5 bí quyết giúp trẻ vượt qua khó khăn
Hầu hết các bậc cha mẹ đều hy vọng con cái mình sẽ trưởng thành cả về thể chất và trí tuệ. Họ hy vọng con trở thành người năng động, tháo vát; hy vọng con sẽ tiếp tục lớn lên từ những thăng trầm cuộc sống; hy vọng còn sẽ đứng lên từ thất bại, kiên trì và trở lên mạnh mẽ hơn. Cha mẹ muốn con phát triển hơn từ những khó khăn. Nhưng làm thế nào để trẻ có thể vượt qua khó khăn v...
5 bí quyết giúp trẻ vượt qua khó khăn
Hầu hết các bậc cha mẹ đều hy vọng con cái mình sẽ trưởng thành cả về thể chất và trí tuệ. Họ hy vọng con trở thành người năng động, tháo vát; hy vọng con sẽ tiếp tục lớn lên từ những thăng trầm cuộc sống; hy vọng còn sẽ đứng lên từ thất bại, kiên trì và trở lên mạnh mẽ hơn. Cha mẹ muốn con phát triển hơn từ những khó khăn. Nhưng làm thế nào để trẻ có thể vượt qua khó khăn và mạnh mẽ hơn? 5 cách sau đây sẽ giúp bạn.
1. Tạo sự tương tác Cha mẹ hãy nói với con: “Ngồi xuống”, “Làm bài tập về nhà đi con”, “Con hãy dọn phòng đi” để con tuân thủ thay vì để cho trẻ tự giác. Thông thường, nếu nói nhiều quá có thể khiến trẻ khó chịu. Vì vậy, điều đầu tiên bạn nên dạy cho con là sự tương tác. Làm thế nào để con bạn tham gia vào cuộc hội thoại ví dụ như đặt câu hỏi: “Tại sao con lại phải ngồi xuống? Tại sao con lại có nhiều bài tập về nhà? Tại sao con phải dọn phòng?” Bạn nên để trẻ có cơ hội đặt nhiều câu hỏi hay phản đối với sự ra lệnh vô cớ của bạn. Sau đó để trẻ hiểu được việc gì cần hợp tác và điều gì không, giúp trẻ có tính quyết đoán hơn.
2. Nâng cao tiêu chuẩn
Con trẻ là một bản sao của bạn, tất cả mọi thứ bạn làm, những gì bạn nói, cách bạn đối xử với người khác, con bạn đều làm giống như vậy. Đôi khi bạn mất kiểm soát cảm xúc trước mặt con, bạn không thừa nhận sai lầm của mình, đổ lỗi cho người khác hay hành động một cách lạnh lung, con bạn đều có thể làm theo. Những gì bạn mong đợi ở chính mình cũng là những gì bạn mong đợi ở con. Vì vậy, nếu bạn muốn con mình trưởng thành hơn, hãy là một hình tượng tốt cho con. Bạn có thể chỉ cho con cách đứng lên từ thất bại, cách đạt mục tiêu và không dừng lại cho đến khi đạt mục tiêu đó, chỉ cho con cách thiết lập các tiêu chuẩn. Sau đó, hãy khuyến khích con thực hiện các mục tiêu đó.
3. Trải nghiệm thực tế Trải nghiệm thực tế không phải là dùng điện thoại di động khi 9 tuổi, không phải là ở một ngôi nhà lớn có bể bơi, không phải chơi điện tử. Thực tế với phần lớn mọi người trên thế giới đơn thuần hơn họ nghĩ. Đó là thức ăn trên bàn, một ngôi nhà, quần áo mặc trên người. Một đứa trẻ lớn lên với tiêu chuẩn nhất định của cuộc sống, sẽ mong đợi tiếp tục chuẩn này và sống khi lớn lên. Tuy nhiên, điều này là không thể đối với hầu hết sinh viên tốt nghiệp đại học, những người phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp. Và đây là một cú sốc lớn đối với hầu hết những đứa trẻ lớn lên và có suy nghĩ rằng mọi người đều có nhà đẹp, xe đẹp và quần áo mới. Vì vậy, thay vì bao bọc bé từ thực tế khắc nghiệt này, hãy cho họ biết thực tế như thế nào. Hãy để họ thấy cuộc sống bên ngoài khi mà người làm tốt vẫn không có điện thoại di động, quần áo đẹp, xe đẹp và căn nhà lớn. Hãy để họ thấy rằng độ dẻo dai về tinh thần là biết sức mạnh của mình tồn tại bên trong chính bản thân người đó, chứ không được định nghĩa bởi những điều mà họ có.
4. Thể hiện lòng biết ơn
Richard Tedeshi và Lawrence Calhoun, hai nhà nghiên cứu đã tìm hiểu sự phát triển sau chấn thương của những người đã trải qua những chuyện vô cùng đau buồn và đứng lên mạnh mẽ hơn, tất cả có một điểm chung là sự biết ơn. Sự biết ơn cuộc sống là lòng biết ơn với cảm giác dường như mọi thứ sụp đổ nhưng cuối cùng lại trở lên tốt đẹp hơn. Để dạy trẻ em lòng biết ơn, hãy cho họ biết những điều tình nghĩa, chỉ cho con cách để tìm ra điều tích cực trong mọi tình huống để có thể tiếp tục đi tiếp.
5. Khả năng thích nghi
Theo Tim Harford, tác giả của cuốn sách “Thích ứng” viết rằng: Tại sao thành công luôn bắt đầu từ thất bại không chỉ với một cá nhân nào mà còn với công ty, doanh nghiệp. Các trường hợp thất bại thường có nguyên tắc thích ứng để phát triển, có khả năng chấp nhận rủi ro, sai lầm sau đó điều chỉnh cách tiếp cận dựa trên những sai lầm. Những người không biết chấp nhận rủi ro sẽ không phát triển, vì cảnh quan luôn thay đổi và những gì xảy ra hôm nay có thể sẽ không lặp lại vào ngày mai. Vì vậy, nếu chúng ta muốn thành công, chúng ta phải thích ứng. Nhưng để thích ứng được không phải việc đơn giản bởi vì sự thật là, những thứ đó không đi theo cách của bạn. Vì vậy, làm thế nào để bạn dạy cho trẻ em cách thích ứng? Bạn nên khuyến khích trẻ thử những điều mới, thậm chí đó có thể là một nguy cơ, để cho trẻ biết rằng những sai lầm có thể luôn xảy ra, nhưng chúng có thể học được từ những sai lầm đó. Cuối cùng, nếu bạn muốn dạy cho trẻ em cách thích ứng, hãy cho trẻ thấy cách bạn thích ứng với mọi thứ theo cách riêng của bạn.
Theo: www.psychcentral.com