4 mẹo dễ làm, hiệu quả để chữa nghẹt mũi khó thở

Hầu hết mọi người đều phải chịu đựng nghẹt mũi khó thở ít nhất một lần trong đời, thường gặp nhất là nghẹt mũi khó thở ở trẻ sơ sinh. Nghẹt mũi khó thở có thể do rất nhiều nguyên nhân và gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Thậm chí với nhiều người “nghẹt mũi khó thở kéo dài còn là “nỗi ám ảnh kinh hoàng”.

4 mẹo dễ làm, hiệu quả để chữa nghẹt mũi khó thở 4 mẹo dễ làm, hiệu quả để chữa nghẹt mũi khó thở

Hầu hết mọi người đều phải chịu đựng nghẹt mũi khó thở ít nhất một lần trong đời, thường gặp nhất là nghẹt mũi khó thở ở trẻ sơ sinh. Nghẹt mũi khó thở có thể do rất nhiều nguyên nhân và gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Thậm chí với nhiều người “nghẹt mũi khó thở kéo dài còn là “nỗi ám ảnh kinh hoàng”.

Vậy triệu chứng này liên quan tới bệnh lý gì? Nguyên nhân của bệnh là gì? Cách trị nghẹt mũi khó thở ra sao. Hãy cùng tham khảo một số thông tin dưới đây.

Nghẹt mũi khó thở là bệnh gì?

Nghẹt mũi khó thở là bệnh do dịch nhầy tiết ra và ứ đọng ở khoang mũi với lượng lớn, hoặc xuất hiện khối u trong mũi làm cản trở dòng lưu thông khí. Vì vậy kể cả người lớn nghẹt mũi thường đi kèm với triệu chứng khó thở.

Ngoài ra triệu chứng nghẹt mũi cũng báo hiệu cho chúng ta biết có thể một số cơ quan như tai, mũi, họng đang bị vi khuẩn hoặc tác nhân lạ xâm nhập. Bởi vì bình thường các cơ quan này chỉ tiết ra một lượng dịch nhầy vừa đủ để làm ẩm, làm ấm và diệt khuẩn. Tuy nhiên khi bị tấn công chúng tiết ra lượng dịch nhầy nhiều hơn dẫn đến gây ứ đọng, gây nên hiện tượng ngạt mũi khó thở.

Nguyên nhân nghẹt mũi khó thở?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng nghẹt mũi, khó thở. Tuy nhiên hầu hết đều là do tác nhân lạ hoặc gây hại tấn công niêm mạc mũi, gây phù nề niêm mạc hoặc bít các lỗ thông mũi. Ngoài ra lượng dịch nhầy tích tụ nhiều cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến các triệu chứng như nghẹt mũi, khó thở càng trở nên trầm trọng hơn.

Dưới đây điểm qua một số nguyên nhân gây nghẹt mũi:

  • Do cảm lạnh hoặc cảm cúm thông thường
  • Do dị ứng với phấn hoa, hoặc bất kỳ tác nhân nào tùy thuộc vào cơ địa từng người
  • Do thời tiết thay đổi đột ngột
  • Hít phải chất kích thích mạnh
  • Chấn thương vòm mũi hoặc chấn thương vùng mặt
  • Do khối u vòm mũi họng
  • Rối loạn nội tiết
  • Stress và lo lắng kéo dài
  • Do dị tật bẩm sinh hoặc có khối u ở mũi

Nghẹt mũi khó thở cũng là triệu chứng của một số bệnh dưới đây:

Polyp mũi

Polyp mũi là hiện tượng thoái hóa cục bộ một số tổ chức đệm ở niêm mạc mũi tạo ra các khối tế bào “thừa”. Những khối tế bào này liên kết lỏng lẻo hoặc chỉ đơn giản chứa dịch nhầy và tế bào máu. Triệu chứng chính của bệnh là nghẹt mũi nhiều và khó thở. Ngạt mũi càng ngày càng gia tăng do sự gia tăng kích thước của khối polyp.

Viêm xoang mũi dị ứng

Viêm xoang mũi dị ứng có thể xảy ra khi thời tiết thay đổi, khi bạn hít phải một số chất kích thích mạnh hoặc tác nhân dễ dị ứng như phấn hoa, thuốc lá... Những tác nhân này hầu hết là những yếu tố xâm “lạ” với cơ thể, do đó niêm mạc mũi hình thành cơ chế bảo vệ bằng phản ứng “dị ứng”. Ngoài triệu chứng nghẹt mũi, ngạt thở bệnh còn kèm theo hiện tượng hắt hơi, ngứa hoặc chảy nước mũi.

vicare.vn-4-meo-de-lam-hieu-qua-de-chua-nghet-mui-kho-tho-body-1

Viêm mũi xoang cấp

Viêm xoang mũi là hiện tượng mũi bị viêm do sự tấn công của vi khuẩn. Bệnh có các triệu chứng như sổ mũi, dịch mũi có màu vàng hoặc xanh bất thường. Ngoài ra mũi còn bị tắc nghẹt, có mủ trong hốc mũi kèm theo sốt và sưng nề vùng mặt.

Viêm mũi xoang mạn tính

Trong trường hợp viêm mũi xoang cấp tính, viêm mũi dị ứng không được điều trị kịp thời và triệt để sẽ dẫn tới bệnh mạn tính. Bệnh viêm mũi xoang mạn tính có thể gây đau nhức âm ỉ vùng mặt, ngạt mũi, khó thở. Đôi khi còn gây sốt, gây đau đầu do thiếu oxy cung cấp cho não hoặc gây mất tập trung và mệt mỏi.

Làm thế nào để trị nghẹt mũi ngay lập tức?

Nghẹt mũi và khó thở có rất nhiều nguyên nhân và biện pháp điều trị tùy thuộc vào từng loại bệnh mắc phải. Bệnh nhân khi bị nghẹt mũi, khó thở có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để giảm ngay cảm giác khó chịu.

Xịt mũi và rửa mũi

Rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý để làm giữ ẩm và làm sạch dịch nhầy trong mũi . Bạn có thể nhỏ dung dịch nước muối đẳng vào từng bên mũi, rồi sau đó xì nhẹ từng bên hoặc hút bớt dịch nhầy mũi. Cố gắng vệ sinh mũi sạch sẽ ít nhất 2 lần mỗi ngày trước và sau khi đi ngủ.

Xông hơi

Xông hơi bằng tinh dầu có thể giúp bạn thông mũi và đào thải dịch nhầy mũi ra ngoài. Bạn chỉ cần chuẩn bị một chậu nước nóng, nhỏ thêm vài giọt tinh dầu tự nhiên như tinh dầu bạc hà. Sau đó hít hơi xông nhiều lần đến khi bạn cảm thấy triệu chứng ngạt mũi và khó thở thuyên giảm.

vicare.vn-4-meo-de-lam-hieu-qua-de-chua-nghet-mui-kho-tho-body-2

Massage mũi nhẹ nhàng

Massage nhẹ nhàng vùng mũi, vùng xung quanh xoang mũi và trán cũng có thể làm dịu cơn nghẹt mũi. Việc xoa bóp này giúp làm nóng và mở đường thông khí, giúp giảm và phòng tránh bệnh nghẹt mũi.

Chườm mũi bằng khăn ấm

Việc chườm mũi bằng khăn ấm sẽ giúp các mạch máu lưu thông dễ hơn và làm cho việc thông khí tốt hơn. Bên cạnh đó khăn ấm cũng có thể làm loãng chất nhầy trong mũi giúp bạn cảm thấy thoải mái và bớt ngạt mũi hơn.

Để giảm thiểu các triệu chứng ngạt mũi bạn có thể áp dụng một hoặc đồng thời nhiều biện pháp trên.

Tuy nhiên cần lưu ý những biện pháp trên chỉ là biện pháp điều trị tạm thời. Phương án tối ưu nhất là bạn nên đến cơ sở y tế uy tín đến được khám và chữa bệnh kịp thời. Đặc biệt trong trường hợp ngạt mũi khó thở do dị ứng hoặc trường hợp viêm cấp tính, bởi vì nếu tình trạng này kéo dài bệnh có thể chuyển sang dạng cấp tính và rất khó điều trị.

Tùy thuộc vào tình trạng và triệu chứng, cũng như mức độ nặng hay nhẹ của tình trạng nghẹt mũi các bác sĩ sẽ áp dụng những phác đồ điều trị riêng cho từng loại bệnh . Thông thường với bệnh như viêm mũi dị ứng các bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng các thuốc chống dị ứng, giảm phù nề (corticoid). Với một số bệnh viêm mũi ,viêm xoang có thể kết hợp các thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Trong trường hợp bệnh nhân nghẹt mũi, khó thở kích thước khối polyp quá lớn, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ những khối “ thịt thừa” này ra khỏi mũi.

Xem thêm:

  • Cách bấm huyệt đơn giản để trị dứt cơn ho, hết nghẹt mũi
  • Top 10 loại thực phẩm cần tránh khi bị nghẹt mũi