5 điều bạn không biết về sự phát triển ở trẻ sơ sinh

Sự phát triển của trẻ sơ sinh bí ẩn và phức tạp.Dưới đây là top 5 điều lý thú mà bạn có thể chưa biết khi lên chức cha/mẹ.

5 điều bạn không biết về sự phát triển ở trẻ sơ sinh 5 điều bạn không biết về sự phát triển ở trẻ sơ sinh

Sự phát triển của trẻ sơ sinh bí ẩn và phức tạp đến nỗi nhiều nhà khoa học đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu về vấn đề này. Sự thay đổi của trẻ diễn ra vô cùng nhanh chóng. Dưới đây là top 5 điều lý thú mà bạn có thể chưa biết khi lên chức cha/mẹ.

Trẻ biết đùa ngay từ lúc mới sinh!

Ăn, ngủ, khóc, đại tiện... là tất cả hoạt động của trẻ sơ sinh? Không đâu. Một nghiên cứu mới đây của BabyCenter đã cho thấy không ít bà mẹ trẻ đã sốc khi biết thiên thần nhỏ của mình còn biết làm nhiều thứ hơn thế.

Ai cũng nghĩ trẻ sơ sỉnh chỉ biết nằm ngủ? 2 – 3 tuần tuổi hoặc thậm chí là sớm hơn, trẻ đã có thể ngẩng đầu lên khỏi ngực mẹ, theo bác sĩ khoa nhi Ruth Lotz. Một bà mẹ của BabyCenter nói: "Không ai tin tôi, nhưng cu con nhà tôi đã biết ngẩng đầu lên trong khoảng 3 giây ngay sau khi bé chào đời.”

Từ 2 – 3 tuần tuổi hoặc thậm chí là sớm hơn, trẻ đã có thể ngẩng đầu lên khỏi ngực mẹ.
Từ 2 – 3 tuần tuổi hoặc thậm chí là sớm hơn, trẻ đã có thể ngẩng đầu lên khỏi ngực mẹ.

Trẻ sơ sinh còn có những phản xạ vô cùng thú vị: Vuốt má bé, và bé sẽ quay đầu về phía bạn (phản xạ cơ bản). Đưa ngón tay lên miệng bé, bé sẽ mút chùn chụt (phản xạ mút). Để chân bé chạm xuống đất, bé sẽ đung đưa nhún nhảy (phản xạ bước đi). Những phản xạ này giúp bé phát triển và tồn tại – thêm nữa rất đáng yêu phải không?

Bạn cũng có thể thử lè lưỡi về phía bé, nếu bé không quá mệt hoặc đói hoặc đang mất tập trung, bé có thể sẽ lè lưỡi về phía bạn! (Trò này có thể để anh/ chị lớn của bé chơi với bé. Các bé sẽ rất vui vì “dạy” được em mình biết lè lưỡi đó!)

Trẻ biết nhiều hơn bạn tưởng đó!

Bạn ngắm con mình ngủ ngon lành và nghĩ rằng trẻ chỉ đơn giản vậy thôi. Nhưng theo những gì nhà nghiên cứu khám phá được thì trẻ biết nhiều hơn những gì bé thể hiện ra bên ngoài đó.

Chẳng hạn, bé có thể nhận biết giọng của mẹ mình từ khi mới sinh. “Điều này cho thấy tính lực của trẻ đã được phát triển ngay từ trong bụng mẹ, trẻ có thể nghe và nhớ được âm thanh” Lotz cho biết. Nói cách khác, từ trước khi sinh ra, em bé đã chú ý đến các cuộc trò chuyện của bạn. Trẻ còn ngửi được mùi thơm và hôi, cảm nhận được vị mặn và ngọt.

Mặc dù bạn nghĩ rằng trẻ sẽ thích thú với cả bạn và chú gấu bông cưng của bé, khoa học lại chỉ ra rằng trẻ hứng thú với khuôn mặt con người hơn là các dấu hiệu khác xung quanh. Alison Gopnik, tác giả cuốn “Triết học trẻ nhỏ: Trí não trẻ cho chúng ta biết những gì về Sự thật, Tình yêu và Ý nghĩa cuộc sống(The Philosophical Baby: What Babies' Minds Tell Us About Truth, Love, and the Meaning of Life), cho rằng "Trẻ em hiểu được rằng con người có gì đó rất đặc biệt."

Tính lực của trẻ đã được phát triển ngay từ trong bụng mẹ, trẻ có thể nghe và nhớ được âm thanh
Tính lực của trẻ đã được phát triển ngay từ trong bụng mẹ, trẻ có thể nghe và nhớ được âm thanh

Đáng chú ý hơn cả, ở mức độ nào đó, trẻ sơ sinh còn hiểu rằng chúng là con người - hoặc tối thiểu trẻ biết rằng mình “cùng loài” với cái bé đang cười toe toét, bi ba bi bô ngồi trong cũi kia.

"Trẻ bắt đầu có những cử trỉ giao tiếp ngay từ những ngày đầu mới sinh,” theo Gopnik, giáo sư tâm lý và triết lý Đại học California tại Berkeley. "Điều này cho thấy trẻ đang liên tưởng khuôn mặt của người khác với những gì bé có." Như vậy, con bạn đang từng bước hiểu được rằng bé cũng có khuôn mặt giống như bạn, và bé cũng có thể cử động chân tay, giống như bạn.

Điều thú vị nhất có lẽ là ngay từ khi còn nhỏ xíu trẻ đã có khao khát được khám phá thế giới. Theo Gopnik, một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi chỉ mới vài tháng tuổi, trẻ đã hứng thú với những vật di động mà trẻ có thể kiểm soát được, và ít chú ý đến những vật mà trẻ không thể cầm nắm được.

"Có vẻ như trẻ nhỏ nhận biết được mối liên kết giữa những gì bé làm và những gì xảy ra trong cuộc sống, và trẻ rất thích thú thử nghiệm mọi thứ," Gopnik cho biết. Có thể nói, thiên thần nhỏ của bạn là một nhà khoa học nhí.

Trẻ nhỏ nhận biết được mối liên kết giữa những gì bé làm và những gì xảy ra trong cuộc sống, và trẻ rất thích thú thử nghiệm mọi thứ
Trẻ nhỏ nhận biết được mối liên kết giữa những gì bé làm và những gì xảy ra trong cuộc sống, và trẻ rất thích thú thử nghiệm mọi thứ

Trẻ nhỏ có thể di chuyển bằng nhiều cách trẻ muốn

Thiên thần nhỏ nằm gọn trong vòng tay bạn ngày nào rồi cũng lớn dần theo năm tháng. Bé có thể trưởng thành như bao đứa trẻ khác: ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi. Hoặc, bé có thể có nhịp điệu phát triển của riêng mình.

Một số bé không trải qua giai đoạn “bảy tháng biết bò”. Một bà mẹ trẻ chia sẻ: "Con trai tôi vừa tròn 10 tháng tuổi hôm qua và cháu cũng mới biết đi. Thằng bé không hề tập bò”. Đó không phải trường hợp duy nhất. Lotz ước tính có khoảng 10% bé tới khám bỏ qua giai đoạn tập bò.

Có gì đáng phải lo ngại không? Hoàn toàn không.

Có những bé lại phát triển ngược lại hoàn toàn, không thích đi theo đường thẳng. Thay vào đó bé thích thú lăn từ bên này phòng qua bên kia phòng, ngay cả khi bạn bé bò ngay bên cạnh. “Một bé sinh đôi 8 tháng tuổi của tôi giờ chỉ thích bò, đứa còn lại thì suốt ngày lăn,” một phụ huynh chia sẻ. Lại có bé chỉ thích lê bằng mông, dùng mông tay và chân để di chuyển khắp nhà.

Chừng nào con bạn còn phát triển phù hợp với lứa tuổi thì bạn không cần phải quá lo lắng. Cứ để trẻ thoải mái làm những gì chúng thích, di chuyển bằng mọi cách chúng muốn. Tuy nhiên, nếu con bạn đã 18 tháng tuổi mà vẫn chưa biết đi, bạn cần tìm đến bác sĩ. Đó có thể là dấu hiệu của chứng chậm biết đi.

Cứ để trẻ thoải mái làm những gì chúng thích, di chuyển bằng mọi cách chúng muốn
Cứ để trẻ thoải mái làm những gì chúng thích, di chuyển bằng mọi cách chúng muốn

Không có tiêu chuẩn cố định cho sự phát triển ở trẻ

Ngắm nhìn con mình từ khi còn đỏ hỏn đến khi chúng líu lo ríu rít cả ngày là một trong những niềm vui lớn nhất của những người làm cha mẹ. Nhưng nếu trẻ chậm phát triển hơn những đứa trẻ cùng trang lứa, thì không ai lo lắng thấp thỏm sốt ruột bằng cha mẹ.

Đừng tuyệt vọng. “Không có tiêu chuẩn cố định cho sự phát triển bình thường ở trẻ, mỗi trẻ lại có những mốc thời gian phát triển khác nhau,” theo Lotz.

Cũng nên biết rằng những mốc thời gian phát triển này không thể giúp đoán trước tương lai của bé. Không phải vì bé phải mất 17 tháng để bắt đầu những bước đi chập chững đầu tiên có nghĩa là bé sẽ không thể nào chạy thắng được bạn. “Đến 15 tháng tuổi con tôi mới biết đi. Tôi cứ tưởng thể chất bé không tốt, nhưng đến bây giờ bé là đứa giỏi thể thao nhất trong 3 đứa nhà tôi”, một ngườ mẹ của BabyCenter chia sẻ.

Lotz từng nói sự phát triển ngôn ngữ thời kỳ đầu của trẻ đôi khi có liên quan đến những thành công của bé sau này, nhưng điều ngược lại vẫn có thể xảy ra. Ví dụ, Anhxtanh nổi tiếng với quá khứ là một đứa trẻ chậm biết nói. Bởi vậy, chậm nói không có nghĩa là con bạn sẽ không thể đạt được điểm số tối đa trong kỳ thi về từ vựng ngôn ngữ.

Không có tiêu chuẩn cố định cho sự phát triển bình thường ở trẻ, mỗi trẻ lại có những mốc thời gian phát triển khác nhau
Không có tiêu chuẩn cố định cho sự phát triển bình thường ở trẻ, mỗi trẻ lại có những mốc thời gian phát triển khác nhau

"Phát triển là một thứ vô cùng ngẫu hứng và khó đoán,” theo Gopnik. "Bạn không thể tiên liệu trước một cách cụ thể tương lai của ai đó sẽ thế nào chỉ dựa vào những cột mốc họ đạt được. Thế chẳng khác nào cố dự báo thời tiết của 30 năm sau."

Bởi vậy, nếu con bạn vẫn chưa phát triển theo những cột mốc thông thường, hãy nói chuyện với bác sĩ. Nên nhớ rằng trẻ sinh non cần nhiều thời gian hơn để có thể đạt được những cột mốc phát triển.

Bạn có thể phát triển tối đa trí não của trẻ

Lướt qua bất kỳ cửa hàng đồ chơi nào và bạn sẽ thấy mọi loại đồ chơi đều được thiết kế để phát triển trí não của trẻ. Ngoài ra hiện nay có rất nhiều trung tâm mở lớp nhạc, lớp thể chất dành riêng cho trẻ. Chơi đồ chơi thì rất vui, tham ra lớp học cũng là một cách để gặp gỡ những bậc phụ huynh khác – nhưng nếu bạn không cho con tham gia những lớp học đó, chơi những món đồ đó, liệu con bạn có thua kém những đứa trẻ khác không?

Chắc chắn là không. Không gì có thể thay thế được sự ham tìm tòi khám phá và sự tương tác giao tiếp giúp phát triển trí tuệ ở trẻ. "Trẻ nhỏ không học từ những tấm thẻ có chữ. Trẻ học hỏi bằng cách khám phá thế giới và những người xung quanh chỉ dẫn cho trẻ."

Hãy trò chuyện với trẻ. Nghiên cứu cho thấy trẻ được bố mẹ nói chuyện thường xuyên từ khi còn nhỏ có IQ cao vượt trội và vốn từ giàu có hơn hẳn những đứa trẻ không được kích thích phát triển ngôn ngữ nói.

Cũng đừng ngại ngần để bé chơi một mình. “Tôi để bé nhà tôi đang 5 tháng tuổi tự chơi một lúc vào buổi sáng. Tôi ngồi cạnh uống cà phê và quan sát mọi trò bé nghịch với đồ chơi.” Theo Lotz, trên thực tế trẻ nhỏ học được rất nhiều từ việc nghe bạn nói chuyện với người khác. Vì thế đừng cảm thấy tội lỗi khi tán gẫu qua điện thoại và để bé tự chơi. Bé vẫn đang phát triển trong suốt quãng thời gian đó.

Tìm kiếm thông tin sức khỏe tại chuyên mục Sống khỏe của HoiBenh.

Nguồn Babycenter