3 loại nước rất tốt cho người mắc bệnh sốt xuất huyết nhưng bạn đã biết cách dùng đúng hay chưa?

Sốt xuất huyết là một bệnh nguy hiểm có tốc độ lây lan cao nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời. Không những vậy, dù đã xuất hiện từ hơn 2 thế kỷ nhưng đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh này. Vì thế, việc chăm sóc bệnh nhân để hỗ trợ bệnh tự khỏi là vô cùng quan trọng, đặc biệt là bù nước. Để biết người mắc bệnh sốt xuất huyết nên dùng gì để bù nước?

3 loại nước rất tốt cho người mắc bệnh sốt xuất huyết nhưng bạn đã biết cách dùng đúng hay chưa? 3 loại nước rất tốt cho người mắc bệnh sốt xuất huyết nhưng bạn đã biết cách dùng đúng hay chưa?

Sốt xuất huyết là một bệnh nguy hiểm có tốc độ lây lan cao nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời. Không những vậy, dù đã xuất hiện từ hơn 2 thế kỷ nhưng đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh này. Vì thế, việc chăm sóc bệnh nhân để hỗ trợ bệnh tự khỏi là vô cùng quan trọng, đặc biệt là bù nước. Để biết người mắc bệnh sốt xuất huyết nên dùng gì để bù nước? Hãy xem gợi ý dưới bài viết sau.

1. Các chất điện giải

Theo thông tin từ bác sỹ Phạm Thị Mai Ngọc, phó trưởng khoa Bệnh nghề nghiệp Đơn nguyên Xương Cơ Khớp của bệnh viện Thanh Nhàn, sốt xuất huyết có những biểu hiện chính như sốt cao và liên tục trong nhiều ngày, vì vậy bù chất điện giải cho bệnh nhân là cực kỳ cần thiết. Tuy nhiên, bạn phải bù chất điện giải như thế nào để đảm bảo hiệu quả tốt nhất?

Hiện nay, trên thị trường có hai dạng cung cấp điện giải chính là thuốc uống và viên nén sủi bọt. Tùy theo từng loại chế phẩm mà bạn có cách sử dụng khác nhau. Khi pha chất điện giải, bạn nên pha với nước đun sôi để nguội, không nên pha với sữa hay nước khoáng, nước trái cây, nước canh, đặc biệt là nước ngọt... và tuyệt đối không được cho thêm đường.

Bác sỹ cũng nhấn mạnh thêm, bạn không nên chia nhỏ gói thuốc và pha thành nhiều lần uống bởi nếu pha quá loãng muối thì nước sẽ không bù kịp còn quá loãng đường sẽ làm cơ thể kém hấp thu. Tuy nhiên, nếu pha quá đặc sẽ khiến cơ thể bị thừa muối và dẫn đến ngộ độc muối, làm tế bào tổn thương nặng hơn do thay đổi áp suất thẩm thấu, còn thừa đường sẽ gây bệnh tiêu chảy và khiến tình trạng mất nước nghiêm trọng hơn.

Nguy hiểm hơn, việc pha chất điện giải sai cách có khả năng để lại nhiều di chứng thần kinh không hồi phục. Đối với Oresol – một loại chất điện giải phổ biến – bạn nên pha 1 gói 2.75mg với 1000ml nước, khuấy đều đến khi hòa tan hoàn toàn. Oresol chỉ nên pha uống nay trong ngày và nếu thừa, phải đỏ bỏ bởi dung dịch này khi để lâu sẽ trở thành môi trường sống thuận lợi của nhiều vi sinh vật gây bệnh.

vicare.vn-3-loai-nuoc-rat-tot-cho-nguoi-mac-benh-sot-xuat-huyet-nhung-ban-da-biet-cach-dung-dung-hay-chua-body-1

2. Người mắc bệnh sốt xuất huyết nên dùng gì để bù nước? – Nước trái cây là một lựa chọn tốt

Cũng theo bác sỹ Phạm Thị Mai Ngọc, người sốt xuất huyết cần được cung cấp một lượng nước nhiều hơn hẳn so với người bình thường. Trong dân gian, người ta thường bù nước cho bệnh nhân bằng các loại nước trái cây tươi như nước cam, nước chanh, nước dừa... cực kỳ hiệu quả.

Bác sỹ Ngọc cũng giải thích thêm: nước ép chanh có khả năng đào thải độc tố do virus Dengue gây ra trong cơ thể và loại bỏ virus ra ngoài qua đường nước tiểu. Đồng thời, vitamin và dưỡng chất trong các loại trái cây cũng hỗ trợ tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch của bệnh nhân, kích thích quá trình hồi phục. Bên cạnh đó, vitamin C của cam, chanh, dừa... còn làm bền vững thành mạch cũng như giảm tình trạng xuất huyết.

Đặc biệt, nước dừa là loại nước lý tưởng dành cho bệnh nhân sốt xuất huyết bởi bên trong dừa có chứa đến 95% là nước, 5% còn lại là Carbohydrate, vitamin C, vitamin B protein, sắt, lipid, canxi, photpho và nhiều loại acid amin khác. Nước dừa có thể giải nhiệt và đào thải độc tố ra ngoài cơ thể, có chức năng cầm máu, lợi tiểu. Bên cạnh đó, vị ngọt tự nhiên và dưỡng chất trong nước dừa sẽ có tác dụng tiêu khát, hạ sốt, điều trị nhiều bệnh lý về tiêu hóa và đặc biệt là đẩy lùi sốt xuất huyết.

Trong những mùa cao điểm của sốt xuất huyết như hiện nay, nước dừa vừa là phương pháp phòng chống lại vừa là giải pháp bù nước hiệu quả. Tuy nhiên, khi uống, bạn chỉ nên uống trực tiếp nước dừa tươi, ăn cơm dừa. Đừng nên pha thêm cái gì vào trong nước dừa bởi chúng có khả năng là biến chất thành phần của loại nước này hoặc có ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

vicare.vn-3-loai-nuoc-rat-tot-cho-nguoi-mac-benh-sot-xuat-huyet-nhung-ban-da-biet-cach-dung-dung-hay-chua-body-2

3. Nước lọc

Nước lọc là loại nước xuất hiện nhiều nhất trong đời sống của chúng ta, đồng thời nó cũng là ứng cử viên sáng giá cho câu hỏi “Người mắc bệnh sốt xuất huyết nên dùng gì để bù nước?”. Theo bác sỹ Mai Ngọc cho biết, khi cơ thể bị sốt cũng đồng nghĩa với việc cơ thể của bạn đang ra sức chống chọi với virus/vi khuẩn, vì thế làm thân nhiệt tăng lên. Các enzyme trong tế bào và tế bào máu trắng lúc này sẽ có cường độ hoạt động cao hơn so với bình thường và vì thế sinh ra nhiệt. Chính vì thế, phương pháp tốt nhất để giúp cơ thể hồi phục là nghỉ ngơi và cung cấp nước – thật nhiều nước – cho nó.

Bác sỹ Ngọc cũng cho biết thêm: khi virus và vi khuẩn phát triển một cách mạnh mẽ cũng khiến tế bào mất nước, khiến hoạt động của chúng dần một kém đi. Ngay lúc này, nếu bạn bổ sung một lượng nước cần thiết vào, các tế bào sẽ có đủ khả năng và môi trường để hoạt động, đào thải độc tố do virus đem đến.

vicare.vn-3-loai-nuoc-rat-tot-cho-nguoi-mac-benh-sot-xuat-huyet-nhung-ban-da-biet-cach-dung-dung-hay-chua-body-3

Bài viết này đã giải đáp cho bạn đọc vấn đề người mắc bệnh sốt xuất huyết nên dùng gì để bù nước và cách để những giải pháp này phát huy hết tác dụng. Bên cạnh chế độ chăm sóc, gia đình của bệnh nhân cũng cần chú ý phát quang và giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ để hạn chế sự lây nhiễm bệnh từ muỗi vằn.

Xem thêm:

  • Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết
  • Cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết vào mùa hè
  • Chế độ ăn uống cho người bệnh sốt xuất huyết