5 nguyên nhân gây bệnh vảy nến trên da đầu. Chữa trị như thế nào?

Không những gây ra những cơn ngứa khó chịu, bệnh vảy nến trên da đầu còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ, tới chính sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Vậy nguyên nhân gây bệnh vảy nến trên da đầu và cách chữa trị sẽ như thế nào? Qua bài viết dưới đây, HoiBenh sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

5 nguyên nhân gây bệnh vảy nến trên da đầu. Chữa trị như thế nào? 5 nguyên nhân gây bệnh vảy nến trên da đầu. Chữa trị như thế nào?

Thế nào là bệnh vảy nến trên da đầu?

Bệnh vảy nến được coi là một trong những bệnh da liễu gây ra nỗi ám ảnh kinh hoàng nhất hiện nay, tới mức bất cứ ai cũng phải cảm thấy rùng mình khi nhắc tới nó. Bệnh chính là biểu hiện của rối loạn da thường gặp, khiến da đầu có những mảng lớn màu đỏ tía, bị tróc vảy hoặc có vảy trắng bạc, xếp thành nhiều lớp như vảy cá. Khi mắc bệnh này, người ta sẽ cảm thấy xấu hổ và mất tự tin, nhất là khi đứng ở những nơi công cộng.

Bệnh vảy nến trên da đầu sẽ làm cho da đầu của người bệnh xuất hiện những vảy cứng bao phủ khắp bề mặt. Nó có thể ở nguyên trên đỉnh đầu, cũng có thể là vùng sau gáy, nhìn rất mất vệ sinh.

Bệnh vảy nến trên da đầu khiến người bệnh ngứa ngáy vô cùng, bệnh nhân không ngừng gãi và gặp nhiều bất tiện, phiền phức trong cuộc sống thường nhật. Không những thế, những mảng nến còn bong tróc, rơi ra ngoài khiến những người xung quanh khó chịu, tâm lý của người bệnh cũng vì thế mà bị ảnh hưởng, thường cảm thấy tự ti khi giao tiếp.

vicare.vn-nguyen-nhan-gay-benh-vay-nen-tren-da-dau-va-cach-chua-tri-body-1

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến trên da đầu

Nguyên nhân chính gây ra bệnh hiện nay vẫn chưa được xác định rõ. Thế nhưng, có thể kể tới một số nguyên nhân như sau:

  • Do da đầu bệnh nhân thường tiếp xúc với nhiều yếu tố xấu bên ngoài như: bụi bẩn, khói nên dễ dị ứng và nhạy cảm hơn với một số chất.
  • Do bị nhiễm vi khuẩn hoặc các yếu tố gây hại xâm nhập vào hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Do yếu tố di truyền: Có tới 1/3 số người mắc bệnh vảy nến trên da đầu được di truyền từ bố hoặc mẹ. Nếu bố mẹ có bệnh thì có tới 15% con cái có nguy cơ mắc. Nếu cả bố cả mẹ cùng bị thì nguy cơ mắc bệnh sẽ là 75% (Theo camnangbenhdalieu).
  • Do bị ánh sáng mặt trời hoặc tia cực tím chiếu trực tiếp vào da dầu và gây nên bệnh.
  • Khi tự ý dùng các loại thuốc trị bệnh vảy nến trên da đầu, tự ý dùng thuốc hoặc dùng sai thuốc thì còn khiến cho bệnh trở nên nặng hơn và gây ra những biến chứng rất nguy hiểm.

vicare.vn-nguyen-nhan-gay-benh-vay-nen-tren-da-dau-va-cach-chua-tri-body-2

Triệu chứng của bệnh vảy nến trên da đầu như thế nào?

Khi bị bệnh vảy nến trên da dầu, bạn sẽ có những triệu chứng như sau:

  • Có nhiều vảy trắng tạo thành từng mảng như vảy cá trên da đầu.
  • Những mảng bám sẽ khiến cho da đầu bị tróc vảy khi khô lại.
  • Bệnh có khuynh hướng phát triển và lan rộng ra phía trước nhiều hơn. Khi bệnh nặng còn có thể lan ra khắp da đầu.
  • Tóc những người mắc bệnh vẫn cứ mọc bình thường và mọc xuyên qua các lớp vảy nến.
  • Người bệnh thường cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy đến bực mình do những mảng vảy nến bám thành từng mảng trên da đầu, những mảng vảy bong tróc còn bám cả vào chân tóc trông rất mất vệ sinh.
  • Những tổn thương do tróc vảy da đầu sẽ xuất hiện sớm và xảy ra ở những vùng da nhẵn sau đó sẽ lan rộng ra khắp.
  • Bệnh vảy nến nói chung và bệnh vảy nến trên da đầu không phải là bệnh dễ lây nhiễm qua đường tiếp xúc nên chúng ta không cần phải quá lo lắng.

vicare.vn-nguyen-nhan-gay-benh-vay-nen-tren-da-dau-va-cach-chua-tri-body-3

Cách điều trị bệnh vảy nến trên da đầu

Để có thể điều trị được bệnh vảy nến trên da đầu, người ta thường dùng thuốc bôi, uống hoặc tiêm hay có thể là liệu pháp ánh sáng. Với những trường hợp nặng thì cần phải điều trị toàn thân. Qúa trình điều trị bệnh cũng rất phức tạp do tóc làm ảnh hưởng hoặc cản trở việc bôi thuốc và quá trình cực tím ảnh hưởng tới da đầu.

  1. Các loại thuốc bôi dùng để điều trị

  • Thuốc mỡ axit salixilic: có tác dụng loại bỏ các mảng bong tróc do bệnh gây ra.
  • Kem bôi chứa thành phần steroid: có tác dụng loại bỏ các vẩy bong tróc và chống viêm. Thế nhưng, loại kem bôi này có thể gây ra tác dụng phụ rất nguy hiểm nên cần có sự chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo an toàn.
  • Thuốc mỡ có chứa thành phần calcipotriene.
  • Thuốc mỡ Anthralin: dùng khi muốn làm bong tróc các mảng vảy nến nhanh chóng, giúp tái tạo lại làn da mới. Thế nhưng, thuốc này sẽ gây ra tác dụng phụ là làn da bị tấy đỏ hơn.
  • Kem dưỡng ẩm: giúp giảm ngứa hiệu quả và ngăn ngừa tình trạng vảy nến lan rộng ra đến nhiều vùng khác, cung cấp độ ẩm cho da.

2. Các loại thuốc uống hoặc tiêm gồm có

  • Retinoids: Liên quan đến vitamin A, nhóm thuốc này sẽ làm giảm quá trình sản xuất các tế bào da nếu như chúng ta mắc bệnh nặng mà không thể đáp ứng được với những liệu pháp khác.
  • Methotrexate: Giúp giảm sản xuất các tế bào da, ngăn chặn viêm và làm chậm tiến triển của bệnh viêm khớp do vảy nến gây ra.

vicare.vn-nguyen-nhan-gay-benh-vay-nen-tren-da-dau-va-cach-chua-tri-body-4
  • Cyclosporine: Đây là loại thuốc giúp gây ức chế hệ miễn dịch giống như methotrexate.
  • Liệu pháp ánh sáng: Các bác sĩ sẽ dùng phương pháp quang trị liệu, sử dụng ánh sáng từ tia cực tím tự nhiên hoặc là nhân tạo.
  • Phương pháp Đông y: Phương pháp này vừa điều hòa hệ miễn dịch cho cơ thể, vừa tác động lên da đầu và không khiến ảnh hưởng đến da.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân gây bệnh vảy nến trên da đầu và cách chữa trị mà độc giả có thể tham khảo được. Bệnh vảy nến trên da đầu không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn làm tâm lý của họ bị ảnh hưởng. Do đó, người thân và bạn bè cần động viên và giúp đỡ người bệnh trở nên lạc quan hơn, vui vẻ hơn.

Huyền Chinh