5 bệnh nguy hiểm liên quan đến triệu chứng nhức mắt
Nhức mắt là hiện tượng thường gặp ở cả người già và người trẻ. Nhức mắt mỏi và tạm thời thường không đáng ngại. Tuy nhiên nhức mắt nặng có thể là dấu hiệu cảnh báo giúp bạn nhận biết sớm bệnh nguy hiểm ở mắt. Hãy tìm hiểu thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về triệu chứng bệnh này.
5 bệnh nguy hiểm liên quan đến triệu chứng nhức mắt
Mức độ nhức mắt
Nhức mắt có mức độ nặng nhẹ khác nhau thường phụ thuộc vào tình trạng và loại bệnh lý mắc phải. Hầu hết triệu chứng nhức mắt thường nhẹ kèm theo các triệu chứng chảy nước mắt hoặc mỏi mắt và một số có thể tự khỏi. Tuy nhiên một số có thể kéo dài dai dẳng hoặc bệnh tăng lên, cần được đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân nhức mắt
Có thể có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến đau nhức mắt như mất ngủ, căng thẳng, vi khuẩn, virus gây bệnh. Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh mà phương pháp điều trị và chăm sóc cũng khác nhau. Cụ thể nhức mắt có thể do một số nguyên nhân dưới đây:
- Mắt hoạt động và làm việc (nhất là sử dụng máy tính, điện thoại) trong thời gian dài. Từ đó mắt bị quá sức dẫn đến tình trạng đau nhức mắt
- Môi trường làm việc thiếu ánh sáng
- Dị ứng mắt
- Mắt bị đau nhức do tăng nhãn áp
- Vi khuẩn, virus hoặc tác nhân gây bệnh tấn công vào mắt, gây tổn thương mắt
5 bệnh liên quan đến triệu chứng nhức mắt
Đau nhức mắt có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn mắc một số bệnh dưới đây:
Viêm loét giác mạc do vi khuẩn
Đây là bệnh viêm loét và tổn thương do vi khuẩn có hại tấn công. Thường dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như mù lòa hoặc mất thị giác. Ngoài triệu chứng nhức mắt, bệnh nhân có thể có triệu chứng đau mắt cộm chói, sợ ánh sáng, chảy nước mắt. Ngoài ra có có cảm giác nhìn mờ hơn, có thể chỉ cảm nhận được ánh sáng
Viêm loét giác mạc do nấm
Nguyên nhân gây ra bệnh này là do nấm gây viêm giác mạc và hoại tử giác mạc.
Bên cạnh triệu chứng đau nhức, bệnh nhân có thể bị đau nhức mắt, sợ ánh sáng, chảy nước mắt và có thể kèm theo việc suy giảm thị giác.
Viêm giác mạc do Herpes
Mắt bị thâm nhiễm Herpes dẫn đến hoại tử gây mất tổ chức giác mạc. Từ đó dẫn đến tình trạng mắt bị đau nhức, mắt cộm, chảy nước và giảm thị lực nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ tổn thương.
Viêm màng bồ đào
Bệnh gây ra do màng bồ đào ở mắt bị nhiễm trùng hoặc gây độc do thuốc và tự miễn. Ngoài đau nhức mắt bệnh có có hiện tượng đỏ mắt, nhìn mờ hoặc có hiện tượng ruồi bay
Tăng nhãn áp mắt (bệnh glocom)
Nguyên nhân gây ra bệnh tăng nhãn áp do bất thường cấu trúc giải phẫu mắt, có thể do di truyền hoặc tổn thương. Dẫn đến dịch trong mắt ứa ra, không thoát ra ngoài được gây tăng áp lực lên mắt, làm mắt căng và nhức. Từ đó cũng gây áp lực và chèn ép lên dây thần kinh ở mắt, khiến mắt mất dần thị thực. Bệnh tiến triển dần dần, có thể tiến triển nặng dần, cuối cùng gây mù mắt.
Cách làm giảm đau nhức mắt
Trong trường hợp mắt bạn nhức ít, thường nhức sau khi làm việc máy tính hoặc điện thoại trong thời gian dài, bạn có thể sử dụng một số biện pháp sau đây:
- Massage mắt
- Nhắm mắt lại thư giãn,sau đó bạn có thể dùng hai đầu ngón tay massage mí mắt theo theo vòng tròn từ phía trên mí mắt xuống phía dưới liên tục( khoảng 5-10 phút).
- Tập thói quen nhìn xa
- Để cho đôi mắt thư giãn và bớt đau nhức khi làm việc với màn hình máy tính trong thời gian dài. Sau 30-45 phút làm việc bạn nên để đôi mắt thư giãn, hãy đưa tầm nhìn mắt ra xa và nhìn tập trung vào đó khoảng 30 giây.
- Tập đảo mắt và nháy mắt
Trong khi làm việc bạn có thể giúp mắt thư giãn bằng cách nháy mắt nhiều hơn. Ngoài có thể kết hợp đồng thời đảo mắt theo hình tròn và thực hiện ít nhất 2 lần mỗi ngày để giúp mắt thư giãn.
Trong trường hợp nhức mắt còn kèm theo một số triệu chứng như cộm mắt, nhìn mờ, đỏ mắt hoặc đau đầu. Bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa mắt uy tín để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Bác sĩ nhãn khoa có thể sẽ tiến hành khám toàn bộ mắt , kiểm tra thị lực thị lực, đo nhãn áp, và soi đáy mắt. Tùy vào trường hợp chẩn đoán và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật phù hợp.
Cách phòng ngừa nhức mắt
Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn phòng ngừa nhức mắt:
- Có một chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Đặc biệt chú ý bổ sung đầy những thực phẩm chứa acid béo omega -3, lutein, kẽm, vitamin C, E. Từ đó giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt và có một đôi mắt sáng khỏe mạnh. Ngoài ra chú ý sử dụng các chọn các loại rau màu xanh đậm như rau bina, cải xoăn, súp lơ xanh, trứng, đậu, cá biển, cam và các loại nước ép trái cây tươi...
- Tránh làm việc trong phòng tối: Ánh sáng tối làm cho mắt bạn phải điều tiết nhiều hơn, dẫn đến tình trạng mắt bị mệt mỏi mệt mỏi. Vì vây khi làm việc với máy tính hay thiết bị điện tử, bạn nên ngồi trong khu vực có nhiều ánh sáng, hoặc tốt nhất nên ngồi nơi có ánh sáng tự nhiên.
- Kiểm tra mắt định kỳ 1-2 lần mỗi năm. Bạn nên chủ động đi khám mắt định kỳ để kiểm tra thị lực, phát hiện và có biện pháp phòng ngừa sớm các bệnh liên quan đến mắt.
- Bảo vệ mắt: Đeo kính để tránh tác động trực tiếp của tia cực tím từ ánh nắng mặt trời, cũng như hạn chế khói bụi bay và các vật thể lạ bay vào mắt. Bên cạnh đó chú ý dùng kính bảo hộ khi làm việc trong môi trường độc hại hoặc các hoạt động dễ gây tổn thương mắt.
Xem thêm:
- Nhức mỏi mắt nên uống thuốc gì?
- Giảm đau nhức mắt bằng các cách đơn giản tại nhà
- Bị đau mắt đỏ phải làm sao nhanh khỏi?