5 cấp độ hăm tã, mẹ nên cẩn thận

Hăm tã ở trẻ tuy không nghiêm trọng và cũng khá phổ biến nhưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé trong giai đoạn đầu đời. Bài viết sau đây đề cập đến 5 cấp độ hăm tã, mẹ nên cẩn thẩn để chăm sóc bé được toàn diện nhất.

5 cấp độ hăm tã, mẹ nên cẩn thận 5 cấp độ hăm tã, mẹ nên cẩn thận

Hăm tã ở trẻ tuy không nghiêm trọng và cũng khá phổ biến nhưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé trong giai đoạn đầu đời. Bài viết sau đây đề cập đến 5 cấp độ hăm tã, mẹ nên cẩn thẩn để chăm sóc bé được toàn diện nhất.

5 cấp độ của hăm tã ở bé

Hầu như ít ai để ý để biết được hăm tã còn trải qua 5 giai đoạn khác nhau. Khi không được để ý, hăm tã sẽ tiến triển rất nhanh từ mức độ nhẹ nhất đến nặng nhất.

Bé bị hăm tã cấp độ 1: Mông, bẹn của bé ửng hồng hơn hẳn so với các vùng da bên cạnh, tuy nhiên chưa có dấu hiệu ẩm ướt. Bé bắt đầu cảm thấy ngứa.

Bé bị hăm tã cấp độ 2: Các vết ửng hồng chuyển sang màu đỏ sậm hơn, xuất hiện rải rác quanh vùng quấn tã của bé, có thể xuất hiện thêm mụn nhỏ hoặc không.

vicare.vn-5-cap-do-ham-ta-me-nen-can-than-body-1

Bé bị hăm tã cấp độ 3: Khoảng da bị tổn thương tiếp tục mở rộng và nhìn rõ ràng hơn. Cảm giác ngứa cũng tăng lên rõ rệt.

Bé bị hăm tã cấp độ 4: Nốt sần trên vết hăm lộ rõ, có thể đóng mủ, da hơi sưng, bé cảm thấy rất ngứa, rát và khó chịu nên thường xuyên quấy khóc.

Bé bị hăm tã cấp độ 5: Vết hăm rất đỏ, da sưng lên, phù nề, mủ nhiều, khi bé gãi sẽ vỡ ra và rất đau đớn.

Mẹ làm gì khi phát hiện trẻ bị hăm tã?

Nhận diện dấu hiệu bé sắp hoặc đã bị hăm tã

Cũng như nhiều bệnh khác ở trẻ, hăm tã có những dấu hiệu rất đặc trưng như sau:

- Vùng da mặc tã (mông, hậu môn, bẹn) sưng nề, ửng đỏ.

- Bé tỏ ra khó chịu, quấy khóc, phản kháng lúc thay tã.

- Lúc này, mẹ cần quan sát xem bệnh đã diễn biến ở cấp độ nào.

- Thông thường, thời điểm mẹ nhận diện được đây là hăm tã thì bệnh đã ở cấp độ 3 rồi.

- Mẹ có thể dùng nhiều cách trị hăm tã cho bé tại nhà khi bệnh ở cấp độ 1 – 4. Trường hợp bé bị hăm tã nặng (cấp độ 5), kèm theo mủ, rỉ nước thì mẹ cần mang bé đến bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị thích hợp.

vicare.vn-5-cap-do-ham-ta-me-nen-can-than-body-2

Xử lý nhanh khi phát hiện bé bị hăm tã

- Làm sạch vùng da bị tổn thương: Mẹ dùng khăn mềm lau sạch vùng da bị hăm của bé bằng nước ấm. Lưu ý: Lau thật nhẹ tay thôi mẹ nhé, hoặc thấy bé đau quá thì mẹ dùng khăn chấm chấm qua các vị trí sưng đỏ thôi cũng được. Sau đó mẹ dùng khăn mềm khô hoặc khăn giấy lau lại lần nữa.

- Để bé ở trần khoảng 30 phút – 1 tiếng: Cách này tuy đơn giản nhưng tại vô cùng hiệu quả, giúp da bé thông thoáng. Thời gian này mẹ có thể ngồi chơi, trò chuyện cùng bé để cải thiện tâm trạng khó chịu trước đó của bé. Con nít dễ bị phân tâm lắm. Đồng thời, mẹ quan sát bé và môi trường xung quanh để xác định nguyên nhân chính khiến bé bị hăm tã ghé thăm.

Xác định những nguyên nhân khiến bé bị hăm tã

Có rất rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh. Mẹ kiểm tra lần lượt các yếu tố mình liệt kê dưới đây nhé!

- Yếu tố bên ngoài

  • Quần áo quá chật, quá siết
  • Chất liệu vải (quần áo, nệm) cứng, thô
  • Mẹ không thay tã cho bé thường xuyên
  • Dị ứng với hóa chất trong tã giấy, bột giặt, khăn ướt.

- Yếu tố bên trong

  • Bé bị viêm da cơ địa, dễ mắc các bệnh ngoài da như bệnh chàm khô, sảy, bang,..
  • Các yếu tố di truyền

vicare.vn-5-cap-do-ham-ta-me-nen-can-than-body-3

Nhìn chung thì các yếu tố này làm da bé tiếp xúc với chất bẩn, gây kích ứng bề mặt da, mất cân bằng hệ vi khuẩn có lợi khiến da bé dễ bị tấn công.

Sau khi xác định được nguyên nhân, mẹ cách ly bé khỏi tác nhân gây bệnh. Động thái này khiến bệnh không có cơ hội tiến triển nặng thêm, để mẹ bắt tay vào chữa trị cho bé.

Lựa chọn cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh phù hợp

Cách trị hăm tã cho bé bằng phương pháp dân gian

Lá trà xanh

- Lấy một nắm lá trà xanh rửa sạch, đun sôi, để nguội.

- Dùng khăn mềm nhúng vào nước trà xanh để lau vùng bị hăm của bé.

- Lau khô lại với khăn mềm khô.

- Áp dụng 3 lần/ngày

Lá trầu, búp ổi hoặc lá ổi

- Lấy 3-4 lá trầu rửa sạch, đun sôi, để nguội.

- Dùng khăn mềm nhúng vào nước trầu rồi lau nhẹ nhàng vùng bị hăm

- Lau khô lại với khăn mềm khô.

- Áp dụng 3 lần/ngày, làm liên tục trong 1 tuần.

Lá khế

- Dùng một nắm lá khế rửa sạch, vẩy cho khô nước

- Giã lá khế cùng một ít muối, xong cho nước ấm vào chắt lấy nước

- Dùng khăn mềm nhúng vào nước này, vắt thật khô rồi chấm nhẹ vào vùng da bị hăm của bé

- Phương pháp dân gian đa số là dùng các loại lá, cây thuốc lành tính dễ tìm, nên an toàn cho da bé, đặc biệt phù hợp với cơ địa Việt Nam.

vicare.vn-5-cap-do-ham-ta-me-nen-can-than-body-4

Nhược điểm của phương pháp này là khâu chuẩn bị khá vất vả, không phải lúc nào mẹ cũng có đủ thời gian để đi tìm lá, chuẩn bị, túc trực để lau cho bé 3 lần mỗi ngày.

Phòng tránh hăm tã ở trẻ hiệu quả

Hăm tã không phải là một khái niệm xa lạ với các bậc cha mẹ, không quá khó khăn để chữa trị nhưng chỉ cần để tâm một chút, mẹ có thể giúp bé yêu tránh khỏi những khó chịu dai dẳng trong giai đoạn đầu đời.

- Dùng tã giấy chất liệu tốt, bề mặt thông thoáng, kích cỡ vừa vặn với cơ thể bé.

- Thay tã thường xuyên, trung bình 2-4 giờ/lần và không để lâu hơn 6 giờ.

- Vệ sinh da bé kỹ càng trước mỗi lần thay tã

- Dùng khăn bông thấm nước ấm lau sạch vùng da quấn tã sau khi bé đi vệ sinh và để da bé thông thoáng vài phút ngoài không khí trước khi quấn tã.

- Sử dụng thuốc mỡ chống hăm lành tính cho da bé cho mỗi lần thay tã.

- Không dùng phấn rôm thoa lên vùng hăm tã (bít lỗ chân lông bệnh càng nặng thêm)

- Thỉnh thoảng nên để bé “thả rông” để vùng mông, bẹn được thoáng khí.

- Dùng tã giấy vào ban đêm để thấm hút tốt (nhớ chọn loại chất lượng, không hóa chất kích ứng da)