4 điều tối kỵ bác sĩ nhãn khoa cảnh báo những ai đeo kính áp tròng

Kính áp tròng không còn xa lạ với chúng ta ngày nay. Chúng không chỉ là vật dụng thay cho chiếc kính mắt vướng víu mà những ai bị cần phải đeo mà còn là phụ kiện làm đẹp với nhiều mẫu mã đa dạng giúp đôi mắt trở nên đẹp và có hồn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, vì chúng tiếp xúc trực tiếp với mắt nên đặc biệt cần vệ sinh cũng như chăm sóc đúng cách. Không phải ai cũng biết điều này. Dưới đây là 4 điều tối kỵ bác sĩ nhãn khoa cảnh báo những ai đeo kính áp tròng.

4 điều tối kỵ bác sĩ nhãn khoa cảnh báo những ai đeo kính áp tròng 4 điều tối kỵ bác sĩ nhãn khoa cảnh báo những ai đeo kính áp tròng

Kính áp tròng không còn xa lạ với chúng ta ngày nay. Chúng không chỉ là vật dụng thay cho chiếc kính mắt vướng víu mà những ai bị cần phải đeo mà còn là phụ kiện làm đẹp với nhiều mẫu mã đa dạng giúp đôi mắt trở nên đẹp và có hồn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, vì chúng tiếp xúc trực tiếp với mắt nên đặc biệt cần vệ sinh cũng như chăm sóc đúng cách. Không phải ai cũng biết điều này. Dưới đây là 4 điều tối kỵ bác sĩ nhãn khoa cảnh báo những ai đeo kính áp tròng.

Những điều tối kỵ khi đeo kính áp tròng

Kính áp tròng được dùng trực tiếp tiếp xúc với mắt nên nếu sử dụng chúng không đúng cách có thể ảnh hưởng đến nghiệm trọng tới cấu trúc của đôi mắt. dưới đây là 4 điều tối kỵ bác sĩ nhãn khoa cảnh báo những ai đeo kính áp tròng.

1. Để nước tiếp xúc vào với kính áp tròng hoặc hộp đựng kính áp tròng

Kính áp tròng được vệ sinh bằng một loại dung dịch đặc biệt dành riêng cho loại này. Thường khi mua kính, người bán sẽ bán kèm cả hộp đựng thành 2 mắt riêng biệt (kính đeo bên trái, bên phải) mà nước dung dịch để ngâm.

Tác dụng của nước dung dịch vệ sinh kính áp tròng chuyên dụng giúp cho kính ở trạng thái tối ưu nhất khi đeo và giúp kéo dài tuổi thọ của kính.

Tuy nhiên, có nhiều người khi vô tình hết dung dịch và chưa kịp mua, sử dụng tạm bằng nước trắng thông thường để ngâm. Điều này là vô cùng nguy hiểm bởi:

Trong nước trắng khi lấy có thể chứa một vi khuẩn được gọi là Acanthamoeba và thường dính vào bề mặt tiếp xúc kính áp tròng và rất dễ lây nhiễm sang mắt của bạn. Điều này sẽ dẫn đến viêm giác mạc Acanthamoeba, và ngoài ra nó có thể gây ra tất cả các loại vấn đề xảy ra với mắt như đau mắt, đỏ mắt, cảm giác khó chịu như có vật gì đó cợn ở trong mắt, mờ mắt, dễ nhạy cảm với ánh sáng, hoặc chảy nước mắt quá nhiều...

Mặc dù bệnh viêm giác mạc Acanthamoeba có thể được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt kháng sinh nhưng tốt nhất bạn vẫn nên tránh ngay từ ban đầu để bảo vệ đôi mắt được khỏe mạnh.

2. Đeo kính áp tròng khi tiếp xúc trực tiếp với nước như tắm, đi bơi hoặc khi phải lặn dưới nước...

vicare.vn-4-dieu-toi-ky-bac-si-nhan-khoa-canh-bao-nhung-ai-deo-kinh-ap-trong-body-1

Nếu mắt cận quá nặng cần đeo kính để nhìn khi bơi thì bạn có thể hỏi ý kiến của bác sỹ nhãn khoa về việc đeo bên ngoài bằng kính râm để thuận tiện việc nhìn và bơi, tránh nước tiếp xúc trực tiếp vào mắt.

Việc đeo kính áp tròng khi đi tắm, đi bơi ở bể bơi, hồ bơi hoặc các nguồn nước khác cũng giống như việc bạn sử dụng nước để ngâm kính áp tròng như khuyến cáo trên vừa giải thích. Việc này có thể dẫn đến nhiễm trùng Acanthamoeba.

3. Không rửa tay trước khi đeo và tháo kính áp tròng ra

Nhiều bạn quen đeo kính áp tròng có thể dễ dàng dùng tay để đeo kính và tháo kính áp tròng. Tuy nhiên việc lấy tay trực tiếp tiếp xúc với bề mặt kính áp tròng sau đó lắp vào mặt rất dễ đưa vi khuẩn từ tay vào mắt. Chính vì vậy, nếu dùng tay, hãy rửa và vệ sinh tay bằng dung dịch, lau khô bằng khăn sạch trước khi thực hiện điều này. Ngoài ra bạn có thể mua dụng vụ để đeo kính để không cần dùng tay, tránh vi khuẩn có cơ hội sinh sôi.

Có thể bạn sẽ cảm thấy mất thời gian khi phải rửa tay mỗi lần đeo hoặc tháo kính áp tròng, nhưng việc làm này sẽ giúp bảo vệ mắt bạn khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.

Mặc dù không phải tất cả các vi khuẩn đều là tác nhân gây bệnh, có thể gây ra vấn đề với mắt của bạn, nhưng nó sẽ có một số có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mắt như gây ra nấm, viêm giác mạc, viêm đau giác mạc...

4. Đeo kính áp tròng đi ngủ

vicare.vn-4-dieu-toi-ky-bac-si-nhan-khoa-canh-bao-nhung-ai-deo-kinh-ap-trong-body-2

Kính áp tròng có nhiều ưu điểm hơn nhiều so với kính mắt thông thường nhưng khuyến cáo chỉ nên đeo kính áp tròng 7 tiếng 1 ngày. Vì vậy nếu đeo kính áp tròng qua đêm sẽ khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng mắt cao hơn. Dù sao kính áp tròng có 1 lớp màng bên ngoài bao phủ lấy giác mạc sẽ làm giảm lượng oxy, mắt không đủ lượng nước để bôi trơn mặt,đến mắt dẫn tới viêm giác mạc, mắt bị khô, nhạy cảm ánh sáng, trầy xước mặt,...

Người sử dụng kính áp tròng vốn dĩ có nguy cơ mắc các bệnh về mắt nhiều hơn so với người đeo kính thông thường. Ban đêm là thời gian mắt được nghỉ ngơi, vì vậy hãy tháo kính ra để mắt được “thư giãn”.

Trên là những điều tối kỵ khi đeo kính áp tròng mà bất cứ ai đang sử dụng kính áp tròng cần biết. Kính áp tròng giúp gương mặt trở nên sáng,đẹp hơn, tạo sự khác biệt tuy nhiên điều quan trọng nhất là đôi mắt được an toàn. Hãy chú ý chăm sóc mắt, sử dụng và vệ sinh kính áp tròng thường xuyên.

Xem thêm:

  • Những lưu ý khi đeo kính áp tròng, nếu biết rồi sẽ an toàn hơn cho bạn
  • Kinh nghiệm đeo kính áp tròng ban đêm Ortho-K cho người bị cận thị
  • Kính áp tròng - thời trang hay rước bệnh tật vào người?