4 biểu hiện sởi ở trẻ em được Bác sĩ bệnh viện Nhi Trung ương chỉ rõ
Sởi là bệnh lành tính, tỷ lệ trẻ không có biến chứng, bệnh tự khỏi cũng khá cao. Để tránh tình trạng bệnh diễn biến nặng và có biến chứng nguy hiểm. Cha mẹ nên nắm rõ một số nguyên tắc điều trị sởi tại nhà cho trẻ. Thông tin chi tiết dưới đây sẽ giúp cha mẹ phát hiện sớm trẻ mắc bệnh sởi, để có hướng chăm sóc, điều trị đúng cách cho trẻ.
4 biểu hiện sởi ở trẻ em được Bác sĩ bệnh viện Nhi Trung ương chỉ rõ
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, lây lan rất nhanh từ người này sang người khác qua đường hô hấp. Đặc biệt với trẻ nhỏ sức đề kháng kém, tiếp xúc với môi trường mang bệnh, chưa được tiêm phòng sởi thì nguy cơ lây nhiễm rất cao. Biểu hiện sởi ở trẻ ban đầu là sốt, viêm đường hô hấp, viêm đường tiêu hóa, nổi ban đặc trưng... Và có thể kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách.
1. Bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương chỉ ra 4 biểu hiện sởi ở trẻ em
Trước khi có dấu hiệu của bệnh, trẻ mắc sởi có thời gian ủ bệnh từ 7- 21 ngày trước đó. Trẻ có thể có đầy đủ các dấu hiệu dưới đây.
- Trẻ sốt cao trên 39 độ
- Viêm long đường hô hấp trên, chảy nước mũi, ho có thể kéo dài trong suốt thời gian mắc bệnh, khàn tiếng, có hạt Koplik trong miệng
- Trong miệng xuất hiện đốm Koplik: ở bệnh nhân sởi không biến chứng, triệu chứng ban đầu gần giống với bệnh cúm. Sau hai ngày xuất hiện đốm Koplik trên niêm mạc miệng, sau đó có thể duy trì tới ngày thứ sáu. Các đốm này chỉ xuất hiện khi với người mắc bệnh sởi, nên đây cũng là dấu hiệu phân biệt khi khởi phát bệnh sởi với bệnh cúm thông thường.
- Hiện tượng chảy nước mắt, nước mũi, mắt kèm nhèm có gỉ, mí mắt sưng nề
- Ban mọc dần theo thứ tự từ đầu, mặt, cổ, sau đó xuống ngực và cánh tay, tiếp đến bụng, mông, đùi, chân. Trẻ hết sốt khi ban mọc tới chân và bắt đầu bay.
Ban bắt đầu mọc ở mặt, quanh chân tóc, trán. Mới đầu xuất hiện những nốt xốp màu đỏ, là những đốm nhỏ riêng biệt và hơi gồ lên. Sau đó nhanh chóng kết thành vài đám xốp rộng. Các đốm đỏ đã nhân lên gấp nhiều lần và gắn kết với nhau, khó phân biệt được từng đốm.
Khi ban bắt đầu bay đi, các đốm đỏ bắt đầu nhạt dần từ mặt sau đó nhạt dần xuống các phần còn lại của cở thể.
Bệnh sởi thường gặp ở trẻ nhỏ, người có miễn dịch kém, dễ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, tiêu chảy... có thể gây nên tử vong.
2. Điều trị sởi tại nhà cho trẻ đúng cách, làm giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm, tránh lây lan bệnh.
Bệnh sởi thường có diễn biến nhanh và nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu trước đây bệnh sởi chỉ hay xảy ra vào mùa đông xuân. Thì trong những năm gần đây bệnh sởi có thể xảy ra quanh năm. Do bệnh lây truyền qua đường hô hấp, dịch tiết mũi họng của người mắc bệnh qua nói chuyện, ho, hắt hơi, nói chuyện theo không khí thoát ra môi trường. Nên bệnh rất dễ lây lan, nhất ở những nơi đông người như nhà trẻ, trường học, bệnh viện, khu dân cư đông đúc... Và rất dễ trở thành dịch.
Hiện nay, bệnh sởi vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Cách điều trị thông thường là cải thiện triệu chứng, lưu ý đến chế độ ăn và vệ sinh cá nhân của người bệnh. Cụ thể cha mẹ cần lưu ý các vấn đề sau:
- Cách ly trẻ bệnh với trẻ bình thường. Người chăm sóc trẻ nên đeo khẩu trang, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc hoặc chăm sóc trẻ.
- Cha mẹ nên theo dõi trẻ thường xuyên, và uống thuốc hạ sốt khi sốt trên 38.5°C hoặc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Vệ sinh mắt,mũi sạch sẽ cho trẻ hàng ngày, bằng cách nhỏ mắt bằng nước muối 0,9% ngày 3 lần, hạn chế tối đa việc dụi mắt, mũi.
- Trẻ bị sởi thường ngứa ngáy, khó chịu. Tắm hoặc lau người, thay quần áo hàng ngày, giúp vệ sinh thân thể sạch sẽ, nhưng tránh để trẻ bị lạnh. Cắt móng tay tránh trẻ gãi làm chày xước da.
- Đảm bảo môi trường dưỡng bệnh của trẻ phải thông thoáng, sạch sẽ tránh quan niệm kiêng nước, kiêng gió có thể khiến cho bệnh thêm trầm trọng hơn.
- Chế độ ăn uống cha mẹ cũng nên đặc biệt lưu ý: thức ăn chế biến dễ tiêu, cho trẻ ăn làm nhiều bữa nhỏ. Trẻ bú mẹ tiếp tục cho bú, với trẻ trên 6 tháng tuổi kết hợp thêm chế độ ăn dặm hợp lý.
- Chế độ ăn không cần kiêng khem, chỉ cần lưu ý không nêm các gia vị khiến trẻ khó tiêu. Trẻ lớn cần đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, nước hoa quả chứa nhiều vitamin A.
- Nên bổ sung thêm kẽm bằng đường uống cho trẻ trong trường hợp trẻ bị biến chứng tiêu chảy, viêm phổi.
Ngoài ra, sởi có thể gây các biến chứng về mắt ở trẻ. Để bảo vệ mắt nên dự phòng thiếu vitamin A và bổ sung cho trẻ theo liều khuyến cáo:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Uống 50.000 đơn vị / ngày x2 ngày liên tiếp.
- Trẻ từ 6- 12 tháng tuổi: Uống 100.000 đơn vị / ngày x2 ngày liên tiếp.
- Trẻ trên 12 tháng tuổi và người lớn: Uống 200.000 đơn vị/ ngày x2 ngày liên tiếp.
- Trong trường hợp thiếu Vitamin A lặp lại sau 4-6 tuần.
3. Trường hợp nào đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám?
Nếu trẻ có các dấu hiệu sau, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, đánh giá và tư vấn:
- Trẻ sốt cao liên tục 39-40°C
- Trẻ có dấu hiệu khó thở, thở nhanh.
- Mệt mỏi, không chơi, lơ mơ, không ăn uống gì
- Đã phát ban toàn thân mà vẫn không cắt sốt
Bệnh sởi thường lành tính tuy nhiên lại dễ biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm phổi, tiêu chảy... là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong. Do vậy cách phòng tránh sởi hiệu quả nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh. Lịch tiêm thường áp dụng mũi một khi trẻ 9 tháng tuổi tác dụng bảo vệ được 85%. Trẻ 18 tháng tuổi được tiêm mũi 2 thì tác dụng bảo vệ lên tới 95%. Những trẻ quá lịch tiêm chủng mà chưa mắc bệnh sởi nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm bổ sung. Đây cũng là cách hữu hiệu phòng ngừa nguy cơ dịch bệnh bùng phát.
Đối với trẻ 9 tháng tuổi tiêm mũi 1 thì hiệu quả bảo vệ đạt được 85%.Tiêm mũi 2 khi trẻ 18 tháng tuổi, hiệu quả bảo vệ tăng lên thành 95%. Tất cả những trẻ đã quá lịch tiêm chủng mà chưa bị mắc sởi thì nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm chủng đầy đủ. Đây cũng là cách để phòng nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Thông tin tham khảo:
- Bệnh sởi ở trẻ em: Phát hiện các dấu hiệu sớm và Cách chăm sóc tại nhà
- Dịch sởi có nguy cơ bùng phát dịp Tết
- Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh sởi và cách chăm sóc tại nhà cha mẹ cần biết