3 loại vắc xin viêm não phổ biến nhất hiện nay là những loại nào?

Viêm màng não có thể để lại những di chứng suốt đời cho trẻ. Viêm màng não do nhiều chủng vi khuẩn gây ra các bệnh viêm não khác nhau như viêm não mô cầu, viêm não phế cầu, viêm não do vi khuẩn HIB,... . Tuy nhiên, hiện nay đã có vắc xin viêm não phòng bệnh này. Cùng HoiBenh tìm hiểu xem 3 loại vắc xin viêm màng não phổ biến nhất hiện nay.

3 loại vắc xin viêm não phổ biến nhất hiện nay là những loại nào? 3 loại vắc xin viêm não phổ biến nhất hiện nay là những loại nào?

1. Vắc xin viêm não mô cầu AC và vắc xin viêm não mô cầu BC

Loại vắc xin viêm não đầu tiên phải kể đến là vắc xin ngừa viêm não mô cầu AC và vắc xin viêm màng não mô cầu BC.

Viêm não mô cầu là bệnh bất cứ ai cũng có thể mắc cũng có thể mắc bệnh, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Hơn nữa, bệnh viêm não – viêm màng não do vi khuẩn não mô có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng não, thậm chí có thể dẫn đến phù não, tổn thương thần kinh trung ương và tăng áp suất não sọ của phù não gây ra tử vong. Bệnh viêm não mô cầu diễn tiến rất nhanh có thể gây tử vong trong vòng 24 giờ nếu bệnh nhân không được điều trị tích cực.

Ngoài ra, hiện trên thế giới vi khuẩn gây viêm não mô cầu đã được phát hiện có tới 13 chủng. Tuy nhiên, ở Việt Nam các loại vi khuẩn gây viêm não mô cầu nguy hiểm nhất là các chủng A, B, C. Do vậy bạn cần cho trẻ tiêm ngừa cả 2 vắc xin phòng viêm não mô cầu AC và viêm não mô cầu BC. Hai loại vắc xin viêm não này có hiệu quả bảo vệ trẻ khỏi bệnh viêm não mô cầu lên đến 90%.

vicare.vn-3-loai-vac-xin-viem-nao-pho-bien-nhat-hien-nay-la-nhung-loai-nao-body-1

Lịch tiêm vắc xin phòng viêm não mô cầu AC và BC như sau:

  • Vắc xin viêm não mô cầu AC: Vắc xin này có thể phòng ngừa bệnh não mô cầu do chủng A và chủng C được tiêm mũi đầu tiên đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên hoặc cho trẻ trên 6 tháng tuổi nếu như trẻ đã có tiếp xúc với người bệnh viêm não mô cầu và cần tiêm nhắc lại cho trẻ sau mỗi 3 – 5 năm.
  • Vắc xin viêm não mô cầu BC: Đây là loại vắc xin phòng ngừa bệnh viêm não mô cầu do chủng B và chủng C được tiêm cho trẻ từ 6 tháng trở lên và cần cho bé tiêm 2 mũi với khoảng cách giữa mũi tiêm là mũi thứ 2 cách mũi tiêm đầu 6 – 8 tuần.

2. Vắc xin viêm não do vi khuẩn phế cầu

Loại vắc xin viêm não phổ biến thứ hai hiện nay mà bạn cần tiêm cho con là vắc xin ngừa viêm não phế cầu.

Vi khuẩn phế cầu là vi khuẩn gây viêm màng não phổ biến ở người lớn tuổi cũng như ở trẻ em dưới 6 tuổi. Người mắc bệnh viêm não phế cầu có thể bị những di chứng rất nặng nề như bị lác mắt, mù mắt, điếc, câm, liệt một chi, liệt nửa người, liệt hai chi dưới, tổn thương dây thần kinh sọ não hay giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần, động kinh.

Loại vắc xin ngừa viêm não phế cầu phổ biến nhất hiện nay là vắc xin Synflorix với khả năng ngừa được 10 chủng vi khuẩn phế cầu.

vicare.vn-3-loai-vac-xin-viem-nao-pho-bien-nhat-hien-nay-la-nhung-loai-nao-body-2

Có 3 phác đồ khi tiêm vắc xin phòng viêm não phế cầu, bao gồm:

Phác đồ cho trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi:

  • Mũi 1: tiêm vào lúc trẻ được 2 tháng tuổi
  • Mũi 2: tiêm vào lúc trẻ được 3 tháng tuổi
  • Mũi 3: tiêm vào lúc trẻ được 4 tháng tuổi
  • Mũi nhắc lại: tiêm sau 6 tháng kể từ mũi tiêm thứ 3 của trẻ

Tuy nhiên, liều đầu tiên của phác đồ tiêm vắc xin viêm não do vi khuẩn phế cầu này có thể bắt đầu từ lúc trẻ được 6 tuần tuổi với khoảng cách giữa 3 mũi đầu tiên là 1 tháng và tiêm mũi nhắc lại sau 6 tháng cho bé kể từ mũi thứ 3.

Phác đồ cho trẻ từ 7-11 tháng trong trường hợp trẻ chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên cho trẻ
  • Mũi 2: Tiêm cách mũi đầu 1 tháng
  • Mũi nhắc lại: tiêm cách mũi thứ hai hai tháng và phải tiêm sau khi trẻ được 1 tuổi

Phác đồ cho trẻ từ 1 tuổi đến 5 tuổi với trẻ chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên của trẻ
  • Mũi 2: tiêm cách mũi đầu tiên 2 tháng

3. Vắc xin viêm não do vi khuẩn HIB

Vắc xin viêm não do vi khuẩn HIB cũng là một trong số những loại vắc xin viêm não phổ biến nhất hiện nay.

HIB là vi khuẩn rất nguy hiểm gây 2 bệnh nghiêm trọng là viêm phổi cũng như viêm màng não mủ ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

Vi khuẩn HIB có thể gây ra những biến chứng nặng nề cho trẻ bị mắc viêm màng não như di chứng thần kinh vĩnh viễn và tổn thương não, điếc, rối loạn tâm thần, trí tuệ sa sút, giảm khả năng học tập hay khó khăn khi vận động.

Hiện đã có vắc xin ngừa viêm màng não mủ do HIB rất hữu hiệu, bao gồm các loại vắc xin phòng bệnh do HIB sau:

  • Vắc xin Pentaxim 5 trong 1 có tác dụng phòng 5 bệnh gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván và bại liệt cũng như bệnh viêm phổi-viêm màng não do HIB.
  • Vắc xin Infanrix Hexa 6 trong 1 với khả năng phòng 6 bệnh bao gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm gan B cùng bệnh viêm phổi – viêm màng não do HIB.

Vắc xin Pentaxim, Infanrix Hexa được tiêm cho trẻ lúc bé 2, 3, 4 tháng tuổi và cần tiêm nhắc vào lúc trẻ 16-18 tháng tuổi. Ngoài ra, các loại vắc xin phối hợp sẽ giúp giảm số mũi tiêm cho bé cũng như tiết kiệm thời gian cho các bậc cha mẹ.

  • Vắc xin ngừa viêm não do HIB Quimi-Hib được dùng cho trẻ từ 2 tháng tuổi

Hiện nay ở Việt Nam thì chương trình tiêm chủng mở rộng hay dịch vụ đều có các vắc xin phối hợp 5 trong 1 như Quinvaxem và Pentaxim hoặc 6 trong 1 như Infanrix Hexa đều đã có thành phần HIB. Thế nên vắc xin Quimi-Hib ngừa tiêm màng não mủ chủ yếu được dùng làm vắc xin tiêm nhắc lại cho trẻ trên 1 tuổi, còn đối với những trẻ trên 1 tuổi đã được tiêm nhắc lại mũi thứ 4 bằng vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 thì không cần phải tiêm vắc xin Quimi-Hib cho bé nữa.

Các bệnh viêm não như viêm não mô cầu, viêm não phế cầu, viêm não do vi khuẩn HIB có thể để lại những di chứng rất nguy hiểm cho trẻ, do đó bạn nên cho bé tiêm phòng đầy đủ để đảm bảo bé được bảo vệ an toàn khỏi bệnh viêm não. Ngoài ra, bạn nên đưa bé đến tiêm chủng các loại vắc xin viêm não ở các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo trẻ về nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng của vắc xin cũng như được tiêm chủng đúng phác đồ.

Xem thêm:

  • Điều trị viêm màng não như thế nào?
  • Viêm màng não ở trẻ là bệnh như thế nào?
  • Viêm màng não do HIB ở trẻ em