3 nguyên liệu tự nhiên hỗ trợ trị bệnh nấm da đầu hiệu quả
Nấm da đầu gây nên rất nhiều phiền toái trong cuộc sống cả về thể chất, ngoại hình và làm chúng ta mất tự tin trong giao tiếp. Vậy phải làm gì khi phát hiện mình bị nấm da đầu? Hãy cùng HoiBenh đi tìm câu trả lời các bạn nhé.
3 nguyên liệu tự nhiên hỗ trợ trị bệnh nấm da đầu hiệu quả
Nấm da đầu gây nên rất nhiều phiền toái trong cuộc sống cả về thể chất, ngoại hình và làm chúng ta mất tự tin trong giao tiếp. Vậy phải làm gì khi phát hiện mình bị bệnh?
Nguyên nhân và triệu chứng nấm da đầu
Nguyên nhân
Nấm da đầu là một loại bệnh da liễu xuất hiện ở vùng da đầu. Bệnh khiến chúng ta bị ngứa, đầu tróc vảy, rụng tóc làm ảnh hưởng đến ngoại hình, chất lượng cuộc sống và khiến chúng ta mất tự tin trong giao tiếp. Những nguyên nhân gây nên nấm da đầu:
- Vệ sinh không sạch sẽ, lười vệ sinh vùng da đầu là nguyên nhân hàng đầu gây nên nấm da đầu. Bởi vì mồ hôi tiết ra, nó kết hợp với da chết, gàu ở da đầu tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây bệnh nấm da đầu.
- Gội đầu vẫn còn ẩm nhưng không sấy khô và đi ngủ luôn.
- Gội đầu bằng nước bẩn có chứa vi nấm.
- Tiếp xúc với động vật bị nhiễm vi nấm như chó, mèo có thể khiến vi nấm lây sang người và hình thành nên bệnh nấm da đầu.
- Bị lây nhiễm từ người khác do dùng chung khăn tắm, sử dụng chăn màn, quần áo chung,...
Triệu chứng
Những người bị nấm da đầu thường có biểu hiện sau:
- Gàu xuất hiện nhiều gàu.
- Da đầu ngứa.
- Đầu nổi mụn.
- Rụng tóc, tóc có thể rụng từng mảng trên da.
Khi nấm da đầu không được điều trị sớm và để kéo dài có thể dẫn đến tình trạng viêm, gây nên những đau đớn, khó chịu ở da đầu được gọi là Kerion. Kerion có đặc trưng chính là:
- Da đầu sưng phồng lên.
- Mủ xuất hiện trên da đầu và chảy màu vàng.
- Làm cho tóc rơi ra khỏi da đầu hoặc có thể dễ dàng kéo ra.
Phải làm gì khi phát hiện mình bị nấm da đầu?
Ngay sau khi phát hiện mình bị bệnh, những việc bạn cần làm ngay lập tức đó là:
- Xác định những đối tượng, vật dụng có thể bị nhiễm các bào tử nấm như lược, mũ, khăn, chăn gối mang đi khử trùng bằng thuốc tẩy hoặc có thể vứt bỏ nếu cần thực sự cần thiết (khi đồ quá cũ).
- Xác định trong gia đình có ai bị nấm da đầu không. Sau đó, hãy kiểm tra xem mình có dùng chung vật dụng (quần áo, khăn mặt, gối, chăn) gì với họ hay không. Nếu có, hãy chấm dứt ngay thói quen này. Ngay cả khi trong gia đình không có ai bị nấm da đầu, bạn cũng không nên dùng chung để tránh lây bệnh cho người khác.
3 nguyên liệu tự nhiên hỗ trợ trị bệnh nấm da đầu
Bồ kết
Trong bồ kết có chứa saponin giúp làm sạch da đầu cực kỳ hiệu quả. Lấy tầm 2 đến 3 quản bồ kết, đem nướng rồi đun với nước cho đến khi sôi thì tắt bếp. Đợi nước nguội hoặc ấm thì gội đầu. Trước khi gội, bóp nát bồ kết vào trong nước sẽ giúp các tinh chất hòa tan trong nước và thẩm thấu vào da đầu dễ dàng hơn. Cuối cùng, gội lại đầu bằng nước sạch sau khi gội bồ kết.
Lá ổi non
Đun lá ổi non trong nước, đun sôi khoảng 20 phút rồi tắt bếp, đợi nước nguội hoặc ấm rồi gội đầu. Sau khi gội đầu bằng nước lá ổi, bạn gội đầu lại bằng dầu gội dịu nhẹ để làm sạch đầu.
Muối
Muối vốn dĩ đã đóng vai trò là một chất khoáng khuẩn và chứa nhiều khoáng chất cho da như vitamin A, kẽm,..nên có tác dụng điều trị nấm da đầu cực rất tốt. Cách dùng muối để điều trị nấm ở da đầu:
- Bước 1: Gội đầu sạch với dầu gội đầu dịu nhẹ.
- Bước 2: Chuẩn bị 3 thìa muối, pha với nước rồi gội đầu thêm một lần nữa rồi ủ tóc trong vòng 30 phút.
- Bước 3: Gội đầu bằng nước sạch.
Bạn có thể chọn 1 trong 3 cách trên để điều trị nấm ở da đầu cho đến khi các triệu chứng của bệnh giảm đi rõ rệt.
Nấm da đầu hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu chúng ta có những thói quen tốt: không dùng chung đồ dùng hàng ngày (quần áo, khăn mặt), làm tóc khô trước khi đi ngủ, vệ sinh sạch sẽ vùng da đầu,.. Những thói quen này rất nhỏ nhưng có thể giúp chúng ta nói không với căn bệnh này.
Xem thêm:
- Bạn có biết cách phân biệt bệnh nấm da đầu và vảy nến da đầu?
- Dầu gội nào trị nấm da đầu tốt nhất hiện nay?
- Bạn có biết những sai lầm khiến bạn bị nấm da đầu?