuốc trong nhóm chẹn beta giao cảm là metoprolol, bisoprolol và carvedilol.
  • Thuốc lợi tiểu: hạn chế lượng muối thừa và nước trong cơ thể. Thường dùng là furosemide, hypothiazide.
  • Thuốc trợ tim nhóm digitalis: làm tăng khả năng co bóp của cơ tim.
  • Thuốc giãn mạch: mở rộng lòng mạch máu để máu lưu thông dễ dàng hơn, tim bớt gánh nặng khi co bóp. Thuốc hydralazin có tác động lên động mạch trong khi thuốc nitrat (nitroglycerin, isosorbide dinitrate) làm giãn tĩnh mạch.

Điều trị không dùng thuốc

  • Hạn chế tối đa lượng muối nạp vào cơ thể: lượng muối một ngày chỉ khoảng 0,2 gram là phù hợp.
  • Cần đặc biệt lưu ý tới lượng nước uống hàng ngày: không nên uống quá nhiều nước, chỉ nên giới hạn trong khoảng 0,5 lít/ngày
  • Kiểm soát cân nặng: nếu bạn tăng cân trong vài ngày thì đó có thể là dấu hiệu của sự giữ nước, người bệnh cần đi khám lại để đánh giá lại chế độ thuốc đang dùng.
  • Thay đổi lối sống: bỏ rượu bia, thuốc lá, tránh các chất kích thích, duy trì cân nặng hợp lý và nên vận động nhẹ nhàng.
  • Chế độ dinh dưỡng: giảm chất béo, tăng chất xơ, giảm muối. Nên dùng nhiều đường mật, quả ngọt, sữa, rau, quả có chứa nhiều gluxit, kali tốt cho sức khỏe.

Điều trị ngoại khoa

Tái đồng bộ cơ tim bằng máy tạo nhịp hai luồng: đặt máy tạo nhịp hai buồng thất có thể giúp cải thiện tình trạng hai tâm thất tái đồng bộ trở lại, tránh nguy cơ đột tử.

Khi suy tim độ 1 không được cải thiện, không đáp ứng thuốc điều trị và chuyển biến nặng, bệnh nhân được phẫu thuật ghép tim hoặc cấy máy trợ tim.

Xem thêm:

  • Caffeine có thực sự gây ra nhịp tim bất thường và bệnh suy tim
  • Suy tim độ 4 – Cần làm gì trong giai đoạn cuối của suy tim?
  • Những xét nghiệm chẩn đoán bệnh suy tim