4 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng nằm trong top 4 căn bệnh gây tử vong cao nhất thế giới. Theo thống kê của Bộ Y Tế, tính đến năm 2018 số lượng người bị bệnh đã lên tới 4 triệu người, mỗi năm có khoảng hơn 6 ngàn ca mới mới. Dưới đây là những điều cần biết về ung thư đại tràng để chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh.
4 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng nằm trong top 4 căn bệnh gây tử vong cao nhất thế giới. Theo thống kê của Bộ Y Tế, tính đến năm 2018 số lượng người bị bệnh đã lên tới 4 triệu người, mỗi năm có khoảng hơn 6 ngàn ca mới mới. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh để chủ động phòng ngừa và điều trị.
Phát hiện bệnh ung thư đại tràng qua các dấu hiệu sau
Với tỉ lệ tử vong lên tới 70%, bệnh ung thư đại tràng chỉ xếp sau ung thư phổi, dạ dày và ung thư gan về số người chết mỗi năm. Tuy nhiên theo các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, nếu phát hiện sớm bệnh này, tỉ lệ chữa khỏi có thể lên đến 90%. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng bệnh sau đây, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám, tư vấn kịp thời:
Rối loạn tiêu hóa thường xuyên
Người bệnh gặp phải tình trạng táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu... Đây là biểu hiện bệnh chung của các bệnh đường tiêu hóa và trong đó có ung thư đại tràng.
Ăn không ngon miệng, chán ăn, sụt cân, người mệt mỏi, suy nhược cơ thể
Đột nhiên bạn rơi vào tình trạng chán ăn, người sụt cân không rõ nguyên do, giảm cân bất thường, người luôn trong tình trạng lờ đờ, mệt mỏi... dù đã được nghỉ ngơi.
Đại tiện ra máu, phân màu đen, phân không thành khuôn
Nếu biểu hiện này kéo dài cả tuần không dứt kèm theo tình trạng đau đầu, chóng mặt thường xuyên, nguy cơ bạn bị ung thư đại tràng là khá cao.
Chảy dịch tại hậu môn
Triệu chứng của giai đoạn bệnh nặng, các khối u trong đại tràng phát triển lớn từ đó gây chèn ép đến các bộ phận xung quanh. Những chất dịch bị chèn ép sẽ ứ đọng và thoát ra ngoài bằng đường hậu môn.
Các đối tượng dễ bị ung thư đại tràng
Mặc dù nguyên nhân chính xác gây ung thư đại tràng vẫn chưa được công bố rõ ràng, có một vài yếu tố là tác nhân gây bệnh mà bạn cần biết:
- Những người bị viêm loét đại tràng, mắc bệnh Crohn, có tiền sử bị polyp đại tràng có nguy cơ bị ung thư đại tràng cao hơn so với những người không mắc phải
- Người có chế độ ăn uống không hợp lý: thích ăn thịt, lười ăn rau, thích đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, rượu bia... cũng nằm trong đối tượng dễ bị bệnh
- Những người sinh ra trong gia đình có bố mẹ, ông bà bị ung thư đại tràng thì khả năng mắc bệnh cũng tăng cao
- Những người bị bệnh tiểu đường, béo phì, lười vận động cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Các giai đoạn của bệnh
Ung thư đại tràng được chia thành 5 giai đoạn, phát hiện bệnh sớm, khả năng chữa khỏi bệnh càng cao và ngược lại.
- Giai đoạn sớm (1A): có thể chữa khỏi đến 90% - ở giai đoạn này khối u chưa phát triển ra ngoài lớp niêm mạc đại tràng do đó triệu chứng bệnh cũng không rõ ràng. Người bệnh chỉ có thể phát hiện khi đi tầm soát ung thư, khám sức khỏe tổng quát.
- Giai đoạn 2 (1B): khối ung thư đang trong thời gian phát triển, xuất hiện bên ngoài lớp niêm mạc đại tràng
- Giai đoạn 3: khối ung thư phát triển ở lớp niêm mạc và tràn qua thành đại tràng
- Giai đoạn 4: Khối ung thư ảnh hưởng đến các mạch bạch huyết
- Giai đoạn 4: khối ung thư tấn công các bộ phận khác của cơ thể như gan, phổi...
Làm thế nào để phát hiện bệnh?
Bạn cần thực hiện làm các xét nghiệm sau đây, từ đó có chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe:
- Xét nghiệm máu trong phân
- Thực hiện dịch vụ tầm soát ung thư
- Soi đại tràng
Đừng chủ quan và bỏ qua việc khám bệnh, bởi như đã phân tích ở trên, phát hiện bệnh càng sớm thì tỷ lệ chữa trị thành công càng lớn.
Cách dự phòng bệnh
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, các lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn xây dựng cho bản thân những thói quen tốt nhằm ngăn ngừa bệnh một cách tốt nhất.
- Tập thể dục thể thao: 30 phút tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày sẽ giúp bạn đẩy lùi hàng loạt các loại bệnh khác nhau, trong đó có ung thư đại tràng. Nghiên cứu này đã được chứng minh bởi viện ung thư quốc gia của Mỹ công bố hồi tháng 6 năm 2016 trên tạp chí JAMA Internal Medicine.
- Chế độ ăn uống: xây dựng lại thực đơn dinh dưỡng, tăng cường các thực phẩm như rau xanh, hoa quả, hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, nói không với bia rượu thuốc lá... sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tật một cách hiệu quả.
- Những người trên độ tuổi 40, 45 hoặc những người trong gia đình có tiền sử bị ung thư đại tràng cần đi khám sức khỏe tổng quát, sàng lọc ung thư ít nhất mỗi năm 1 lần.
Trên đây chúng ta vừa tìm hiểu các thông tin tổng quát về bệnh ung thư đại tràng. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh, từ đó biết cách chăm sóc bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình và người thân.
Xem thêm:
- Sẽ tầm soát ung thư đại trực tràng cho người dân Hà Nội thế nào?
- Chế độ ăn uống giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng