5 nguyên nhân đột quỵ gây nguy hiểm tới tính mạng
Đột quỵ - một trong những căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao hiện nay không đột nhiên xuất hiện mà có cơ chế hình thành từ trước rất lâu. Vì thế, muốn hạn chế đột quỵ, cần đẩy lùi nguyên nhân đột quỵ thật sớm và triệt để.
5 nguyên nhân đột quỵ gây nguy hiểm tới tính mạng
Đột quỵ - một trong những căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao hiện nay không đột nhiên xuất hiện mà có cơ chế hình thành từ trước rất lâu. Vì thế, muốn hạn chế đột quỵ, cần đẩy lùi nguyên nhân đột quỵ thật sớm và triệt để.
Đột quỵ và dấu hiệu cảnh báo bạn nên biết
Đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não) là bệnh lý nguy hiểm xảy ra trong quá trình máu cung cấp lên não bị đột ngột ngừng trệ. Lúc này việc lưu thông máu tới não bị suy giảm (thiếu máu cấp tính), khiến các tế bào não bị mất khả năng hoạt động, tổn thương hoặc bị chết.
Đột quỵ thường được chia ra làm 2 loại: đột quỵ thiếu máu (do huyết khối gây tắc nghẽn và chặn mạch máu đến não) và đột quỵ xuất huyết (mạch máu não bị vỡ).
Đột quỵ để lại nhiều di chứng nặng nề như liệt, mất cảm giác, rối loạn ngôn ngữ, mất trí nhớ, hôn mê, thậm chí gây tử vong cao. Những người lớn tuổi, nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tuy nhiên, xu hướng trẻ hóa bệnh nhân đột quỵ được ghi nhận ngày càng nhiều.
Đối với bệnh đột quỵ, quy tắc “giờ vàng” rất quan trọng. Theo đó, trong khoảng 3 – 4 giờ từ khi khởi phát đột quỵ, bệnh nhân cần được cấp cứu, can thiệp và điều trị để tăng mức độ hồi phục.
7 dấu hiệu đột quỵ cần cảnh giác
- Một phần cơ thể như tay, chân, mặt, ... bị yếu đi hoặc tê liệt
- Tầm nhìn của mắt có vấn đề: bị mờ, nhòe và không rõ ràng
- Nói lắp và giao tiếp khó khăn
- Các cơn đau đầu dữ dội, khốc liệt
- Cảm giác khó thở, tim đập nhanh
- Hoa mắt, chóng mặt và có biểu hiện bị choáng do não bộ thiếu oxy
5 nguyên nhân đột quỵ phổ biến nhất là gì?
Huyết áp cao
Huyết áp cao được xem là nguyên nhân đột quỵ phổ biến hàng đầu. Người bị tăng huyết áp dễ xảy ra các biến cố tim mạch, tỷ lệ tử vong liên quan đến đột quỵ não cao.
Nhiều thống kê chỉ ra yếu tố nguy cơ chung cho bệnh tim do xơ vữa và đột quỵ là tăng huyết áp có chỉ số cao nhất. Huyết áp cao là khi đo huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg hay huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg.
Các chuyên gia khuyến cáo, giải pháp ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả nhất hiện nay là kiểm soát tốt tình trạng tăng huyết áp.
Bệnh lý liên quan đến tim mạch
Các bệnh tim mạch (đau tim, suy tim, động mạch vành, nhồi máu cơ tim, ...) là một trong nguyên nhân đột quỵ phổ biến. Triệu chứng của bệnh tim gây ra tình trạng máu đông hoặc làm gián đoạn quá trình lưu thông máu. Đây chính là “thủ phạm” khiến người mắc bệnh lý tim mạch có khả năng bị đột quỵ cao hơn những người khác.
Đái tháo đường
Hiện nay, mối tương quan giữa đột quỵ và bệnh lý đái tháo đường ngày càng rõ ràng.
Tiểu đường là căn bệnh mạn tính, không lây lan và thường diễn tiến âm thầm. Các biến chứng về tim mạch, tổn thương thần kinh, mắt và thận, ... rất nặng nề nếu không được điều trị kịp thời.
So với người bình thường, người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 – 4 lần.
Cholesterol cao
Chỉ số cholesterol cao đồng nghĩa với nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch và các cục máu đông cao. Điều này gây tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn lòng mạch.
Nguyên nhân khác
Ngoài ra, nguyên nhân đột quỵ còn bắt nguồn từ thói quen hút thuốc lá, uống nhiều thức uống có cồn, căng thẳng, lười vận động, chế độ ăn uống không khoa học, ...
Các phương pháp phòng tránh bệnh đột quỵ
Đi bộ
Duy trì thời lượng đi bộ khoảng 3 giờ một tuần sẽ giúp giảm tới 43% nguy cơ đột quỵ so với những người có lối sống thụ động hoặc ít tham gia vào các hoạt động thể chất. Bên cạnh đó, những bài tập đi bộ ngắn còn giúp duy trì huyết áp ở trạng thái cân bằng, máu lưu thông tốt hơn, không xảy ra tình trạng huyết khối, thành mạch giãn nở dễ dàng, cải thiện sức khỏe tim mạch theo chiều hướng tích cực. Đi bộ nhanh hay chậm tùy thuộc vào thể trạng mỗi người. Đi bộ làm tăng hàm lượng HDL-cholesterol tốt có vai trò bảo vệ tim.
Bạn có thể tranh thủ thời gian để đi bộ vào buổi sáng trước khi đi làm, sau bữa tối hoặc thời gian nghỉ trưa, ... Mới đầu nên tập đi chậm, gần, sau đó tăng dần tốc độ và khoảng cách. Điều hòa nhịp thở và hít thở sâu sẽ rất tốt cho cơ thể. Nên trang bị đầy đủ giày thể thao, quần áo thoải mái. Bạn nên cố gắng đi bộ với cường độ đều đặn để có tác dụng như ý muốn.
Những thực phẩm nên tăng cường bổ sung
Chế độ ăn uống đúng cách cũng là một trong những biện pháp góp phần đẩy lùi nguyên nhân đột quỵ. Chính vì vậy, bạn nên bổ sung nguồn dinh dưỡng từ các nhóm thực phẩm sau đây:
- Chất đạm: hạn chế các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt heo, ... Thay vào đó hãy chọn loại thực phẩm ít cholesterol và giàu hàm lượng đạm thực vật: các loại đậu, đậu phụ, đậu tương, ... Bên cạnh đó bạn có thể chọn lọc đạm động vật có trong cá biển, thịt nạc và sữa gầy.
- Chất béo: nên hạn chế càng ít càng tốt chất béo động vật, còn lại nên dùng chất béo thực vật. Các axit béo hiện diện trong dầu thực vật làm giảm nguy cơ đột quỵ do hình thành cục máu đông. Ăn nhiều cá có chứa axit béo omega-3 như cá hồi.
- Chất khoáng: nên ăn nhiều các loại rau củ và các hoa quả chín bởi chúng có chứa nhiều kali rất tốt cho người có nguy cơ cao huyết áp và đột quỵ.
- Vitamin: nên tăng cường vitamin C. Đặc biệt là axit folic có nhiều trong gan, rau lá có màu xanh đậm, các loại quả có vị chua, các loại đậu nhằm hạn chế xơ vữa động mạch, giảm mỡ máu và hạ huyết áp.
- Các loại rau: bông cải xanh, nấm, hành tây, tỏi, cà tím, cải bó xôi rất giàu vitamin, chất xơ và muối khoáng.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh
- Từ bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt bởi đây là “sát thủ” nguy hiểm tiềm ẩn và là nguyên nhân đột quỵ
- Hạn chế bia rượu
- Tránh căng thẳng: cân bằng giữa cuộc sống và công việc, giải tỏa tâm trạng, thư giãn và thoải mái
- Không thức khuya và nên duy trì thói quen ngủ đúng giờ
- Uống nhiều nước để làm loãng máu, ngăn chặn máu đông gây đột quỵ
Khám sức khỏe định kỳ
Đã có rất nhiều người bệnh đột quỵ có biểu hiện hoàn toàn khỏe mạnh trước đó. Thế nhưng có rất nhiều căn bệnh tiềm ẩn như tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu không có dấu hiệu cảnh báo rõ ràng. Do đó, mọi người, đặc biệt là những người từ độ tuổi trung niên trở lên nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Việc khám định kỳ giúp phát hiện sớm và đưa ra phác đồ điều trị đúng cách để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm của đột quỵ.
Việc khám sức khỏe định kỳ giúp bạn điều trị các bệnh là nguyên nhân gây đột quỵ như cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, rung nhĩ, ... Cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ và không nên tự ngưng thuốc khi chưa có ý kiến bác sĩ. Tuyệt đối không tự tiện mua thuốc để chữa bệnh tại nhà.
Xem thêm:
- Địa chỉ tập vật lý trị liệu sau đột quỵ tại Hà Nội
- Đột quỵ và tai biến khác nhau không?
- Hướng dẫn cấp cứu đột quỵ tại nhà