5 cách mà cảm xúc điều khiển hành vi của bạn

Tôi đã trải nghiệm đủ nhiều để hiểu rằng không cần biết chúng ta nghĩ chúng ta có thể bình tĩnh, quan tâm và rộng lượng đến mức nào, thì nó cũng chỉ đủ để giúp chúng ta vượt qua mọi chuyện trong cuộc sống mà không để cho cảm xúc đưa chúng ta đi chệch đường thôi.

5 cách mà cảm xúc điều khiển hành vi của bạn 5 cách mà cảm xúc điều khiển hành vi của bạn

Nhưng đôi khi có những cảm xúc như giận dữ, sợ hãi, buồn bã, lo lắng, xấu hổ, tội lỗi, ghen tị có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn, khiến bạn làm những việc mà bình thường bạn không làm - như ăn hay uống quá nhiều hoặc ngủ hay nghỉ ngơi quá ít. Tôi chắc chắn các bạn đều hiểu tôi đang muốn nói gì: có thể chồng hay vợ, đồng nghiệp, con cái, sếp, bạn bè, người giúp việc, người bồi bàn, gia đình thông gia v.v... của bạn làm gì đó khiến bạn đau đầu. Những cảm xúc này giày vò bạn như thể có con ruồi chết tiệt cứ liên tục vo ve làm phiền xung quanh bạn vậy.

vicare.vn-cach-cam-xuc-dieu-khien-hanh-vi-cua-ban-body-1

Và điều đó xảy ra

Chế độ tự hủy diệt bật lên. Ý tôi không phải là tự hủy diệt kiểu tự cắt cổ tay hay gì đó, mà là, những hành vi đi ngược với hình tượng tốt đẹp của bạn. Dù là tự cắt cho mình một miếng bánh chocolate to (hay ăn thêm một miếng nữa), để cho bản thân ngủ hoặc uống rượu đến mức quên hết tất cả, thì chúng đều là những hành vi xấu và khiến bạn cảm thấy vô cùng xấu hổ vào ngày hôm sau.

Không thể thuyết phục chính mình thực sự muốn nói ra cảm xúc của mình để kết thúc và từ bỏ nó? Ok, vậy thì, hãy xem nó đóng vai trò như thế nào trong việc tàn phá sức khỏe của bạn nhé:

1. Luôn bị ám ảnh: Bạn không ngừng nghĩ về miếng bánh chocolate bảy tầng hay thêm một vài ly rượu nữa? Nghĩ về chúng sẽ khiến bạn cảm thấy muốn chúng nhiều hơn và thậm chí là kiên quyết phải có được chúng. Bạn càng nghĩ nhiều về chúng, thì bạn lại càng thuyết phục bản thân mình đạt được chúng. Chẳng có gì lạ cả, chỉ là một chút ám ảnh đã thổi bùng thêm cảm giác ham muốn của bạn thôi.

vicare.vn-cach-cam-xuc-dieu-khien-hanh-vi-cua-ban-body-2

2. Kiềm chế bản thân: Không tham gia vào bất cứ hoạt động giải trí gì như đan lát, trò chuyện, đi bộ hay gọi cho một người bạn thân, dù các nghiên cứu cho thấy rằng việc đi một quãng đường dài có thể kiềm chế những hành vi không mong muốn và giữ cảm xúc trong tầm kiểm soát. Vậy vì sao bạn bỏ qua sự thư giãn và để cảm xúc của bạn dẫn dắt bạn, đưa bạn đi?

vicare.vn-cach-cam-xuc-dieu-khien-hanh-vi-cua-ban-body-3

3. Không viết nhật ký: Chịu trách nhiệm cho hành động của mình chỉ xảy ra khi bạn có thể kiểm soát được chúng. Biết rõ mình đang cảm thấy như thế nào và điều gì khiến mình như thế sẽ khiến cho bạn càng hoàn hảo hơn, giúp bạn lên kế hoạch trước và bỏ qua được những sự cám dỗ. Chỉ vì một ai đó nói rằng, “Tôi viết, đó chính là tôi”, cũng không có nghĩa rằng bạn phải tin tưởng vào nó.

vicare.vn-cach-cam-xuc-dieu-khien-hanh-vi-cua-ban-body-4

4. Tránh xa tập thể dục thường xuyên: “Chẳng có lý do gì để vận động cho toát mồ hôi khi bạn đã toát mồ hôi vì cảm xúc của mình rồi”. Thường xuyên tập thể dục có thể giúp bạn điều chỉnh tâm trạng của mình, khiến bạn cảm thấy tự tin hơn vào bản thân, giúp bạn có sự quyết tâm mạnh mẽ hơn và kiểm soát sự ham muốn của mình. Vì sao bạn lại muốn để mặc nó trong khi bạn có thể tập thể dục để điều chỉnh cảm xúc của mình một cách đúng đắn?

vicare.vn-cach-cam-xuc-dieu-khien-hanh-vi-cua-ban-body-5

5. Đi ngủ trong lúc giận dữ: Điều đó có gì sai trong khi người ta nói rằng ngủ đủ giấc có thể giảm sự căng thẳng nào? Vậy vì sao trên thế giới đều chúc nhau có một giấc ngủ ngon và thư giãn?! Đi ngủ trong khi giận dữ sẽ giữ toàn bộ cảm xúc đó ở mức cao nhất đủ để khiến bạn cáu kỉnh, chán nản và không thể xử lý ngay cả những việc nhỏ nhất.

(Nguồn: www.healthywomen.org)