3 tháng tuổi: Trẻ sơ sinh biết làm gì?
Con cái chính là món quà quý giá nhất của những bậc làm cha, làm mẹ. Luôn dõi theo con từng ngày, chứng kiến những sự thay đổi dù là nhỏ nhất của con chính là ước muốn lớn nhất của bậc sinh thành. Khi 3 tháng tuổi trẻ sơ sinh biết làm gì? là thắc mắc của không ít người lần đầu được làm cha mẹ.
3 tháng tuổi: Trẻ sơ sinh biết làm gì?
Con cái chính là món quà quý giá nhất của những bậc làm cha, làm mẹ. Luôn dõi theo con từng ngày, chứng kiến những sự thay đổi dù là nhỏ nhất của con chính là ước muốn lớn nhất của bậc sinh thành. Khi 3 tháng tuổi trẻ sơ sinh biết làm gì? là thắc mắc của không ít người lần đầu được làm cha mẹ.
1. Trẻ bắt đầu biết kết nối giữa hành động và kết quả hành động.
Ví dụ, trẻ sơ sinh sẽ biết rằng khi cho tay vào miệng sẽ thấy thoải mái, cầm nắm đồ chơi sẽ làm đồ đó chuyển động...
2. Trẻ biết học cách chờ đợi
Không giống như trẻ sơ sinh vừa mới sinh sẽ khóc toáng lên khi đói, trẻ 3 tháng tuổi đến giờ ăn có thể nằm hoặc chơi trên giường một lúc. Còn có những trẻ vừa ăn vừa chơi, hoặc có thể ngừng bú, cười hoặc ê,a nói chuyện với người lớn.
3 tháng tuổi bé biết làm gì?
3. Trẻ biết phân biệt sự khác nhau trên khuôn mặt mọi người
Theo kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Micheal Lewis (Viện nghiên cứu về giáo dục New Jersey) khẳng định rằng: Trẻ 3 tháng tuổi bắt đầu biết ghi nhớ khuôn mặt con người và phân biệt sự khác nhau giữa khuôn mặt của người quen với khuôn mặt người lạ.
Trên thực tế cho thấy, trẻ bắt đầu biết “lạ”. Tức khi được người quen bế, ẵm, trẻ sẽ ngoan ngoãn, không khóc và đùa nghịch, mỉm cười. Tuy nhiên, nếu những người lạ mặt bế, ẵm, bé thường khóc.
4. Bé bắt đầu biết ghi nhớ các sự việc
Nếu trẻ nhỏ tuổi hơn thích nhìn mãi một vật, nhìn không biết chán thì ở trẻ 3 tháng tuổi lại không thích nhìn mãi một vật, một hình ảnh. Điều kì diệu là trẻ có thể nhớ được cha mẹ, những thành viên trong gia đình cũng như một số đồ dùng như bình sữa, đồ chơi...
Ví dụ, khi nhìn thấy bình sữa, hoặc đồ chơi, bé sẽ có những hành động như tỏ thái độ vui mừng, cử động chân tay, ngoài người và há miệng để bú.
5. Trẻ 3 tháng tuổi, trí não phát triển hơn
Để nghiên cứu sự phát triển trí não của trẻ, các nhà khoa học đã làm thí nghiệm bằng sóng điện từ. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên đã có sự thay đổi về trí não.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, ở độ tuổi này, các nếp nhăn trên vỏ não của bé đã phát triển tương đối hoàn thiện, cân đối các thành phần hóa học, cấu trúc các tế bào não cũng dần thay đổi.
Những phản xạ bản năng ở trẻ sẽ bắt đầu biết mất ở tháng thứ 3. Điều này cho thấy, não bộ của bé có thể điều khiển các cơ tốt hơn.
6. Bé đã biết cười
Ở giai đoạn 3 tháng tuổi này, cha mẹ luôn chìm đắm trong những nụ cười rạng rỡ của bé. Bên cạnh đó, trong các trò chơi, bé chủ động hơn, thường bắt trước những biểu cảm gương mặt của người chơi cùng. Trẻ còn bập bẹ và bắt trước những âm thanh của bạn.
7. Trẻ tập lẫy – ngóc đầu
Khi cơ thể bé cứng cáp hơn, mẹ không còn phải đỡ đầu bé nữa. Khi đặt bé nằm sấp, bé có thể tự nâng phần đầu và ngực của mình lên. Bé còn làm động tác như chống đẩy để tự lật ngửa mình mà dân gian hay gọi là “lẫy”.
Trẻ tập lẫy.
Mẹ nên làm gì để khuyến khích sự phát triển ở bé?
- Mẹ nhanh chóng phản ứng lại những tín hiệu của bé: Bé sẽ cảm thấy được an toàn và được yêu thương trước sự quan tâm kịp thời của cha mẹ.
- Khuyến khích bé vận động: Mẹ không nên bao bọc bé quá mức, cần khuyến khích bé vận động bằng cách tiếp tục cho bé nằm sấp để luyện tập những kỹ năng với và phát triển cơ bắp.
- Cần thường xuyên chú ý đến bé: Cha mẹ cần thường xuyên nói chuyện và âu yếm bé, mô tả việc bạn đang làm, đọc tên những vật quen thuộc. Mẹ có thể đọc sách hoặc cùng chơi với bé, khuyến khích bé tự lăn sang tư thế nằm ngửa.
3 tháng tuổi là mốc mà phát triển tương đối quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Mẹ luôn phải theo sát, để ý đến trẻ, cần phải biết cách khuyến khích và hỗ trợ trẻ phát triển.