5 loại bộ phận dù thèm cũng không nên ăn vì hại sức khỏe

Thức ăn được chế biến từ động vật luôn hấp dẫn và thơm ngon. Tuy nhiên, nhiều bộ phận trên cơ thể động vật có chứa những độc tố gây hại cho con người, chúng ta có thể không biết rõ nên vẫn ăn hằng ngày. Vậy 5 loại bộ phận không nên ăn vì hại sức khỏe ở động vật là những bộ phận nào, theo chân Vicare tìm hiểu nó là gì nhé.

5 loại bộ phận dù thèm cũng không nên ăn vì hại sức khỏe 5 loại bộ phận dù thèm cũng không nên ăn vì hại sức khỏe

Thức ăn được chế biến từ động vật luôn hấp dẫn và thơm ngon. Tuy nhiên, nhiều bộ phận trên cơ thể động vật có chứa những độc tố gây hại cho con người, chúng ta có thể không biết rõ nên vẫn ăn hằng ngày. Vậy 5 loại bộ phận dù thèm cũng không nên ăn vì hại sức khỏe ở động vật là những bộ phận nào, theo chân HoiBenh tìm hiểu nó là gì nhé.

5 loại bộ phận không nên ăn vì hại sức khỏe

Phao câu gà, đầu gà, mào gà

Phao câu là món ăn khoái khẩu của khá nhiều người, tuy nhiên hàm lượng chất độc và chất bẩn trong phao câu nhiều hơn mọi người nghĩ.

  • Hàm lượng chất béo cao

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, phao câu là bộ phận chứa hàm lượng mỡ và cholesterol nhiều nhất trong cơ thể động vật. Khá nhiều người thích độ ngậy, béo của phao câu. Tuy nhiên, lượng cholesterol trong phao câu cao, rất có hại cho sức khỏe. Đặc biệt với những trường hợp mắc bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu... rất không nên ăn phao câu.

  • Nơi tích tụ vi khuẩn

Đây là bộ phận tập trung nhiều con vi khuẩn, nơi đưa chất thải của động vật ra ngoài. Khi không được làm sạch sẽ, nguy cơ ăn phải chất bẩn là rất lớn. Ngoài ra, tại vị trí này còn có thể xuất hiện những khối u hậu môn ở một số con bị bệnh, có thể mình sẽ ăn phải tế bào ung thư của động vật. Vì thế, chúng tôi khuyến cáo không nên ăn phao câu.

  • Không có tác dụng đen tóc, đẹp da

Nhiều người đồn thổi, ăn phao câu sẽ giúp đen tóc, mượt tóc, đẹp da. Tuy nhiên, trong y học không chỉ ra điều này. PGS.Thịnh cho biết, trên phao câu có 1 bộ phận tiết ra chất dầu béo để gà, vịt quẹt mỏ vào, làm bóng mượt bộ lông của mình. Tuy nhiên, nó không có tác dụng với người.

Trong phao câu có chứa một lượng vitamin E, tuy nhiên lượng này khá nhỏ, không thể đủ để đen tóc, đẹp da. Vì thế cân nhắc giữa mặt lợi và hại, thì không nên lạm dụng ăn phao câu. Ăn phao câu, cũng không có tác dụng tăng kích thước vòng 3.

Ăn phao câu ít thì có thể không sau, nhưng ăn phao câu nhiều thì có thể gây hại cho cơ thể.

vicare.vn-5-loai-bo-phan-du-them-cung-khong-nen-an-vi-hai-suc-khoe-body-1

Da cổ vịt, cổ vịt cổ gà, cổ lợn

Da cổ vịt, cổ gà được rất nhiều người yêu thích bởi những vùng này dai dai, ngon ngon. Thích hợp với những người thích nhắm rượu, bia trên bàn tiệc. Những khu vực này, là nơi chứa rất nhiều mô bạch huyết của cơ thể. Nếu không loại bỏ sạch được hết, có rất nhiều virus gây hại sức khỏe trú ngụ tại đó. Nhiệt độ nấu trên bếp không thể tiêu diệt hết lượng virus này, có thể dẫn tới nguy hại cho sức khỏe nếu ăn nhiều, liên tục.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, Thyroxine có trong các tuyến bạch huyết này tương đối ổn định, chúng chỉ được phá hủy khi nhiệt độ trên 600 °C. Vì thế với phương pháp nấu ăn thông thường, không thể phá hủy được cấu trúc của chúng. Khi cơ thể ăn quá nhiều thyroxine, có thể ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết trong cơ thể, gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy....

Tuyến hạch bạch huyết hoạt động như các mô miễn dịch của cơ thể, tích lũy một số lượng lớn vi sinh vật và độc tố gây bệnh cho cơ thể. Vì thế khi ăn nhiều, có thể truyền bệnh truyền nhiễm, gây ngộ độc...

Mật cá

Mật cá trong đông y được xem như một số bài thuốc quý. Tuy nhiên theo các chuyên gia, túi mật là một bộ phận của cơ quan tiêu hóa, tiết ra mật để thúc đẩy quá trình tiêu hóa thịt và thức ăn béo. Vì vậy, túi mật cá đang sống hay đã nấu chín đều độc hại, có thể gây bệnh với cơ thể bình thường. Rất nhiều vụ ngộ độc túi mật cá như cá trắm cỏ, cá chép, cá trích...

Đầu tôm, não cá

Đầu tôm có phần đầu lưu trữ chất thải, tích tụ kim loại. Đầu tôm có tác dụng tích trữ những chất kim loại có trong nước để góp phần nuôi cứng vỏ tôm. Vì thế, bạn không nên ăn đầu tôm cũng như không nên ăn vỏ tôm.

vicare.vn-5-loai-bo-phan-du-them-cung-khong-nen-an-vi-hai-suc-khoe-body-2
Nội tạng động vật ẩn chứa rất nhiều chất độc hại cho cơ thể người

Nội tạng gà, vịt, lợn, bò

Điểm tên 5 loại bộ phận không nên ăn ở động vật, thì Vicare không thể không nhắc tới đó chính là nội tạng động vật. Nội tạng động vật là một trong những bộ phận tích tụ những chất độc hại. Hàm lượng cholesterol tích tụ trong nội tạng khá lớn, có thể gây bệnh mỡ máu, làm tăng cholesterol trong cơ thể.

Trong gan lợn, gan bò có chứa hàm lượng cholesterol, kim loại nặng lớn. Ngoài ra, đây còn là bộ phận lọc độc tố trong cơ thể động vật, nên là nơi chứa nhiều vi khuẩn ở nơi này. Chế biến không sạch sẽ nội tạng động vật, lòng ruột động vật có thể chứa nhiều giun sán, vi khuẩn, virus gây hại cho cơ thể con người.

Phổi là bộ phận lọc bỏ nhiều chất độc cho cơ thể, chính là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn nhất. Khi con người ăn phải phổi động vật, có thể ăn luôn cả chất bẩn, kim loại nặng, virus vào cơ thể. Vì chất bẩn, chất độc hại được lắng đọng ở trong các phế nang, không thể rửa hết được từ bên ngoài, vì thế nguy cơ gây hại cho cơ thể con người khi ăn phải là rất lớn.

Nguồn dinh dưỡng từ thịt động vật thực sự rất quý báu, tuy nhiên không phải bộ phận nào cũng đầy dinh dưỡng mà không có độc tố. Mong rằng bài viết này đã giúp mọi người biết được 5 loại bộ phận không nên ăn ở động vật. Chúc mọi người chế biến được những món ăn ngon lành, bổ dưỡng cho gia đình thân yêu.

Xem thêm:

  • Ai không nên ăn nội tạng động vật?
  • Nếu bạn thích ăn nội tạng động vật thì đây là những điều cần biết
  • Tại sao nên cân nhắc ăn 3 nội tạng của lợn: gan, phổi, lòng?