5 giai đoạn phát triển của bệnh đau mắt hột

Bệnh đau mắt hột là một bệnh lý về mắt tương đối phổ biến, với mức độ lây lan cao ở những quốc gia đang phát triển, đặc biệt tại các vùng nông thôn. Bệnh đau mắt hột có thể phát triển thành dịch, nếu không điều trị có thể gây mù mắt. Cùng HoiBenh tìm hiểu rõ hơn về bệnh đau mắt hột qua bài viết sau đây.

5 giai đoạn phát triển của bệnh đau mắt hột 5 giai đoạn phát triển của bệnh đau mắt hột

Bệnh đau mắt hột là một bệnh lý về mắt tương đối phổ biến, với mức độ lây lan cao ở những quốc gia đang phát triển, đặc biệt tại các vùng nông thôn. Bệnh có thể phát triển thành dịch, nếu không điều trị có thể gây mù mắt. Cùng HoiBenh tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này qua bài viết sau đây.

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt hột

Bệnh đau mắt hột là bệnh về mắt do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Điều kiện sống thấp tạo môi trường thuận lợi cho phép các vi khuẩn lây nhiễm sinh sống và phát triển. Người sống ở nơi đông đúc, không gian hẹp có nguy cơ lây nhiễm cao. Nơi ở có nhiều côn trùng như ruồi, nhặng khiến bệnh đau mắt hột dễ lây lan và bùng phát thành dịch lớn.
  • Vệ sinh cá nhân kém: thiếu vệ sinh thân thể và tay chân, đặc biệt là mắt khiến bệnh dễ lây lan.
  • Nhóm tuổi từ 4 - 6 tuổi là độ tuổi có tỉ lệ mắc bệnh đau mắt hột cao nhất.

Triệu chứng đau mắt hột

  • Cảm thấy ngứa nhẹ và vướng vướng như có hạt bụi ở trong mắt, kích ứng mắt và mí mắt.
  • Chảy nước mắt, đổ ghèn chứa chất nhầy hoặc mủ.
  • Mờ mắt.
  • Cảm giác đau mắt tiến triển.
  • Mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng.
vicare.vn-5-giai-doan-phat-trien-cua-benh-dau-mat-hot-body-1

Các giai đoạn phát triển của bệnh

Đau mắt hột thể nhẹ (đau mắt hột đơn thuần) tổn thương chỉ xuất hiện ở lớp biểu mô kết mạc, có thể không có triệu chứng nào hoặc chỉ bị ngứa mắt, mỏi mắt hoặc thỉnh thoảng chảy nước mắt.

Khi đau mắt hột thể nặng sẽ tổn thương xuống những lớp phía dưới của kết mạc gây biến chứng sẹo giác mạc, lông mi quặm gây loạn dưỡng giác mạc, khiến thị lực suy giảm. Quá trình trên được chia ra cụ thể thành 5 giai đoạn:

Giai đoạn 1

Viêm nang - trong giai đoạn này hiện tượng nhiễm trùng mới chỉ bắt đầu, có từ năm nang hoặc nhiều nang, mụn nhỏ có chứa tế bào bạch cầu lympho bắt đầu xuất hiện ở mặt bên trong của mí mắt.

Giai đoạn 2

Viêm cường độ cao - giai đoạn bệnh rất dễ lây nhiễm, mắt trở nên khó chịu hơn, mí mắt trên bị sưng.

Giai đoạn 3

Sẹo mí mắt - nhiễm trùng kéo dài trong một khoảng thời gian dẫn đến sẹo mí mắt trong, vết sẹo dạng các vạch trắng.

Giai đoạn 4

Lông mi mọc ngược (trichiasis) - sẹo bên trong mí mắt khiến lông mi mọc ngược vào trong và ma sát với giác mạc.

Giai đoạn 5

Đục giác mạc - giác mạc bị ảnh hưởng bởi tình trạng viêm, viêm liên tục dẫn đến đục giác mạc. Bên cạnh đó kèm theo các nhiễm trùng thứ phát sẽ dẫn đến loét giác mạc và cuối cùng gây mù một phần hoặc mù toàn phần.

Bệnh đau mắt hột ở mi mắt trên thường nghiêm trọng hơn so với đau mắt hột ở mi dưới. Ngoài ra, khi bị đau mắt hột cũng khiến mô tuyến bôi trơn mắt (tuyến sản xuất nước mắt - tuyến lệ) có khả năng bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng khô mắt, làm bệnh nặng nề hơn.

Phân loại đau mắt hột theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới dựa trên các giai đoạn của bệnh

  • TF (trachoma follicle): đau mắt hột nhẹ và vừa, có ít nhất 5 hột ở diện sụn mi trên
  • TI (trachomatous inflammation): đau mắt hột nặng, viêm nhiễm thâm nhập và tỏa lan bên trên kết mạc diện sụn mi trên, che khuất tối thiểu 50% hệ mạch.
  • TS (trachomatous conjunctival scar): đau mắt hột có sẹo kết mạc, dải sẹo hình sao, hình mạng lưới.
vicare.vn-5-giai-doan-phat-trien-cua-benh-dau-mat-hot-body-2

TT (trachomatous trichiasis): đau mắt hột biến chứng lông mi mọc ngược cọ vào giác mạc.

vicare.vn-5-giai-doan-phat-trien-cua-benh-dau-mat-hot-body-3
  • CO (corneal opacity): đau mắt hột nặng nhất, tổn thương giác mạc và nguy cơ mù lòa cao
vicare.vn-5-giai-doan-phat-trien-cua-benh-dau-mat-hot-body-4

Bệnh đau mắt hột có lây không?

Bệnh đau mắt hột là một bệnh lây truyền giữa người với người thông qua tiếp xúc dịch tiết từ mắt hoặc mũi của người bệnh, việc sử dụng chung khăn tay, khăn tắm, bồn tắm, bàn chải đánh răng, thuốc nhỏ mắt dễ bị lây bệnh. Bên cạnh đó, đau mắt hột có thể lây qua vật trung gian là ruồi, ruồi tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh sau đó đậu lên mắt người khỏe mạnh và truyền bệnh.

Hậu quả của bệnh đau mắt hột

  • Viêm kết mạc, viêm loét giác mạc
  • Sẹo mí mắt bên trong, sẹo giác mạc.
  • Biến dạng mí mắt, mí mắt gấp vào bên trong.
  • Lông mi mọc ngược, lông mọc xiêu vẹo gây khó chịu, kích thích, đau mỏi mắt, khô mắt, chảy nước mắt thường xuyên.
  • Đục giác mạc, giảm thị lực, mù lòa.
  • Kích thích màng máu ở kết mạc gây bệnh mây thịt (mộng thịt) tái phát nhiều lần, tốn kém chi phí phẫu thuật gỡ mây thịt.

Cách chữa bệnh đau mắt hột

Điều trị bệnh đau mắt hột phụ thuộc vào giai đoạn và mức độ của bệnh. Giai đoạn đầu chỉ cần điều trị bằng thuốc kháng sinh nhằm để loại bỏ tác nhân gây nhiễm trùng, thường được sử dụng thuốc mỡ tra mắt tetracyclin 1%, tra vào ban đêm trong 5-10 ngày mỗi tháng, kéo dài từ 6 - 12 tháng. Kèm theo thuốc viên uống gồm 1 trong các hoạt chất sau: tetracyclin, erythromycin, doxycyclin... uống trong 3 - 4 tuần theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa. Không tự ý dùng thuốc nhỏ mắt (thuốc nước) hoặc thuốc tra mắt (thuốc mỡ) khi chưa có sự hướng dẫn thầy thuốc.

Giai đoạn đau mắt hột xuất hiện biến chứng lông quặm, sẹo giác mạc toàn bộ cần phải được điều trị bằng phẫu thuật (phẫu thuật mổ quặm). Điều trị hỗ trợ bằng nước mắt nhân tạo và các vitamin. Tuyệt đối không áp dụng phương pháp day kẹp hột trong mí mắt, vì không những không loại bỏ được tác nhân gây bệnh mà còn gây tổn thương nặng nề cho kết mạc, tạo sẹo giác mạc.

Cách phòng tránh bệnh

  • Bệnh đau mắt hột có khả năng tái phát lại khá cao nếu bệnh nhân không bảo vệ mắt đúng cách.
  • Cải thiện vệ sinh môi trường sống, sử dụng nước sạch trong sinh hoạt, xây nhà vệ sinh kiên cố, diệt ruồi nhặng thường xuyên. Các gia đình ở nông thôn nên đặt chuồng gia súc xa nhà, chôn hoặc đốt rác thải sinh hoạt đúng nơi quy định.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa mặt và tắm gội bằng nước sạch, nên có khăn mặt cá nhân cho mỗi thành viên trong gia đình.
  • Trong gia đình có người mắc bệnh thì cần được điều trị sớm tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín.

Xem thêm:

  • Nguyên nhân gây đau sau mắt và cách điều trị
  • Khi bị bệnh đau mắt đỏ không nên ăn gì