5 thắc mắc về viêm gan B nhiều người hay hỏi
Viêm gan B ảnh hưởng trực tiếp tới gan và gây thiệt hại nặng nề cho các tế bào gan. Việt Nam nằm trong những khu vực lưu hành cao của virus viêm gan B. Tuy nhiên những hiểu biết về căn bệnh này vẫn còn hạn chế.
5 thắc mắc về viêm gan B nhiều người hay hỏi
HoiBenh sẽ giúp bạn có thể hiểu thêm qua một số câu hỏi nhanh về bệnh viêm gan B sau đây.
Tìm hiểu về bệnh viêm gan B
Bệnh viêm gan B (HBV - Hepatitis B virus) là một dạng bệnh gan do virus viêm gan B gây ra, truyền nhiễm theo đường máu, đường từ mẹ sang con và đường tình dục. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới gan và gây thiệt hại nặng nề cho các tế bào gan. Đây là một căn bệnh phổ biến gây tử vong cao trên toàn thế giới.
Dấu hiệu của viêm gan B là: Sốt, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, ói mửa, đau bụng, nước tiểu sậm màu, đau khớp, vàng da, vàng mắt. Những người viêm gan mãn tính thời gian đầu thì hầu như không có các triệu chứng trên. Các triệu chứng bắt đầu trung bình 90 ngày (khoảng: 60-150 ngày) sau khi tiếp xúc với HBV
5 câu hỏi về viêm gan B nhiều người thường thắc mắc
1. Nhiễm viêm gan B có nên mang thai?
Tư vấn với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa - gan mật để được xác định ở thể hoạt động hay ở thể người lành mang mầm, thể ngủ yên.
Nếu không phải thể hoạt động:
- Có thai bình thường.
- Theo dõi với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa - gan mật trong thời gian mang thai.
- Phòng ngừa lây truyền từ mẹ sang con:
- Ba tháng cuối thai kỳ, bác sĩ sẽ quyết định dùng thuốc ngắn hạn để giảm lượng siêu vi trong máu nhằm giảm khả năng lây cho thai khi sinh.
- Chủng ngừa với kháng thể thụ động (HBIg) đồng thời với tiêm liều văcxin phòng ngừa viêm gan B đầu tiên trong vòng 12 giờ sau sinh. Sau đó tiếp tục tiêm ngừa văcxin viêm gan B liều thứ hai khi bé được 1-2 tháng và liều thứ ba khi bé được 6 tháng.
- Vẫn cho trẻ bú mẹ bình thường nếu trẻ được chích ngừa đủ, trừ khi đầu vú mẹ bị nứt nẻ, lở loét dễ chảy máu.
- Nếu thể hoạt động:
- Theo dõi và điều trị với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa - gan mật.
- Khi bệnh ổn định có thể ngưng thuốc và có thai bình thường.
- Khi mang thai cần theo dõi vì có thể bệnh sẽ hoạt động trở lại.
2. Có nên tiêm phòng viêm gan B trong thời gian mang thai không?
Sự lây truyền HBV từ một người mẹ nhiễm bệnh sang cho con là đường lây rất phổ biến bên cạnh đường tình dục và tiêm chích. Những công dân sinh ra và sống trong khu vực Đông Nam Á được xem như là người có nguy cơ cao lây nhiễm HBV trong bất kỳ thời điểm nào. Văcxin viêm gan B an toàn và được khuyến cáo tiêm cho người mang thai ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ.
3. Bị viêm gan B khi mang thai, người mẹ nên làm gì để tránh lây nhiễm cho con?
Ngay trong 12 giờ đầu sau sinh, nếu bé được tiêm huyết thanh và vacxin viêm gan B kết hợp với điều trị cho người mẹ trong 3 tháng cuối thai kỳ (nếu có chỉ định) sẽ làm giảm nguy cơ mắc viêm gan B cho bé lên đến 85-95%. Trong trường hợp này, em bé vẫn được bú mẹ an toàn, vẫn có thể sinh thường bằng đường âm đạo nếu đúng chỉ định.
4. Phòng bệnh viêm gan B như thế nào?
Viêm gan siêu vi B là bệnh nguy hiểm vì đây là bệnh rất khó điều trị, có diễn biến phức tạp và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nhất cho người bệnh. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cũng như góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh gan thì mỗi người cần có biện pháp phòng bệnh viêm gan B một cách tích cực, hiệu quả nhất thì việc phòng bệnh mới nhất. Dưới đây là những cách phòng bệnh hiệu quả và an toàn người bệnh có thể áp dụng:
Tiêm phòng vacxin viêm gan B. Đây là cách phòng bệnh an toàn đạt hiệu quả trên 85%
Sinh hoạt tình dục an toàn
Không sử dụng chung bàn chải, dao cạo râu, dụng cụ xăm mình hay các vật dụng khác có nguy cơ dính máu với người viêm gan B
Tuyệt đồi không chạm vào máu của người bệnh viêm gan B, kể cả máu khô
Băng vết máu và vết bầm của người bệnh viêm gan B để tránh tiếp xúc với máu.
Với trẻ sơ sinh, cần tiêm phòng vacxin viêm gan B cho trẻ trong 24h đầu sau sinh
5. Điều trị viêm gan B như thế nào?
Khi phát hiện bản thân mắc viêm gan B cần kịp thời đi khám, chẩn đoán bệnh để được chữa viêm gan B sớm, đúng cách, . Thông thường có các cách điều trị viêm gan B như sau:
Điều trị viêm gan B bằng Tây y
Điều trị bằng thuốc uống, thuốc tiêm: interferon, Lamivudin. Adefovir, entecavi, telbivudin hay liệu pháp truyền ngược tự thân,...
Điều trị viêm gan B bằng Đông y
Thuốc Đông y điều trị bệnh viêm gan B sẽ giúp người bệnh viêm gan B điều dưỡng huyết khí của lá gan, và điều hòa chức năng tì và thận, giảm bớt sự tụ máu tại gan. Phương pháp điều trị bằng thuốc Đông y sẽ giảm bớt sự đau đớn cho người bệnh và không gây ra tác dụng phụ.
Xét nghiệm theo dõi điều trị viêm gan B tại HoiBenh Home
Nếu nghi ngờ mình đã nhiễm virus viêm gan, việc làm các xét nghiệm để chẩn đoán viêm gan là rất cần thiết, có thể bạn thực hiện theo định kì 6 tháng/lần hoặc khi cơ thể thấy xuất hiện các dấu hiệu điển hình như rối loạn tiêu hóa, rối loạn nội tiết tố, đau gan, da đổi màu,... thì phải xét nghiệm kiểm tra viêm gan ngay.
Hiện HoiBenh Home có cung cấp Theo dõi điều trị viêm gan B tại nhà giúp chẩn đoán nguy cơ nhiễm các loại virus viêm gan.
Lợi ích khi đến với Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home
- Mẫu xét nghiệm được lấy tại nhà khách hàng, không mất công chờ xếp hàng, lấy kết quả như khi làm xét nghiệm ở các bệnh viện công.
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu đỏ của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Giá gói xét nghiệm theo dõi điều trị virus viêm gan B được cập nhật ở cuối bài viết
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline: (024) 73049779 / 0984.999.501 để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Vì sao viêm gan B không nên ăn thịt dê?
- Dính máu của người viêm gan B cần làm những xét nghiệm gì để an tâm?