3 “thủ phạm” gây tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh
Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh là tình trạng nấm miệng thường gặp ở trẻ. Thực tế tất cả mọi người đều có loại nấm này trong miệng tuy nhiên trẻ sơ sinh thường phát triển bệnh do hệ miễn dịch còn yếu và vệ sinh răng miệng. Dù bệnh không nguy hiểm, tuy nhiên có thể gây nhiều khó chịu cho trẻ và hay bị cha mẹ bỏ qua nếu không để ý kĩ.
3 “thủ phạm” gây tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh
Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh là tình trạng nấm miệng thường gặp ở trẻ. Thực tế tất cả mọi người đều có loại nấm này trong miệng tuy nhiên trẻ sơ sinh thường phát triển bệnh do hệ miễn dịch còn yếu và vệ sinh răng miệng. Dù bệnh không nguy hiểm, tuy nhiên có thể gây nhiều khó chịu cho trẻ và hay bị cha mẹ bỏ qua nếu không để ý kĩ. Vậy trong bài viết này hãy cùng HoiBenh đi tìm hiểu về đặc điểm và các xử lý khi trẻ bị tưa lưỡi nhé.
Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh là gì?
Tưa lưỡi – hay nấm lưỡi hoặc nấm miệng - là bệnh nhiễm nấm ở miệng, do nấm men Candida albicans gây ra. Nó là bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh dưới hai tuổi.
Trẻ hiếm khi bị tưa lưỡi trong tuần đầu tiên sau khi sinh. Bệnh phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh khoảng bốn tuần tuổi. Trẻ lớn hơn cũng có thể mắc bệnh, tuy nhiên ít phổ biến hơn. Một số trẻ có thể mắc bệnh lặp đi lặp lại.
Triệu chứng của tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh
Không phải tất cả trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi sẽ có những triệu chứng dưới đây.
Mảng trắng ở lưỡi và miệng
Ở trẻ sơ sinh, các triệu chứng của bệnh tưa lưỡi có thể xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng hoặc mảng trong và xung quanh miệng của trẻ.
Các mảng trong miệng trẻ có thể có màu vàng hoặc màu kem, giống như phô mai. Chúng cũng có thể gộp lại để tạo ra các mảng lớn hơn.
Vị trí thường gặp của các mảng trắng: trên nướu/trên vòm miệng/bên trong má
Bạn không thể dễ dàng cạo các mảng này. Các mô bên dưới sẽ có màu đỏ và thô. chúng cũng có thể bị rỉ máu. Các mảng trắng đa phần không ảnh hưởng tới trẻ.
Các triệu chứng khác
Các dấu hiệu và triệu chứng khác của bệnh tưa lưỡi ở trẻ là:
- Nước bọt có màu trắng đục
- Quấy khóc
- Không chịu bú sữa
- Không tăng cân
- Mẩn ngứa
- Một số trẻ có thể tiết nhiều nước bọt hơn bình thường nếu chúng bị tưa lưỡi.
Nguyên nhân bệnh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh
Nấm Candida albicans
Tưa lưỡi do một loại nấm men có tên là Candida albicans. Những người khỏe mạnh cũng có loại nấm này trong miệng và nó thường không gây ra vấn đề gì.
Tuy nhiên, nếu mức độ nấm phát triển quá mức, niêm mạc của miệng trẻ có thể bị nhiễm trùng.
Hệ thống miễn dịch chưa trưởng thành
Hệ miễn dịch của trẻ còn chưa phát triển hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật, trong đó có nấm khoang miệng gây tưa lưỡi.
Bệnh tưa lưỡi phổ biến hơn ở trẻ sinh non (trẻ sinh trước 37 tuần mang thai) vì:
- Hệ thống miễn dịch của những trẻ này kém hơn bình thường
- Chúng không nhận được nhiều kháng thể của mẹ truyền cho
Kháng sinh
Nhiễm trùng tưa lưỡi cũng có thể xảy ra sau khi điều trị bằng kháng sinh. Điều này là do kháng sinh làm giảm mức độ vi khuẩn lành mạnh cạnh tranh với nấm trong miệng của trẻ, làm cho mức độ nấm tăng lên.
Nếu bạn đang cho con bú và đang dùng thuốc kháng sinh khi bị nhiễm trùng, mức độ vi khuẩn lành mạnh của chính bạn có thể bị ảnh hưởng, khiến bạn hoặc trẻ dễ bị nhiễm trùng tưa lưỡi. Ở trẻ sơ sinh, bệnh tưa lưỡi thường không phải do vệ sinh kém.
Điều trị tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh
Nhiễm trùng miệng ở trẻ sơ sinh thường có thể khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn lo ngại, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về cách xử lý.
Thuốc chống nấm
- Nếu bác sĩ quyết định trẻ cần được điều trị, trẻ sẽ được kê thuốc chống nấm miconazole, loại thuốc diệt nấm trong miệng.
- Liều miconazole sẽ thay đổi tùy theo tuổi của trẻ. Bác sĩ sẽ quyết định liều lượng chính xác cho trẻ và tư vấn về thời gian điều trị.
- Năm 2008, các nhà sản xuất miconazole khuyến cáo rằng thuốc dạng gel không còn được sử dụng ở trẻ nhỏ dưới bốn tháng tuổi, vì những rủi ro do bị nghẹn nếu không được sử dụng cẩn thận.
- Nếu nhiễm trùng chưa hết sau 7 ngày, hãy đến gặp bác sĩ một lần nữa. Họ có thể tiếp tục điều trị bằng miconazole trong 7 ngày nữa, hoặc có thể kê một loại thuốc chống nấm khác gọi là nystatin.
- Bác sĩ cũng có thể kê nystatin cho điều trị ban đầu, nếu trẻ không thể dùng miconazole.
Cách dùng thuốc Miconazole cho trẻ bị tưa lưỡi
- Miconazole gel được sử dụng cho trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên. Sử dụng ngón tay sạch, bôi gel, mỗi lần một ít, vào các khu vực bị nấm trong miệng. Để tránh nguy cơ bị nghẹn (mặc dù nguy cơ này thấp), đừng bôi quá nhiều thuốc cùng một lúc và đừng cố bôi thuốc vào phía sau cổ họng của trẻ.
- Nystatin là một loại thuốc lỏng (hỗn dịch thuốc). Bôi chất lỏng trực tiếp lên khu vực bị ảnh hưởng bằng cách sử dụng ống nhỏ giọt chuyên dụng đi kèm.
- Thời gian dùng thuốc: Bác sĩ sẽ cho bạn biết cần sử dụng bao nhiêu thuốc và liều sử dụng. Bất cứ loại thuốc nào được kê đơn sẽ có hiệu quả nhất nếu bạn sử dụng nó sau khi trẻ đã ăn hoặc uống. Bằng cách đó, thuốc sẽ tiếp xúc với các khu vực bị nấm trong miệng của trẻ lâu hơn.
- Tiếp tục sử dụng thuốc trong hai ngày sau khi mảng nhiễm trùng đã biến mất.
Phòng tránh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh
Trong hầu hết các trường hợp, không xác định được nguyên nhân gây nhiễm trùng tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh. Một số bác sĩ gợi ý rằng các bước dưới đây có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng:
- Nếu trẻ sử dụng núm vú giả, hãy khử trùng chúng thường xuyên cũng như bất kỳ đồ chơi nào được thiết kế để đưa vào miệng, chẳng hạn như vòng mọc răng.
- Nếu bạn cho trẻ bú bình, hãy khử trùng bình sữa và các thiết bị cho ăn khác thường xuyên.
- Một số bác sĩ cũng đề nghị cho trẻ uống nước tiệt trùng sau khi bú, để rửa sạch sữa còn sót lại trong miệng.
Xem thêm:
- Bày cách cho các mẹ chữa tưa lưỡi ở trẻ
- Nguy hiểm từ phương pháp tưa lưỡi truyền thống
- Cách vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh đề phòng tưa lưỡi