6 biểu hiện của bệnh giang mai cả nam và nữ đều mắc phải

Giang mai là một căn bệnh truyền nhiễm lây qua hoạt động tình dục bao gồm cả quan hệ bằng miệng và hậu môn. Ngoài ra còn lây truyền từ mẹ sang con trong cổ tử cung hoặc khi sinh gây ra giang mai bẩm sinh ở trẻ em. Khi nhận thấy 6 biểu hiện của bệnh giang mai cả nam và nữ đều mắc phải thì bạn cần được chăm sóc y tế kịp thời, để tránh những biến chứng nguy hiểm.

6 biểu hiện của bệnh giang mai cả nam và nữ đều mắc phải 6 biểu hiện của bệnh giang mai cả nam và nữ đều mắc phải

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Vi khuẩn giang mai thường xâm nhập trực tiếp vào cơ thể khi quan hệ không được bảo vệ (đường âm đạo, hậu môn hay miệng) hay qua các vết xước trên da, niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai. Xoắn khuẩn giang mai còn có thể lây truyền từ mẹ sang thai nhi trong thời kỳ bào thai từ tháng thứ 4 trở đi, do xoắn khuẩn này xâm nhập máu thai nhi qua dây rốn.

Dù nam hay nữ thì đều xuất hiện 6 biểu hiện của bệnh giang mai nhưng do đặc điểm cấu tạo của bộ phận sinh dục ở dạng mở mà người phụ nữ sẽ dễ bị lây nhiễm các bệnh tình dục hơn nam giới, kể cả bệnh giang mai. Bệnh giang mai ở nữ giới nếu không điều trị kịp thời rất có thể gây nên những tổn thương tại tất cả các bộ phận trong cơ thể như viêm loét bộ phận sinh dục, phát ban ngoài da, đau nhức cơ xương, thậm chí gây ảnh hưởng đến nội tạng.

Nguyên nhân chính của bệnh giang mai

vicare.vn-6-bieu-hien-cua-benh-giang-mai-ca-nam-va-nu-deu-mac-phai-body-1

Theo nghiên cứu, tác nhân gây bệnh là xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) do Schaudinn và Hauffman tìm ra vào năm 1905. Xoắn khuẩn này có hình lò xo, bao gồm 6-14 vòng xoắn. Sức đề kháng của xoắn khuẩn này rất yếu, ra khỏi cơ thể nó sống được không quá vài giờ. Trong nước đá, nó vẫn giữ được tính di động rất lâu, ở nhiệt độ 45 độ C nó sẽ bị chết sau 30 phút. Khi tiếp xúc với các chất sát khuẩn, xà phòng có thể diệt được xoắn khuẩn này trong thời gian chỉ vài phút.

6 biểu hiện của bệnh giang mai

Triệu chứng của bệnh giang mai trong giai đoạn đầu không có biểu hiện rõ ràng, nhưng càng về sau 6 biểu hiện của bệnh giang mai càng rõ hơn.

  • Ở bộ phận sinh dục hoặc ở miệng hay hậu môn xuất hiện những nốt tròn, không đau, không rát, không ngứa, sờ hơi cứng, có màu đỏ và có hạch ở bẹn.
  • Nổi các vết như ban màu tím đỏ, không bong vảy, khi ấn tay vào thì lặn mất. Các nốt ban thường xuất hiện ở hai bên sườn, tay hoặc ngực.
  • Xuất hiện những mảng sần, nốt phỏng nước và vết loét dưới da.
  • Người bệnh có dấu hiệu bị sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi và giảm cân trong một thời gian ngắn.
  • Nếu bệnh ở giai đoạn cuối thì thường xuất hiện những triệu chứng: xuất hiện những nốt u sùi rất cứng, sau đó nó sẽ mềm dần và vỡ loét ra chảy chất dịch sánh, đặc, đôi lúc kèm theo cả máu. Sau khi nước mủ chảy hết sẽ để lại những lõm nhỏ và trở thành sẹo.
  • Không những vậy, có những tổn thương nổi gồ lên bề mặt da, có màu hồng, đường kính từ 1-2 cm không gây đau đớn, thường tập trung vào một chỗ, xếp theo hình tròn hoặc hình cầu.
vicare.vn-6-bieu-hien-cua-benh-giang-mai-ca-nam-va-nu-deu-mac-phai-body-2

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh giang mai

Bệnh giang mai có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Xoắn khuẩn giang mai có thể gây tổn thương tất cả các cơ quan quan trọng trong cơ thể.
  • Bệnh giang mai tác động xấu đến da, niêm mạc, mắt đến các cơ quan nội tạng như gan, tim mạch, thần kinh.
  • Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm động mạch chủ, phình động mạch chủ, bại liệt toàn thân, rối loạn tâm thần, viêm gan.
  • Giang mai bẩm sinh có thể gây tử vong cho thai nhi hoặc dị dạng thai sau khi sinh.
  • Rối loạn cảm giác: người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, đau nhức toàn thân, ở giai đoạn cuối người bệnh đi lại rất khó khăn.
  • Rối loạn chức năng co thắt: giang mai gây tổn thương đốt thứ 2-4 ở lưng, ảnh hưởng tới bàng quang, buồn tiểu nhưng không đi tiểu được hoặc không có nước tiểu, dẫn tới bí tiểu hoặc tiểu không kiểm soát.
  • Gây dị thường ở đồng tử mắt, đồng tử nhỏ hẹp không bình thường,mất phản xạ ánh sáng nhưng vẫn tồn tại phản xạ điều tiết, thần kinh thị giác bị tổn thương.
  • Gây viêm khớp, các khớp không ngừng bị tổn thương, dẫn tới cấu trúc xương bị tổn hại, gây thoát bị hoặc gãy xương.
  • Gây tổn thương cho vùng nội tạng: đau bụng trên, lồng ngực co thắt, làm cơ thể có hiện tượng nôn mửa, kiệt sức, đau bụng, tiêu chảy. Cổ họng và thanh quản có cảm giác khó nuốt, hô hấp khó khăn, trực tràng mót buốt, khó khăn trong việc bài tiết nước tiểu.
vicare.vn-6-bieu-hien-cua-benh-giang-mai-ca-nam-va-nu-deu-mac-phai-body-3

Cách phát hiện bệnh giang mai sớm và nhanh nhất?

Trong thời gian ủ bệnh giang mai, người bệnh sẽ không thấy 6 biểu hiện của bệnh giang mai hay triệu chứng gì bất thường, vì vậy người bệnh sẽ không thể phát hiện ra bệnh. Việc quan hệ tình dục trong giai đoạn này có khả năng gây bệnh rất cao, lên đến 99%.

Để phát hiện bệnh giang mai sớm và nhanh nhất, các chuyên gia khuyến cáo, từ 18 tuổi trở lên phải khám sức khỏe 6 tháng/ lần hoặc ít nhất 1 năm/ lần. Đây là cách duy nhất giúp bạn có thể phát hiện bệnh giang mai khi chưa có bất kỳ triệu chứng gì bất thường.

Phương pháp để phát hiện bệnh giang mai, các bác sĩ sẽ kiểm tra trên cơ thể bạn có xuất hiện những triệu chứng bên ngoài của bệnh giang mai hay không. Ngoài ra thực hiện các xét nghiệm máu cũng là cách phát hiện bệnh giang mai chính xác và hiệu quả.

Các bác sĩ cũng có thể chẩn đoán bệnh giang mai bằng cách kiểm tra chất dịch nhầy từ vết loét trên cơ thể bạn. Tuy nhiên cách này ít được các chuyên gia y tế sử dụng.

Phòng chống bệnh giang mai

  • Xây dựng lối sống lành mạnh, chung thủy một vợ, một chồng.
  • Thực hiện hành vi tình dục an toàn, có biện pháp bảo vệ (sử dụng bao cao su).
  • Để phòng bệnh giang mai bẩm sinh cần phải phát hiện kịp thời và điều trị cho người mẹ nếu bị bệnh trong khi mang thai. Cần làm các phản ứng huyết thanh một cách có hệ thống cho tất cả các chị em phụ nữ có thai.
  • Khi phát hiện 6 biểu hiện của bệnh giang mai thì cần đến các cơ sở y tế khám và điều trị ngay, không được tự ý mua thuốc điều trị.

Nếu gặp phải hoặc chưa có 6 biểu hiện của bệnh giang mai nêu trên, bạn vẫn nên khám sàng lọc các bệnh xã hội nhằm phát hiện sớm để có hướng điều trị hiệu quả, tránh biến chứng.

Xem thêm:

  • Xét nghiệm máu có phát hiện ra bệnh giang mai ở nữ giới hay không?
  • Đầu dương vật bị bong da có phải là bệnh lý tình dục hay không?
  • Ceftriaxone: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ và một số thông tin cần biết