5 tai biến sản khoa thường gặp

Tai biến trong sản khoa là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu với sản phụ. Các phương pháp xử trí, điều kiện và vật chất của cơ sở y tế đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tai biến sản khoa, đặc biệt những tai biến sản khoa hàng đầu. Hãy tham khảo những thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về loại tai biến nguy hiểm này.

5 tai biến sản khoa thường gặp 5 tai biến sản khoa thường gặp

Tai biến trong sản khoa là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu với sản phụ. Các phương pháp xử trí, điều kiện và vật chất của cơ sở y tế đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tai biến sản khoa, đặc biệt những tai biến sản khoa hàng đầu. Hãy tham khảo những thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về loại tai biến nguy hiểm này.

Tai biến sản khoa thường gặp

Dọa vỡ tử cung và vỡ tử cung

Đây là tai biến sản khoa dẫn đến tỷ lệ tử vong cao ở cả mẹ và bé. Bình thường khi mang thai đủ 9 tháng 10 ngày, tử cung của người mẹ sẽ có xu hướng gia tăng co bóp để đẩy thai nhi ra ngoài. Tuy nhiên có trường hợp phần dưới tử cung của người mẹ quá mỏng hoặc sức co bóp quá mạnh dẫn đến vỡ tử cung. Trong trường hợp này, nếu không được cấp cứu kịp thời, cả bà mẹ và thai nhi đều có nguy cơ tử vong. Ngoài ra một số trường hợp đặc biệt, tai biến sản khoa vỡ tử cung có thể xảy ra trước khi chuyển dạ.

Tai biến vỡ tử cung thường xảy ra với những thai phụ có thai quá to, ngôi thai bất thường hoặc mang đa thai. Khi bị tai biến vỡ tử cung, thai phụ sẽ có những cơn đau đớn vật vã kèm theo các triệu chứng sốc như mặt tái nhợt, huyết áp tụt, mạch nhanh, vã mồ hôi và lịm đi.

Băng huyết

Băng huyết xảy ra trong vòng 24h sau khi sinh. Tai biến này xảy ra do hiện tượng âm đạo bị chảy máu và chảy máu với lượng lớn. Nếu không kịp thời cấp cứu bù máu có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.

Biểu hiện của thai phụ bị băng huyết thường là biểu hiện của hiện tượng thể tích tuần hoàn của cơ thể mất máu quá nhiều dẫn đến shock như mặt tái nhợt, hơi thở yếu ớt, mệt mỏi, huyết áp tụt. Đặc biệt dấu hiệu sớm nhận biết nhất là hiện tượng thai phụ bị chảy máu vùng âm đạo. Tùy thuộc vào từng trường hợp có thể chảy máu ồ ạt hay chỉ nhỏ giọt hoặc đôi khi máu không chảy ra ngoài âm đạo nhiều mà đọng lại ở trong tử . Hãy báo cho nhân viên y tế biết khi có bất kỳ dấu hiệu nào dù là nhỏ nhất, để có phương án điều trị kịp thời.

Nhiễm khuẩn sau sinh

Nguyên nhân nhiễm khuẩn sau sinh có thể do nhau thai còn sót lại trong tử cung hoặc do vi khuẩn tấn công vào niêm mạc tử cung và âm đạo. Khi người mẹ chuyển dạ, một số hàng rào bảo vệ sinh học của cơ thể bị phá vỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công, đặc biệt là niêm mạc tử cung. Tai biến sản khoa này có thể nhẹ hoặc nặng dẫn đến nhiễm trùng toàn thân.

Thai phụ bị nhiễm khuẩn sau sinh thường có cơn đau tử cung, kèm theo sản dịch có mùi hôi. Ngoài ra có thể kèm theo triệu chứng mệt mỏi và sốt.

vicare-vn-5-tai-bien-san-khoa-thuong-gap-body-1

Sản giật

Biến chứng này rất phức tạp và gây ra tỷ lệ tử vong rất cao. Ngoài ra biến chứng này có thể xảy ra ngay cả trong thời kỳ thai nghén. Biểu hiện của sản giật thường rất phức tạp và cơn sản giật thường kèm có 4 giai đoạn: xâm nhiễm, co cứng, co giật giãn cách và hôn mê. Bên cạnh đó thai phụ còn có hiện tượng nhiễm độc thai nghén như phù, huyết áp cao, xuất hiện protein. Thai phụ bị sản giật cũng có thể có những triệu chứng tiền sản giật trước đó như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, mờ mắt và đau vùng thượng vị.

Uốn ván sơ sinh

Nguyên nhân gây uốn ván sơ sinh là do cuống rốn của thai nhi bị nhiễm khuẩn uốn ván từ môi trường hoặc dụng cụ cắt rốn. Biểu hiện của bệnh thường rất phức tạp. Bệnh thường có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 4-15 ngày, càng ngắn mức độ bệnh biểu hiện càng dữ dội. Khi bệnh khởi phát, bé có thể mệt mỏi, bỏ bú và khóc bé, bé khóc nhiều vì đói tuy nhiên không bú được. Nếu chú ý, thời kỳ này có thể phát hiện ra hiện tượng cứng hàm ở trẻ. Sau thời gian khởi phát ngắn bệnh thường tiến triển sang thời kỳ toàn phát. Ở thời kỳ này biểu hiện cứng hàm càng rõ rệt kèm theo hiện tượng trẻ bị co giật và co cứng dữ dội. Tần suất và mức độ của hiện tượng co giật phụ thuộc vào tình trạng và mức độ bị nhiễm bệnh của đứa trẻ.

Phòng ngừa tai biến sản khoa?

vicare-vn-5-tai-bien-san-khoa-thuong-gap-body-2

Tai biến sản khoa thường có hai loại: tai biến sản khoa có báo trước và tai biến sản khoa đột ngột. Cả hai loại tai biến đều rất nguy hiểm và rất khó dự báo mặc dù kỹ thuật y tế ngày nay đã có những bước phát triển vượt bậc.

Vậy để đảm bảo cho một kỳ sinh nở thật an toàn, giảm thiểu rủi ro và những trường hợp tai biến, bà bầu cần tuyệt đối tuân thủ lịch định kỳ khám thai. Các thai phụ nên theo dõi tình trạng sức khỏe của mình và nói cho bác sĩ của mình biết những triệu chứng nghi ngờ dù là nhỏ nhất. Quá trình thăm khám và trao đổi với bác sĩ sẽ giúp các bà mẹ giảm thiểu thấp nhất tai biến thai kỳ như tiền sản giật...

Bên cạnh đó các bà mẹ cũng cần nâng cao sức khỏe và sức đề kháng của mình. Thai phụ cần có chế độ dinh dưỡng phong phú và phù hợp, chú ý bổ sung đầy đủ các vitamin và các yếu tố vi lượng cần cho sự phát triển của mẹ và bé từ rau, củ, quả, các loại hạt, đậu, cá. Ngoài ra cũng cần có chế độ tập thể dục và hoạt động phù hợp với bà bầu, có tinh thần thoải mái, chú ý chăm sóc giấc ngủ.

Bà mẹ cũng có thể bổ sung các kiến thức về sinh đẻ qua các kênh sức khỏe và báo chí. Cũng có thể tham gia vào các câu lạc bộ bà bầu hoặc tham gia các lớp học, khóa đào tạo về các thai thai kỳ để có kiến thức đúng đắn nhất về những tai biến này.

Cuối cùng các bà bầu cần lưu ý khi có các biểu hiện: dịch âm đạo bất thường, chảy máu âm đạo, sốt, mệt mỏi, đau bụng... phải đến ngay cơ sở y tế uy tín để được khám và chữa bệnh kịp thời.

Xem thêm:

  • Những tai biến sản khoa 3 tháng đầu mẹ bầu nên biết
  • Tắc mạch ối: Tai biến sản khoa nguy hiểm, khó lường