5 dấu hiệu điển hình của bệnh rối loạn tiền đình

Hiện nay có rất nhiều người mắc phải chứng bệnh rối loạn tiền đình và tỷ lệ này ngày càng có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, khá nhiều người lại không biết rối loạn tiền đình là gì, nguyên nhân rối loạn tiền đình do đâu, triệu chứng như thế nào và cách điều trị ra làm sao?

5 dấu hiệu điển hình của bệnh rối loạn tiền đình 5 dấu hiệu điển hình của bệnh rối loạn tiền đình

Hiện nay có rất nhiều người mắc phải chứng bệnh rối loạn tiền đình và tỷ lệ này ngày càng có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, khá nhiều người lại không biết rối loạn tiền đình là gì, nguyên nhân và triệu chứng như thế nào, cách điều trị ra làm sao?

Rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình là bộ phận nằm ở phía sau của ốc tai hai bên với chức năng là điều chỉnh thăng bằng tư thế và các phối hợp cử động của mắt, đầu và thân mình.

Rối loạn tiền đình là tình trạng mất thăng bằng khi thay đổi tư thế khiến cho người bệnh bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai, quay cuồng, đi đứng không vững,....

Nguyên nhân gây bệnh

  • Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình có thể là do nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn ở tai hay chấn thương ở đầu hoặc rối loạn tuần hoàn máu ảnh hưởng đến tai trong và não như: do vi rút gây viêm thần kinh sọ não số 8, viêm tai giữa, thoái hóa cột sống, co thắt động mạch cột sống,...
  • Ngoài ra, những người có thói quen sinh hoạt không lành mạnh hoặc thường xuyên sử dụng rượu, bia và các chất kích thích hay làm việc quá sức hoặc tâm lý thường xuyên căng thẳng, stress trong thời gian dài,....
vicare.vn-5-dau-hieu-dien-hinh-cua-benh-roi-loan-tien-dinh-body-1
  • Bên cạnh đó, những người lớn tuổi hoặc phụ nữ tiền mãn kinh, phụ nữ sau sinh, người lao động trí óc, dân văn phòng, người sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn,... có nguy cơ mắc bệnh khá cao.
  • Những người có tiền sử bệnh về máu, tim mạch, bệnh thiếu máu não, bệnh huyết áp, xoang,... cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn người khỏe mạnh bình thường.

Để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình do đâu và mức độ ra làm sao cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám kỹ càng.

Triệu chứng điển hình

Người bị rối loạn tiền đình thường có những triệu chứng như:

  • Hoa mắt, chóng mặt và quay cuồng, choáng váng;
  • Mất thăng bằng, đi đứng không vững và dễ bị té ngã,...;
  • Bị rối loạn về thị giác và thính giác;
  • Tâm lý thay đổi, mất tập trung, suy giảm về trí nhớ, mệt mỏi về cả thể chất và tinh thần;
  • Thường xuyên bị ù tai, buồn nôn, ói mửa,...

Bệnh rối loạn tiền đình rất dễ nhầm lẫn với bệnh đau nửa đầu hay bệnh thiếu máu não... Do đó, khi có những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn và có chỉ định điều trị phù hợp, hiệu quả.

Bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình mặc dù không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng nếu để bệnh kéo dài mà không điều trị sẽ để lại nhiều biến chứng cho cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.

Bệnh khiến người bệnh mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, mất thăng bằng,.... gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh.

Nếu để bệnh kéo dài lâu ngày mà không chữa trị có thể gây ra những chứng bệnh khác như: thần kinh, nhồi máu cơ tim hoặc huyết áp thấp...

Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của bệnh rối loạn tiền đình đến sức khỏe đó là có thể gây đột quỵ do máu ít được lưu thông lên não,...

Cách phòng và chữa bệnh

Phòng tránh rối loạn tiền đình

Để phòng tránh căn bệnh này, mọi người có thể áp dụng một số biện pháp như:

  • Cần có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, khoa học. Không nên thức khuya và làm việc quá sức.
vicare.vn-5-dau-hieu-dien-hinh-cua-benh-roi-loan-tien-dinh-body-2
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và các loại vitamin cũng như các khoáng chất cho cơ thể, uống đủ nước. Những loại thức ăn chữa bệnh này tốt bao gồm: thịt gia cầm, các loại hải sản, phomai, sữa, rau bina,... (chứa nhiều vitamin B6) hay các loại trái cây họ cam quýt, ớt xanh và đu đủ... (chứa nhiều vitamin C) hoặc ăn cá, trứng, sữa,... (chứa nhiều vitamin D). Tránh ăn những món ăn nhiều dầu mỡ, quá mặn hoặc quá ngọt.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, đồ uống có cồn, thuốc lá, cà phê, cocain,...
  • Tránh ngồi lâu một chỗ, đặc biệt là ngồi lâu trước máy vi tính. Nên đứng lên và vận động, đi lại giữa thời gian ngồi làm việc, tránh thay đổi tư thế đột ngột,...
  • Tạo cho mình một tâm lý thoải mái, vui vẻ và tránh căng thẳng, stresss.
  • Tập thể dục, thể thao đều đặn hàng ngày, nhất là cho vùng đầu, cổ gáy,...
  • Khi có những triệu chứng của rối loạn tiền đình thì cần chủ động thăm khám và điều trị hiệu quả.

Điều trị rối loạn tiền đình

Việc điều trị bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh lý cụ thể mà các bác sĩ sẽ tư vấn và có chỉ định điều trị phù hợp, hiệu quả cho từng trường hợp cụ thể.

Có thể điều trị bệnh bằng thuốc tây y (kháng sinh) nhằm làm giảm các cơn đau đầu, chóng mặt và giảm các triệu chứng của bệnh đối với những trường hợp bệnh nhẹ. Đối với trường hợp bệnh nặng thì có thể sẽ cần can thiệp ngoại khoa. Việc điều trị bằng phương pháp nào là do bác sỹ chỉ định sau khi thăm khám và nắm bắt được tình trạng của bệnh nhân.

Do đó, người bệnh cần tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc hay thực phẩm chức năng, các bài thuốc dân gian khi chưa thăm khám và chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc làm này vô cùng nguy hiểm, có thể khiến bệnh không khỏi mà còn nặng thêm, gây nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe, tốn nhiều thời gian cũng như chi phí điều trị hơn,....

Để điều trị hiệu quả, an toàn, nhanh chóng, dứt điểm bệnh rối loạn tiền đình thì tốt hơn hết là người bệnh nên đến gặp bác sỹ chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn và có chỉ định điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.

Hi vọng những thông tin trên có thể cung cấp cho mọi người những thông tin cần thiết về bệnh rối loạn tiền đình, từ đó giúp mọi người phòng tránh bệnh hiệu quả cũng như có biện pháp chữa trị kịp thời khi mắc phải.

Xem thêm:

  • Những thực phẩm nên và không nên ăn với người bị rối loạn tiền đình
  • Rối loạn tiền đình khám ở đâu tốt nhất?